Cần xây dựng và hoàn thiện hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 100 - 106)

1.1 .Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

3.3.5. Cần xây dựng và hoàn thiện hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông

Tín dụng

Hiện nay, Trung tâm thơng tin Tín dụng CIC tồn tại và cung cấp cho các NHTM nhiều thông tin quan trọng của khách hàng. CIC là kênh thơng tin hữu ích cho NHNN trong hoạt động thanh tra giám sát, đồng thời hỗ trợ các TCTD trong việc ngăn ngừa rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, Trung tâm Thơng tin Tín dụng CIC vẫn cịn tồn tại một số hạn chế trong hoạt động cung cấp thơng tin xếp hạng tín nhiệm của khách hàng gây khó khăn cho việc ra quyết định cấp tín dụng của các NHTM. Vì vậy, NHNN cần đưa ra những biện pháp nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm thơng tin Tín dụng CIC như:

 Cần đưa ra quy chế mới nhằm đổi mới cơ chế thu thập và cung cấp thơng tin, cập nhật thơng tin tín dụng một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời đáp ứng tốt nhu cầu của các TCTD. CIC cần tập trung thông tin khách hàng từ các chi nhánh của các TCTD, trở thành đầu mối thơng tin cho hoạt động tín dụng trong cả nước.

 Tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động theo hướng tăng cường chặt chẽ quản lý nhà nước và phát triển mạnh dịch vụ, thương mại; tăng cường đào tạo chuyên sâu cho cán bộ nghiệp vụ, có kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ chuyên gia phân tích đánh giá các hoạt động kinh tế theo ngành, theo lĩnh vực hoạt động khác nhau. Mặt khác, CIC cần đẩy mạnh khai thác sử dụng thông tin vào quản lý nhà nước của NHTW, thanh tra, giám sát bảo đảm an toàn hệ thống; phân tích, tổng hợp tình hình kinh tế địa phương, biến động của các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vay lớn, nhà đầu tư nước ngồi, khách hàng vay vốn ra ngoài địa bàn.

 Đưa ra nhiều chính sách, biện pháp mạnh để xử phạt hành chính trong lĩnh vực ngân hàng đối với các tổ chức, cá nhân làm sai, không chấp hành đúng quy định cung cấp và khai thác sử dụng thơng tin.

Ngồi ra, NHNN nên khuyến khích việc xây dựng các Trung tâm thơng tin Tín dụng tư nhân nhằm tạo ra mơi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, hồn thiện hơn hệ thống thơng tin tín dụng ở Việt Nam.

3.4. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Cơ quan ngang bộ 3.4.1. Giải pháp từ phía Chính phủ

Chính phủ phải tạo ra khung pháp lý hoàn chỉnh giúp cho ngành Ngân hàng có thể phát triển bền vững. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần theo dõi, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của NHNN, yêu cầu NHNN phải thường xuyên báo cáo với Chính phủ về những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của ngành Ngân hàng trong từng thời kỳ.

Chính phủ phải thường xuyên quan tâm, theo dõi sự phát triển của các ngành nghề, doanh nghiệp trong xã hội nhằm đưa ra những chính sách, phương hướng hoạt động đúng đắn cho ngành Ngân hàng, định hướng cho NHNN có những chính sách, hoạt động cụ thể nhằm phát triển ngành phù hợp với cơ chế thị trường.

3.4.2. Kiến nghị đối với các Cơ quan ngang Bộ

Hiện nay, công tác đào tạo sinh viên chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng cịn tràn lan, khơng có trọng tâm, trọng điểm làm cho số lượng cử nhân kinh tế tốt nghiệp ngày càng nhiều nhưng khơng có chất lượng. Hàng năm, cả nước có khoảng 11.000 sinh viên chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tốt nghiệp ở 24 trường Đại học, 7.000 sinh viên ra trường ở 16 trường cao đẳng. Tuy nhiên, cứ 25 – 30 cử nhân ra trường thì chỉ có 1 người được vào làm đúng chuyên ngành. Kết quả này cho thấy Bộ Giáo dục trong thời gian tới cần có những chính sách nhằm hạn chế các cơ sở đào tạo ngành Tài

chính – Ngân hàng khơng đạt hiệu quả, ngăn chặn tình trạng sinh viên ra trường khơng đáp ứng được yêu cầu công việc của Ngành.

Luôn ln cải tiến chương trình đào tạo đáp ứng phù hợp với yêu cầu, tình hình thay đổi của xã hội, kiến thức được đào tạo trong nhà trường phải theo sát với thực tiễn. Cần tăng cường hơn nữa chính sách khen thưởng, khuyến khích các giảng viên thường xuyên đổi mới, cập nhật kiến thức, phương pháp giảng dạy, phương pháp quản lý sinh viên ngày một hiệu quả hơn.

Bộ Giáo dục cũng cần chú trọng hơn nữa việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu học hỏi, sáng tạo của sinh viên. Ngoài ra, phải tạo mọi điều kiện giúp sinh viên có thể tiếp cận nhiều hơn với thực tế trong thời gian thực tập, đào tạo các cử nhân ra trường có thể thích ứng nhanh với cơng việc được giao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Phương Nam không chỉ là nhiệm vụ của riêng mỗi ngân hàng mà cần phải có sự phối hợp của NHNN và các ban ngành liên quan khác. Ngân hàng Phương Nam trong thời gian tới cần đề ra những chiến lược cụ thể nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng thu nhập cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng cũng cần nâng cao năng lực quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của ngân hàng, nâng cao chất lượng tài sản và chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu, tăng thu nhập hoạt động tín dụng và tỷ trọng thu nhập hoạt động dịch vụ của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần quản lý tốt chi phí hoạt động kinh doanh, tiết giảm những chi phí khơng cần thiết, gia tăng hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của ngân hàng. Nguồn nhân lực của ngân hàng có chất lượng cao sẽ giúp nâng cao hiệu quả cơng việc, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và Ngân hàng Phương Nam nói riêng, NHNN cần thường xuyên đổi mới các quy định để phù hợp với từng thời kỳ hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, các quy định của NHNN cũng cần đồng bộ, thống nhất để các NHTM dễ dàng thực hiện. NHNN cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng, tạo điều kiện học hỏi, giúp nâng cao năng lực quản trị, điều hành và khả năng tác nghiệp, từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.

KẾT LUẬN

Dựa vào việc phân tích các nhân tố và các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Nam, tác giả đã đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phương Nam. Đầu tiên, Ngân hàng TMCP Phương Nam cần nâng cao hiệu quả công tác quản lý và năng lực tài chính của ngân hàng. Ngân hàng cũng cần phải thường xuyên phát triển hệ thống công nghệ thông tin, tăng cường các hoạt động marketing giới thiệu các sản phẩm dịch vụ rộng rãi đến mọi đối tượng khách hàng theo hướng nâng cao các dịch vụ truyền thống và phát triển các dịch vụ hiện đại áp dụng công nghệ, khoa học, kỹ thuật tiên tiến. Bên cạnh đó, Ngân hàng Phương Nam cũng cần chú trọng quản lý chất lượng tín dụng, khơng để nợ xấu tăng cao, có kế hoạch thu hồi trước hạn những khoản nợ xấu, có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro không thể thu hồi được. Ngân hàng trong thời gian tới cũng cần phát triển mạnh hoạt động dịch vụ, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến mọi tầng lớp khách hàng nhằm tăng tăng thu nhập cho hoạt động dịch vụ, vì đây là hoạt động mang lại thu nhập bền vững, ổn định và ít rủi ro cho ngân hàng.

Ngân hàng Phương Nam cũng cần thường xuyên đề ra những chính sách nhằm thu hút và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ cũng phải thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ và các ban ngành liên quan cũng cần theo dõi, bám sát tình hình phát triển, nợ xấu và các hoạt động đầu tư khác của Ngân hàng thương mại nhằm giúp NHTM phát triển bền vững, ổn định, tại tiền đề phát triển kinh tế ngày càng lớn mạnh hơn.

1. Cơng ty Chứng khốn Phú Gia (2011). Báo cáo phân tích ngành ngân hàng. 2. Cơng ty Cổ phần chứng khoán Bản Việt (2011). Báo cáo ngành ngân hàng, tháng 1/2011.

3. Cơng ty Cổ phần chứng khốn MHB (2009). Báo cáo phân tích ngành ngân hàng,

tháng 11/2009, tháng 11/2009.

4. Dương Hồng Phương (2013). Những cú huých dịch chuyển dần nhận thức và thói quen

dùng tiền mặt. Tạp chí Ngân hàng, số 16, tháng 8/2013, trang 1 – 5.

5. Đào Quốc Tính (2013). Đổi mới cơng tác thanh tra, giám sát và quản trị rủi ro thông

qua việc áp dụng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Tạp chí ngân hàng số 16, tháng

8/2013, trang 33 – 35.

6. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thông tin – truyền thông của ngành ngân hàng

Việt Nam trong điều kiện xã hội thơng tin hiện nay. Tạp chí Ngân hàng, số 16, tháng

8/2013, trang 41 – 42.

7. Lưu Hà Trung Kiên (2013). Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của hệ thống

Ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Kinh tế TP. Hồ Chí

Minh.

8. Nguyễn Nghĩa (2013). Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát

ngân hàng. Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, số 11, tháng 6/2013, trang 29 – 31.

9. Nguyễn Thành Nam, Học viện Ngân hàng (2013). Vấn đề xử lý nợ xấu tại các Ngân

hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Khoa học & đào tạo Ngân hàng số 135, tháng

8/2013, trang 1 – 8.

10. Nguyễn Văn Hà (2013). Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí ngân hàng số 20, tháng 10/2013, trang 26 – 31.

12. Trầm Thị Xn Hương, Hồng Thị Minh Ngọc (2012). Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại – Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

13. Trần Huy Hồng (2011). Giáo trình quản trị ngân hàng – Nhà xuất bản lao động xã hội.

14. Nguyễn Thị Kim Thanh (2013). Tiêu chí phát triển bền vững khu vực Ngân hàngViệt

Nam trong điều kiện hội nhập. Tạp chí ngân hàng, số 17, tháng 9/2013, trang 7 – 12.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

15. Abdel – Hameed M. Bashir, 2003. Determinants of profitability in islamic banks:

some evidence from the middle East.

16. Imad Z. Ramadan, Qais A. Kilani, Thair A. Kaddumi (2011). Determinants of Bank

profitability: Evidance from Jordan.

17. Khizer Ali, Muhammad Farhan Akhtar and Prof. Hafiz Zafar Ahmed (2011). Bank-

Specific and Macroeconomic Indicators of Profitability - Empirical Evidence from the Commercial Banks of Pakistan.

18. Muhammad Farhan Akhtar, Khizer Ali and Shama Sadaqat. Performance efficiency

of commercial banks of Pakistan: Nonparametric technique data envelopment analysis (DEA).

19. Rasidah Mohd Said and Mohd Hanafi Tumin (2011). Performance and Financial

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 100 - 106)