Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 44 - 47)

1.1 .Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương

2.2.1.2. Nhân tố chủ quan

Khả năng quản lý của Ngân hàng TMCP Phương Nam

Hiện nay, Hội đồng quản trị của Ngân hàng Phương Nam gồm có 11 thành viên; trong đó, có 02 thành viên Hội đồng quản trị là đại diện vốn góp của pháp nhân là cổ đơng chiến lược, cổ đông lớn và cổ đông truyền thống của Ngân hàng TMCP Phương Nam như: Ngân hàng UOB (Singapore) và Công ty TNHH Tropical Investments Việt Nam.

Ban Tổng Giám đốc gồm có 12 người làm nhiệm vụ thực thi đúng định hướng của Hội đồng quản trị đề ra. Tổng Giám đốc phân công nhiệm vụ điều hành cho từng Phó Tổng Giám đốc theo từng mảng hoạt động của Ngân hàng TMCP Phương Nam để xử lý cơng việc nhanh chóng và hiệu quả. Hội đồng quản trị Ngân hàng Phương Nam luôn chú trọng đến công tác đào tạo nguồn nhân lực. Ngay từ năm 2006, Ngân hàng TMCP Phương Nam đã thành lập Trung tâm Thực nghiệm đào tạo & Ứng dụng Ngân hàng (ATC) với mục tiêu đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên ngân hàng để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và thực hiện công việc hiệu quả, chính xác, giảm thiểu rủi ro.

Ngân hàng TMCP Phương Nam đã đưa hệ thống core-banking vào hoạt động từ năm 2005, kết nối online trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng TMCP Phương Nam và ngày càng được nâng cấp hiện đại nhằm cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích và hiện đại cho khách hàng.

Năm 2008, Ngân hàng TMCP Phương Nam đã thành lập Phòng Quản lý các chi nhánh với mục tiêu đảm bảo việc quản lý hoạt động của các đơn vị trong hệ thống Ngân hàng TMCP Phương Nam có chất lượng và đạt hiệu quả cao; Nâng cao, chuyên nghiệp hóa q trình thẩm định và xét duyệt tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phương Nam; Tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng trong công tác điều hành và quản lý các

9001:2000, Ngân hàng Phương Nam đã triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng 9001:2008 (là phiên bản mới nhất) nhằm nâng cao hơn nữa chính sách chất lượng của Ngân hàng Phương Nam đối với khách hàng. Năm 2009, Ngân hàng TMCP Phương Nam đã được Tổ chức Quốc tế Bureau Veritas Certification (B.V.C) trao Giấy chứng nhận ISO 9001:2008. Bên cạnh đó, Ngân hàng TMCP Phương Nam cũng nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ NHNN các cấp trong việc củng cố và phát triển hoạt động ngân hàng. Qua các đợt thanh tra, kiểm tra của NHNN, tập thể ban lãnh đạo và nhân viên ngân hàng đã rút kinh nghiệm và có những cải tiến, chấn chỉnh cần thiết đưa hoạt động ngân hàng từng bước phát triển ổn định.

Về cơ bản, thơng qua kết quả kiểm tốn nội bộ cho thấy: hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Phương Nam đã được thiết lập đầy đủ trong các nghiệp vụ tại Hội sở và tất cả các đơn vị; thường xuyên được đánh giá, cải tiến, bổ sung nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm sốt nội bộ, đảm bảo tính tn thủ và kiểm soát được rủi ro trong quá trình hoạt động, cụ thể: hệ thống kiểm sốt nội bộ của Ngân hàng Phương Nam hoạt động theo nguyên tắc đảm bảo: (i) khơng có cá nhân nào một mình thực hiện và quyết định một quy trình nghiệp vụ, các cán bộ, nhân viên thực hiện kiểm soát chéo lẫn nhau trong các hoạt động cấp tín dụng, kế tốn, giao dịch thanh toán, tiền gửi, kinh doanh tiền tệ, …(ii) việc phân cấp ủy quyền được thực hiện rõ ràng, minh bạch đối với từng lãnh đạo và nhân viên đúng theo quy định của ngân hàng Phương Nam; (iii) hạn mức rủi ro được quy định cụ thể đối với từng cá nhân, bộ phận trong quá trình thực hiện giao dịch.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, trình độ quản lý của Ngân hàng Phương Nam vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả cao. Ngân hàng vẫn chưa quản lý tốt chất lượng tín dụng, nợ xấu ngày càng tăng cao, lợi nhuận hoạt động tín dụng liên tục giảm trong thời gian gần đây. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Đặc biệt, trong những năm gần đây, lợi nhuận của

ngân hàng chủ yếu từ hoạt động kinh doanh chứng khốn, đây là khoản thu khơng bền vững, tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian sắp tới. Tóm lại, hệ thống quản lý của Ngân hàng Phương Nam còn tồn tại nhiều bất cập, chưa quản lý tốt hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, làm cho lợi nhuận ngân hàng ngày càng giảm mạnh, ảnh hưởng chung đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Ngân hàng TMCP Phương Nam

Ban kiểm sốt của Ngân hàng Phương Nam gồm có 03 thành viên. Ngân hàng Phương Nam đã xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm sốt nội bộ khá chặt chẽ thơng qua việc ban hành đầy đủ các văn bản, quy định hướng dẫn nghiệp vụ, thành lập Phòng Kiểm tốn nội bộ và duy trì Phịng Kiểm tra – kiểm sốt nội bộ & Pháp chế phù hợp với các quy định của NHNN. Ngồi ra, Ban kiểm sốt tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng quản trị và tham gia các cuộc họp mở rộng của Ban Điều hành. Ban kiểm soát cũng tham gia một số công tác khác theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông. Bên cạnh đó, Ban kiểm sốt cũng phối hợp với Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị trong việc thống nhất và phê duyệt kế hoạch kiểm tốn nội bộ hàng năm, từ đó chỉ đạo Phịng Kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm toán các hoạt động của ngân hàng nhằm ngăn ngừa những rủi ro để giúp Ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả.

Tuy nhiên, hệ thống kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng Phương Nam vẫn chưa phát huy hết vai trị và khả năng kiểm sốt các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Quá trình kiểm tra, kiểm soát chưa phát hiện và ngăn chặn kịp thời rủi ro tín dụng, làm cho nợ xấu của ngân hàng ngày càng gia tăng. Ban kiểm soát của Ngân hàng Phương Nam cũng khơng thực hiện tốt vai trị tư vấn cho các nhà quản trị, giúp các nhà quản trị đề ra những chính sách phát triển phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Các nhân tố khác ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Nam

Vốn chủ sở hữu giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, nó giúp nâng cao uy tín của NHTM trên thị trường, là cơ sở để thu hút nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư. Trong thời gian gần đây, nguồn vốn này của Ngân hàng Phương Nam cũng liên tục nhưng tốc độ tăng còn chậm, ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Khả năng cạnh tranh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phương Nam. Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Phương Nam còn khá nhỏ so với các NHTM lớn trên địa bàn, điển hình như Ngân hàng Á Châu hiện có khoảng 345 chi nhánh và phịng giao dịch, Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín khoảng 415 chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc… Tổng tài sản của Ngân hàng Phương Nam cũng còn khá thấp so với trung bình ngành, điều này cho thấy khả năng cạnh tranh của ngân hàng cịn thấp, gây khó khăn trong cơng tác tìm kiếm khách hàng mới, địi hỏi Ngân hàng Phương Nam phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong công cuộc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)