Tỷ lệ thu nhập cận biên của Ngân hàng TMCP Phương Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 62 - 67)

1.1 .Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương

2.2.2.6. Tỷ lệ thu nhập cận biên của Ngân hàng TMCP Phương Nam

Đơn vị tính: tỷ đồng. Năm Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Thu nhập lãi 996 1,889 2,297 3,933 8,458 9,370 Chi phí lãi 714 1,671 1,889 3,622 8,290 9,656 Tài sản Có sinh lãi

14,176 14,505 29,610 52,511 48,573 49,341

Hệ số lãi ròng biên tế (NIM) 1.99% 1.50% 1.38% 0.59% 0.35% -0.58%

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Phương Nam)

Hệ số lãi ròng biên tế của Ngân hàng Phương Nam liên tục giảm trong giai đoạn năm 2007 – 2011 và giảm xuống mức âm vào năm 2012 (-0.58%). Đây là con số quá thấp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Theo đánh giá của hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s, tỷ lệ này nếu dưới 3% là thấp, trên 5% là quá cao. Nhiều ngân hàng ở Việt Nam đang có hệ số NIM ở giữa khoảng này, có một số trường hợp vượt trên 5%. Điển hình như, theo cập nhật của Cơng ty Chứng khốn TP.HCM (HSC), tỷ lệ NIM của Ngân hàng Công thương Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2011 đạt tới 5.26%, tuy nhiên đã giảm khá mạnh xuống còn 4.48% trong 6 tháng đầu năm 2012. Trong khi đó, cùng kỳ so sánh, của Ngân hàng Á Châu là tăng đáng kể khi từ 3.36% lên 3.55%. Còn theo Cơng ty Chứng khốn Vietcombank, cập nhật đến quý 1/2012, trong số các nhà băng đã niêm yết, Ngân hàng Cơng thương vẫn có tỷ lệ NIM dẫn đầu với 5.43%; Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín đứng thứ hai với 5.39%; hai thành viên khác là Ngân hàng Quân đội và Ngân hàng Ngoại Thương cũng khá cao, lần lượt là 4.42% và 4.29%...

Hệ số NIM của Ngân hàng Phương Nam khá thấp còn cho thấy hệ thống quản lý của Ngân hàng Phương Nam khá yếu, không quản lý tốt, sử dụng không hiệu quả nguồn vốn và chi phí huy động vốn, làm chi phí huy động vốn có tốc tăng nhanh hơn

gây khó khăn trong cơng tác thu hồi nợ và lãi vay của ngân hàng. Đây là nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phương Nam ngày càng giảm sút, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hệ số NIM thấp và liên tục giảm là một dấu hiệu quan trọng cho thấy ngân hàng thất bại trong việc quản lý tài sản và nợ phải trả, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc tạo lợi nhuận. Ngân hàng Phương Nam trong thời gian tới cần đề ra các chính sách nhằm quản lý tốt hơn các khoản vay, kiểm sốt nợ xấu, cần có các biện pháp nhằm thu hồi và tất tốn trước hạn các khoản vay của những khách hàng có hoạt động kinh doanh yếu kém, tiềm ẩn nguy cơ chuyển thành nợ quá hạn nhằm giảm thiếu tối đa nguy cơ gia tăng nợ xấu cho ngân hàng.

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên

Bảng 2.6: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên của Ngân hàng TMCP Phương Nam

Đơn vị tính: tỷ đồng. Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thu nhập ngoài lãi 45 23 33 28 Chi phí ngồi lãi 442 533 911 1,184 Tài sản Có sinh lãi 29,610 52,511 48,573 49,341

Hệ số lãi ròng biên tế -1.34% -0.97% -1.81% -2.34%

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Ngân hàng Nhà nước và Báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Phương Nam)

Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên của Ngân hàng Phương Nam liên tục âm trong giai đoạn năm 2009 – 2012, điều này là do thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng quá thấp, không đủ bù đắp chi phí ngồi lãi của ngân hàng (như chi phí lương, chi phí tổn thất tín dụng…). Điều này cũng là do ngành ngân hàng Việt Nam hiện chưa phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ, thu nhập của ngân hàng chủ yếu hoạt động tín

vậy, trong thời gian sắp tới, các NHTM nói chung cũng như Ngân hàng Phương Nam nói riêng cần phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ, tăng cường kiểm sốt và phịng ngừa rủi ro tín dụng, quản lý chặt chẽ các khoản tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.

2.2.2.7. Tỷ lệ sinh lời hoạt động

Bảng 2.7: Tỷ lệ sinh lời hoạt động của Ngân hàng TMCP Phương Nam

Đơn vị: tỷ đồng.

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Thu nhập sau thuế 248 419 226 119 Tổng thu từ hoạt động 4,758 7,015 14,061 15,661

Tỷ lệ sinh lời hoạt động 5.21% 5.97% 1.61% 0.76%

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Ngân hàng Nhà nước và Báo cáo tài chính của Ngân hàng Phương Nam)

Tỷ lệ sinh lời hoạt động của Ngân hàng Phương Nam khá thấp, năm 2009 là 5.21%, cho thấy cứ 100 đồng thì có 5.21 đồng lợi nhuận sau khi khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. Con số này khá thấp, cho thấy hiệu quả quản lý chi phí hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, tỷ lệ này liên tục giảm mạnh, năm 2012 chỉ còn 0.76%, đây là dấu hiệu giảm mạnh trong hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì thế, Ngân hàng Phương Nam cần tăng cường cơng tác quản lý chi phí, cắt giảm những chi phí khơng cần thiết, có kế hoạch sử dụng chi phí hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.

2.2.2.8. Chênh lệch lãi suất bình quân

Bảng 2.8: Chênh lệch lãi suất bình quân của NH TMCP Phương Nam Đơn vị tính: tỷ đồng.

Năm Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Thu từ lãi 996 1,889 2,297 3,933 8,458 9,370 Tổng chi phí lãi 714 1,671 1,889 3,622 8,290 9,656 Tổng tài sản sinh lời 14,176 14,505 29,610 52,511 48,573 49,341 Tổng nguồn vốn phải trả

lãi 14,589 18,071 31,749 55,952 60,057 69,542

Chênh lệch lãi suất bình

quân 2.13% 3.78% 1.81% 1.02% 3.61% 5.11%

Hình 2.7: Chênh lệch lãi suất bình quân của các Ngân hàng thương mại

Theo số liệu tổng hợp của NHNN, chênh lệch giữa lãi suất đầu ra - đầu vào bình quân của các Ngân hàng thương mại Việt Nam thời điểm tháng 5/2012 được xác định ở mức khoảng 2.50%/năm. Đây là tỷ lệ khá thấp so với giai đoạn những năm 2005 – 2008, bởi vì trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, ngân hàng phải chia sẻ gánh nặng lãi suất với doanh nghiệp và người dân vay vốn.

Qua đó, ta thấy xu hướng biến đổi chênh lệch lãi suất bình quân của Ngân hàng Phương Nam đi ngược với sự biến đổi của mức chênh lệch trung bình của các NHTM. Trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, thời điểm 2011 – 2012, chênh lệch lãi suất bình quân của Ngân hàng Phương Nam ngày càng tăng cao cho thấy Ngân hàng trong thời gian tới tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tín dụng. Như vậy, ta thấy chênh lệch lãi suất

mức sinh lời của Ngân hàng Phương Nam lại có xu hướng giảm, điều này cho thấy trong thời gian qua, tuy chênh lệch lãi suất bình quân khá cao nhưng các khoản tín dụng có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro nợ xấu, khả năng thu hồi nợ và lãi vay thấp, trích lập dự phòng rủi ro tăng cao làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tình hình sản xuất kinh doanh kèm theo mức lãi suất vay vốn cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ và lãi vay cho ngân hàng. Vì thế, trong thời gian tới, Ngân hàng Phương Nam cần chú trọng tăng trưởng nguồn tín dụng nhưng phải kiềm chế nợ xấu thông qua các biện pháp sàng lọc khách hàng, cho vay những khách hàng có khả năng tài chính mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh khả quan, giúp tăng cường chất lượng tín dụng, giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)