Tóm tắt tiến trình phát triển giọng nữ cao

Một phần của tài liệu Luận án Giọng nữ cao (Soprano) trong Opera Việt Nam (Trang 26 - 28)

8. Bố cục của luận án

1.2. Tóm tắt tiến trình phát triển và các đặc điểm của giọng nữ cao [25], [32]

1.2.1. Tóm tắt tiến trình phát triển giọng nữ cao

Trên thực tế, các ca sĩ nữ chính thức được xuất hiện trên sân khấu opera từ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Ở những thời kỳ trước đó, giọng nữ cao được thay thế bởi các ca sĩ castrato, một trong những truyền thống kỳ lạ trong lịch sử thanh nhạc phương Tây. Đây là giọng nam có màu sắc như giọng nữ cao. Giọng hát này có từ các bé trai bị "tịnh thân" trước khi bước vào tuổi dậy thì để thay thế cho các vai nữ. Sở dĩ có truyền thống này là do đạo luật nghiêm cấm phụ nữ trình diễn trên sân khấu, một đạo luật khắt khe của nhà thờ qua nhiều thế kỷ mà đứng đầu là Giáo hoàng St. Paulo. Tuy nhiên, giọng hát nữ cuối cùng cũng đã được các nhà soạn nhạc lựa chọn và đưa vào tác phẩm âm nhạc từ cuối thế kỷ XVI, xuất hiện trong vở opera Ariama của NS Monteverdi viết năm 1608 [32, tr. 83].

Tác giả Nguyễn Trung Kiên có đề cập: trước thế kỷ XIX, những tác phẩm thanh nhạc thường chỉ dành cho hai giọng cao và trầm (cả giọng nam và giọng nữ). Nhưng từ thế kỷ XIX trở đi, các tác phẩm thanh nhạc - đặc biệt là opera, đã có nhiều cao trào âm nhạc, thể hiện những mâu thuẫn đầy kịch tính trong nội dung tác phẩm, phần hát của các vai diễn phát triển rất lớn, có khi các tác giả đã sử dụng khả năng tối đa âm vực của các giọng. Giọng nữ cao hồn tồn có lợi thế để đáp ứng những yêu cầu đó, đặc biệt là các vở opera của các NS G. Verdi, G. Puccini, Gaetano Donizetti, Vincenzo Bellini... Trọng điểm sáng tác opera của các nhạc sĩ này là viết những aria với giai điệu tuyệt đẹp, màu sắc phong phú để người ca sĩ có thể phát huy được ưu thế giọng hát và kỹ xảo thanh nhạc. Giai đoạn này, các giọng hát được chia một cách chi tiết hơn, gồm có 6 giọng: nữ cao, nữ trung, nữ trầm, nam cao, nam trung, nam trầm [25, tr. 69 - 72]. Trong số các giọng hát, giọng nữ cao và nam cao chiếm ưu thế hơn.

Giọng nữ cao thì đa dạng, phong phú hơn về âm sắc, có thể đảm nhận được nhiều loại vai diễn với nhiều tính cách nhân vật khác nhau. Phần lớn được chọn thể hiện các vai chính trong những vở opera trên thế giới, tiêu biểu như các vở: "Rigoletto" của Verdi; "Norma", "Người mộng du" của Bellini; "Rượu ngọt tình yêu" của Donizetti; "Anh thợ cạo thành Siviglia" của Rossini... Những ca sĩ giọng nữ cao tỏa sáng trong thời kỳ này như: Giuditta Pasta (người Ý); Maria Felicia Malibran (người Pháp gốc Tây Ban Nha)...

Bước sang thế kỷ XX, cùng với những biến động chính trị, xã hội là sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã đóng một vai trị quan trọng, lớn lao trong đời sống âm nhạc của các nước trên thế giới, nhất là ở châu Âu và Mỹ. Nhiều nhà hát opera được xây dựng, là môi trường thuận lợi cho các giọng hát opera phát triển và tỏa sáng trên tồn thế giới. Có thể kể đến các giọng nữ cao trong thời kỳ này như: huyền thoại Maria Callas (1923 – 1977, người Mỹ gốc Hy Lạp); Renata Tebaldi (1922 – 2004, người Ý); Birgit Nilsson (1918 – 2005, người Thụy Điển): Sutherland Joan (1926 – 2010, người Australia)... Cùng với sự phát triển phi thường về khoa học kỹ thuật, nền âm nhạc nói chung và thanh nhạc nói riêng ở thế kỷ XX đã phát triển với ngôn ngữ hết sức mới mẻ, phong phú, đa dạng. Cuối thế kỷ XX, tại châu Âu và châu Mỹ xuất hiện nhiều ca sĩ giọng nữ cao điển hình như: Shara Brightman (sinh năm 1960, người Anh), Celine Dion (sinh năm 1968, người Canada), Whitney Houston (1963 – 2012, người Mỹ), Mariah Carey (sinh năm 1969, người Mỹ)... các ca sĩ giọng nữ cao thời kỳ này cũng đã có những cống hiến q báu, những đóng góp to lớn đối với âm nhạc hiện đại với số lượng ngày càng tăng dần lên, đó là dấu hiệu đáng mừng đối với nghệ thuật biểu diễn thanh nhạc cổ điển và cả thanh nhạc hiện đại... điều đó càng cho thấy vị trí, vai trị của giọng nữ cao qua các thời kỳ...

Một phần của tài liệu Luận án Giọng nữ cao (Soprano) trong Opera Việt Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)