Đối với các tiết mục thanh nhạc, lời ca chiếm vị trí quan trọng. Lời ca vừa thể hiện nội dung cụ thể của tác phẩm vừa là một thành phần quan trọng của giai điệu. Trong các tiết mục đơn ca giọng nữ cao, lời ca của nhân vật được thể hiện ở các dạng đặc trưng, là ngôn ngữ của nhân vật, của thời đại mà câu chuyện được diễn ra… Các tác giả sử dụng thể thơ cổ với opera Nguyễn Trãi
ở Đông quan; thơ mới mang hơi thở thời đại, đặc điểm ngôn ngữ vùng miền
với opera Tình yêu của em, Lá đỏ; tiếng địa phương, ngôn ngữ đặc trưng của người dân tộc đối với opera Cô Sao, Người tạc tượng, Bên bờ K’rơng Pa.
Trong vở Cơ Sao, bằng lối nói của người dân tộc Thái, cách dùng từ, thuật ngữ, lối nói so sánh, NS Đỗ Nhuận đã “vẽ” nên chân dung của nhân vật hết sức rõ ràng. Nhân vật Sao, một cô gái bất hạnh, yếu đuối, khổ đau, day dứt:“Người con gái có ma, chẳng ai đi cùng đường... dù mặt đẹp như hoa, dù
tóc như nước suối, tiếng nói tựa chim ca... Rừng ơi! Người ơi! Trời ơi! Biết nói cùng ai? Sao xóm làng xa lánh tơi.” (số 2, màn 1).
Ngôn ngữ sử dụng cho nhân vật là cô gái dân tộc Thái được thể hiện trong mỗi câu hát. Nhiều câu hát với cách nói so sánh chân chất của người dân tộc, nhưng cũng chứa đựng chủ ý mơ tả tính cách nhân vật, tình huống kịch. Khi
chuyển biến tâm lý, trở thành một cô gái mạnh mẽ, căm thù, không khuất phục, thì: "Miệng nào độc ác như rắn, bỗng dưng hại ta, ơi tuổi xn này cịn
đâu? Phìa tạo dọa đánh, trói bắt giữa đường, sống khác chi lá rừng lìa cây… Đêm ngày nung nấu, ốn thù ai thấu? Hỡi các người! giết ta đi! Ta không sợ chi. Ta là người! Ta không phải là ma!" (số 5, màn 1)
Hoặc lối tự sự về thân phận, về tình u của cơ gái người dân tộc: “Em như sao "Nàng Ủa"... anh như là ngôi sao "Tăng Lú", yêu nhau không được nói, sấm sét ngăn đường tới, bao giờ lại gặp nhau?" (số 12, màn 1).
Hình ảnh cơ gái Ê Đê - H'Nuôn vở Người tạc tượng, hay cô gái Gia Rai - H'Lim vở Bên bờ K'rông Pa, trong các tiết mục đơn ca cũng đã được các tác giả khắc họa rõ nét qua ngôn ngữ lời ca, qua những từ đệm quen thuộc trong lối hát, hát ru của người dân tộc: ê..ê...ê hề, ơ...a...ơ... Với H'Nn, niềm thương cảm, đau xót, khi biết Thạch Sơn đang bị giặc tra tấn dã man được cô thể hiện bằng lối so sánh:“Nhớ anh mà ngày dài như núi như rừng, thương
anh mà từng giờ lửa cháy trong lòng... nghe chúng đánh anh mà lòng đau như xát muối, Y Sơn ơi!” (số 18, màn 2).
Lời H'Nuôn hát là tâm tình, thống thiết, rất chân thực (dù sắp bị hành hình): "Ơ... cha... ơ buôn làng, từ khi con mở mắt ngó mặt trời chào mẹ, miệng con giàng sinh ra chẳng biết nói câu ác lời gian... ê ê ê, khi chân con chưa biết chạy mẹ cõng con lên rẫy đuổi chim... những đêm sáng sao mẹ ru con ngủ ơ...a...ơ...ơ...ơ!...ơ!" (số 24, màn 3).
tuy 2 vở opera của 2 tác giả khác nhau, nhưng người con gái Tây Nguyên H'Lim với tình yêu trong sáng, mãnh liệt dành cho Y San cũng có cách nói tương tự “Chim rừng thân yêu dẫn lối cho em đi tìm Y San. Nghe lòng nao nao, những tiếng bâng khuâng những lời yêu thương... nào có phải em nhớ riêng anh hỡi Y San!” (số 3, màn 1).
Hoặc: “Hỡi Y San, giờ cịn ở nơi nào? có nghe tiếng con chim buồn thương? Đêm em chờ anh bến sông Yun, ngày em đợi anh nước sông Pa...
anh ở rừng Lào hay ở xứ Kinh mà năm tháng vắng tin?... gió hãy đưa tới giấc mơ anh những lời em ru hời! Chớ qn núi rừng chớ qn mối tình của đơi ta, Y San ơi!” (số 14, màn 1).
Ở một phương pháp khác, trong opera Nguyễn Trãi ở Đông quan, NS Đỗ Nhuận sử dụng lối thơ thất ngôn tứ tuyệt để vở diễn phù hợp với bối cảnh lịch sử, phù hợp với hoàn cảnh, nội dung kịch. Lối thơ này cũng cho thấy yêu cầu thể hiện gần với lối hát thơ - ngâm thơ cổ. Chân dung cô Trúc - cô gái duyên dáng, ý nhị, tài sắc được tác giả diễn tả bằng thể thơ cổ Việt Nam:
“Một đóa đào hoa khéo thật tươi Trường xuân mơn mởn đóa xn cười
Đơng phong ắt có tình hay nữa
Thoang thoảng mùi hương dễ động người...” (số 3, hồi 1, cảnh 1)
Vai đào Xuân bộc bạch những nỗi niềm buồn đau, chất chứa trong lòng qua thể thơ dân gian Việt Nam (thơ lục bát)
“... Hỏi người tưới nước gánh hoa Có ai biết được lịng ta chốn này...
... Nhớ ai ai những khóc thầm
Hai hàng nước mắt đầm đìa như mưa.” (số 6, hồi 1, cảnh 1)
Hoặc, tiết mục đào Xuân vừa đàn vừa hát, chuốc rượu hai tên quan Tàu, đào Xuân hát trong men say với nỗi niềm đắng cay của cuộc đời qua những câu thơ lục bát đan xen những âm đệm: ơ... i i hư ư hừ... hư hư hư... ớ ơ
trong lối hát ca trù. Tình huống kịch khác, tác giả sử dụng lối văn “biền ngẫu”: từ đối từ, câu đối câu, dẫn điển tích, điển cố: đào Xuân hát “... Ơng trời có mắt, ác giả ác báo, tên cõng rắn cắn gà nhà... tát cạn nước biển Đông không rửa sạch tanh hôi, chặt hết trúc Nam Sơn chưa ghi được tội ác. Thần, người đều căm giận đất trời chẳng dung tha.” (số 11, hồi 1, cảnh 1).
Khi ca từ thể hiện theo đúng phong cách vùng miền, dân tộc, thời đại… giúp người nghe cảm nhận nội dung vở diễn mạch lạc và súc tích, đồng thời, tạo
cho người biểu diễn cảm xúc chân thật đối với vai diễn. Từ đó, sự diễn tả khi phát âm cũng sẽ mang đậm sắc thái của vai diễn.
Để sử dụng từ ngữ, cách nói phù hợp với hồn cảnh, tình huống kịch của Nga trong vở Tình yêu của em, tác giả sử dụng lối nói của cơ gái miền Nam - Sài Gòn trước năm 1975 nhưng tin vào sự huyền diệu của đức Phật từ bi, nhất là khi bị bế tắc trong cuộc sống: "Bạch Đức Như Lai... sao con người vẫn chưa yêu thương nhau, vẫn trong vịng trầm ln?... Bến giác sơng mê, tiếng vọng cõi hư vô hay tiếng cuộc đời? Tôi không phân định được nữa rồi! Nép dưới cửa Phật từ bi, tơi mong sao thốt được." (số 1, màn 1).
Nhưng Nga - cơ gái Sài thành ấy có thể tuyệt tình, chấp nhận cái chết để cứu mạng một chiến sĩ cách mạng: “Tôi không thể mất đi phần nhân phẩm cịn lại của tơi, đó là tình u của tơi! Dù có phải chết tơi khơng thể nói khác được...” (số 14, màn 3).
Hình ảnh của cơ Thương, cô gái vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong
vở Người giữ cồn: khâm phục, tin tưởng tuyệt đối vào người yêu, dù chàng
trai đang trong cảnh tù đày: “Trong ngục tù anh vẫn trung kiên, bao xiềng xích anh vẫn ngang nhiên. Đến thăm anh mà lịng em thêm vững chí, khơng kẻ thù nào ngăn được bước chúng ta đi... Noi gương anh quyết tâm một lòng, thề nguyền dấn thân cho cuộc đời” (số 11, cảnh 3).
Có thể thấy, ca từ trong các tiết mục dành cho giọng nữ cao vừa phù hợp với đặc điểm nhân vật, giai đoạn lịch sử của vở diễn, vừa kết hợp nhuần nhuyễn với giai điệu. Nhìn chung, lời ca và giai điệu trong các tiết mục đơn ca của các vai diễn giọng nữ cao như: Sao, Trúc, đào Xuân, Nga... phần lớn phối hợp khá chặt chẽ, hòa quyện. Sự đồng thuận giữa giai điệu và lời ca sẽ giúp người hát thể hiện tốt, phát âm nhả chữ cho tròn, rõ và giúp người nghe cảm nhận được nội dung câu chuyện. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ca từ chưa thống nhất với giai điệu. Có thể là chủ ý của tác giả, đòi hỏi vai diễn phải thể hiện sự mạnh mẽ, cao trào ở những nốt cao, ngân dài với những từ có âm
đóng, trái dấu giọng... Nhưng với người biểu diễn, vẫn phải bảo đảm phát âm chuẩn xác, rõ ngữ nghĩa. Nhất là cách thể hiện rõ lối nói của người dân tộc trong các tiết mục hát của H’Lim, H’Nuôn…
Đi sâu vào vấn đề ngôn ngữ lời ca trong tác phẩm, chúng tôi mong muốn người học hát, người diễn viên hiểu hơn về ngôn ngữ của nhân vật, của thời đại mà câu chuyện được diễn ra. Từ đó, sự diễn đạt khi phát âm cũng sẽ mang đậm sắc thái của vai diễn, đặc điểm tính cách của nhân vật, giai đoạn lịch sử của vở diễn. Lời ca sẽ giúp người hát thể hiện tốt, phát âm nhả chữ sao cho tròn, rõ. Đồng thời, người hát cũng phải khắc phục được những hạn chế của ca từ với những ràng buộc của phát âm tiếng Việt để giúp người nghe cảm nhận nội dung vở diễn mạch lạc và súc tích, cũng như tạo cho người biểu diễn cảm xúc chân thật đối với vai diễn.