8. Bố cục của luận án
1.3. Hát tiếng Việt với kỹ thuật bel canto
1.3.1. Kỹ thuật bel canto
Kỹ thuật bel canto ra đời ở Ý vào thế kỷ XVII. Các kỹ thuật thanh nhạc trong bel canto là điều kiện tiêu chuẩn để biểu diễn opera kinh điển phương Tây. Nhiều tên tuổi ca sĩ xuất chúng trên khắp thế giới gắn liền với phong cách bel canto như: ca sĩ người Ý Enrico Caruso (giọng nam cao), Beniamino Gigli (giọng nam cao), Tito Schipa (giọng nam cao), ca sĩ người Mỹ Maria Callas (giọng nữ cao), ca sĩ người Nga Shaliapin (giọng nam trầm), ca sĩ người Ý Renata Tebaldi (giọng nữ cao), ca sĩ người Ý Tita Ruffo (giọng nam trung)... Bel canto ra đời nhằm đáp ứng cho nghệ thuật sân khấu opera. Những nhà sư phạm nổi tiếng hàng đầu với kỹ thuật bel canto ở thế kỷ XVII và XVIII có: Giulio Caccini (1551 - 1618); Pietro Francesco Tosi (1647 - 1727); Antonio Mamiliang Pistocchi (1659 - 1726); Antonio Bernacchi (1685 - 1756); Giambattista Mancini (1716 - 1800)...
Những tiêu chuẩn của giọng hát đẹp đã có lịch sử từ thời cổ La Mã, người Ý đã kế thừa để hình thành nghệ thuật bel canto trong xây dựng nghệ thuật opera Ý thế kỷ XVIII. Những yêu cầu của nghệ thuật thanh nhạc được nêu rõ trong đào tạo, người thầy dạy hát đưa ra ba yêu cầu nội dung học hát như sau: " Vociferarril: luyện mở rộng tầm cữ giọng và phát triển giọng khỏe. Phonasci: phát âm giọng hát có chất lượng cao (cộng minh giọng hát). Vocales: luyện âm điệu (cao độ) chuẩn xác với sắc thái giọng (có thẩm mỹ về nghệ thuật ca hát)" [32, tr. 13].
Từ thế kỷ XIX, đã có những cuốn sách hướng dẫn những bài luyện tập kỹ thuật cho giọng nữ và giọng nam (cao, trung và trầm). Ngày nay, các học viện âm nhạc trên thế giới và Việt Nam vẫn đang sử dụng các tài liệu này. Ví dụ như sách Fifty lesson for high voice (1837) của tác giả Giuseppe Concone
giúp kiểm soát hơi thở, nhấn âm, sự đều đặn, liền mạch, trong sáng... chuẩn xác trong giọng hát, với hai mục tiêu chính là: "Đặt vị trí âm thanh và chỉnh
sửa âm thanh đúng, chính xác"11 và "Phát triển thẩm mỹ, thẩm mỹ (“gu”) âm nhạc khi hát mở rộng, (âm vực) đẹp, nhẹ nhàng, thanh thốt, có nhịp điệu."12 [63, tr. 1]
Những kỹ thuật trong bel canto - những kỹ thuật để áp dụng và giải quyết mọi yêu cầu biểu hiện tác phẩm [25, tr. 104 - 111] gồm:
- Kỹ thuật hát liền giọng (cantilena): Là cách hát biểu hiện sự mềm mại, uyển chuyển, duyên dáng của giai điệu. Sự chuyển tiếp liên tục đều đặn từ âm nọ sang âm kia tạo nên những câu hát liên kết không ngắt quãng với âm thanh trong sáng, thanh thoát, đạt chất lượng tốt.
- Kỹ thuật hát âm nảy (staccato): trong các tác phẩm thanh nhạc, đặc biệt là những tác phẩm viết cho giọng nữ cao hay sử dụng kỹ thuật hát âm nảy để diễn tả tiếng cười, tiếng chim hót, sự rộn rã vui tươi...
- Kỹ thuật phối hợp giữa hát liền giọng và hát âm nảy (cantilena -
staccato): đòi hỏi người hát phải làm chủ vị trí âm thanh và hơi thở mới có
thể xử lý giai điệu tác phẩm theo đúng yêu cầu.
- Hát nói (recitative): trong lịch sử opera phương Tây, hát nói là thể loại - kỹ thuật thanh nhạc được sinh ra sớm. Hát nói gần với kiểu nói trên giai điệu thanh nhạc có diễn biến kịch, nhằm truyền đạt nội dung của lời thoại, giới thiệu diễn biến của hành động. Trong opera cổ điển phương Tây, hát nói vừa là một thể loại âm nhạc vừa là một kỹ thuật thanh nhạc, được xem là thể loại đòi hỏi nhiều sáng tạo cá nhân của người biểu diễn cũng như những kỹ thuật thanh nhạc.
- Kỹ thuật hát lướt nhanh (passage): Hát với tốc độ nhanh, giai điệu linh
hoạt, gọn gàng, rõ ràng. Đặc biệt cần thiết cho giọng nữ cao, nhất là giọng nữ cao màu sắc (soprano colorature) khi biểu hiện những yêu cầu kỹ thuật linh hoạt, trong sáng, vui tươi.
11 “To place and fix the voice accurately”.
- Kỹ thuật hát với sắc thái to nhỏ: Hát từ to đến nhỏ (diminuendo) hoặc từ nhỏ đến to (crescendo) một cách đều đặn, liên tục, không bị gãy âm thanh, không ngắt quãng, khơng bị thay đổi vị trí cộng minh của âm thanh.
- Kỹ thuật hát rung láy (trillo): Người hát phải điều khiển được dây
thanh đới chuyển động một cách linh hoạt, sắc nét, rõ ràng, chính xác như một nhạc cụ.
Phong cách, kỹ thuật bel canto đã tồn tại và phát triển song hành cùng sân khấu opera qua nhiều thế kỷ. Tất cả những đặc điểm đã trình bày trên đây đều được thể hiện trong các tác phẩm opera Việt Nam mà chúng tôi sẽ triển khai phân tích ở các chương sau.
1.3.2. Áp dụng kỹ thuật bel canto trong hát tiếng Việt
Ca hát là nghệ thuật kết hợp ngôn ngữ với âm nhạc. Tiếng Việt với những đặc điểm riêng cũng cần có nghệ thuật, kỹ thuật ca hát riêng phù hợp. Hầu hết các nghiên cứu của những nhà sư phạm thanh nhạc Việt Nam như: Mai Khanh, Hồ Mộ La, Lô Thanh, Nguyễn Trung Kiên, Trần Ngọc Lan... đều có quan tâm đến các vấn đề: hát tiếng Việt, phát âm nhả chữ, cách phát âm tiếng Việt chuẩn (giọng Hà Nội) đối với nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm tiết, cấu tạo âm tiết trong tiếng Việt là một tổ hợp gồm ba thành phần âm thanh đó là: khởi từ (âm đầu) - mở từ (âm chính hoặc âm giữa hoặc đỉnh âm) - kết từ (âm cuối). Cùng với hình thức cấu âm nêu trên, thanh điệu tiếng Việt còn chịu ảnh hưởng của các dấu thanh [31, tr. 9-12]. Cùng đưa ra hai yếu tố nêu trên trong phát âm tiếng Việt, tác giả Trần Ngọc Lan đã làm rõ hai vấn đề lớn trong nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp khi áp dụng nghệ thuật hát mới trong thể hiện các tác phẩm Việt Nam [34, tr. 57 - 59] đó là:
* Cấu tạo của âm tiết tiếng Việt có những khó khăn, hạn chế, những điểm không thuận lợi khi áp dụng nghệ thuật hát mới (bel canto) là do âm chính - đỉnh âm có nhiều từ tạo nên âm ngắn (vần ghép - nguyên âm phức: uy, uyê,
, oai… hoặc ngun âm ngắn ă, â, ơ,…); có nhiều "từ đóng" (âm cuối từ là các phụ âm, chiếm quá nửa trong các từ tiếng Việt), làm độ mở của miệng giảm bớt, làm cho âm phát ra phải dứt sớm (chết chữ).
... Người hát muốn hát tốt tiếng Việt, ngoài các yếu tố cần có như giọng
hát tốt, kỹ thuật thanh nhạc tốt, kiến thức âm nhạc, cảm nhận âm nhạc, kỹ năng thể hiện, biểu diễn,... cịn cần phải tìm hiểu đặc điểm, cấu trúc, nắm vững những kiến thức cơ bản chuyển động đóng, mở âm của tiếng Việt...[34, tr.5, 6].
* Thanh điệu chịu ảnh hưởng của các dấu thanh. Dấu thanh là yếu tố thay đổi cao độ của âm tiết, đồng thời có vai trị thay đổi ngữ nghĩa của từ. Trong trường hợp giai điệu không đồng nhất với chuyển động của dấu thanh sẽ gây khó khăn trong thể hiện, chưa kể, những từ có nguyên âm phức cũng sẽ tác động đến thanh điệu của từ. Ngoài ra, tác giả Trần Ngọc Lan nêu thêm:
... Nắm vững những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt, học tập kinh nghiệm, kỹ thuật xử lý ngôn ngữ trong ca hát truyền thống, kết hợp với các kỹ thuật hát Bel canto ứng dụng vào những tác phẩm thanh nhạc tiếng Việt, giúp cải thiện một số hạn chế của ngơn ngữ để có được âm thanh đạt u cầu mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc của tiếng Việt, không bị biến dạng sai nghĩa của từ, đảm bảo "tròn vành rõ chữ", giúp người hát hát tác phẩm, ca khúc tiếng Việt tốt hơn, hay hơn [34, tr.5, 6].
Với lịch sử hơn 60 năm du nhập phong cách bel canto vào Việt Nam đến nay, các cơng trình nghiên cứu về nghệ thuật thanh nhạc Việt Nam đều cơng nhận vấn đề “trịn vành, rõ chữ” để thể hiện tiếng Việt. Từ quan điểm hết sức rõ ràng khi thể hiện nhạc hát Việt Nam, tác giả Trương Ngọc Thắng nêu:
Bất kỳ một ngơn ngữ nào khi nói hoặc hát người nói hay người hát cũng cần đem đến cho người nghe những thơng tin định nói cái gì? hát cái gì? Như vậy nếu nói khơng rõ, hoặc hát khơng rõ thì người nghe khơng thể hiểu được nội dung mà mình muốn truyền đạt, vì vậy yếu tố rõ lời trong nói hoặc trong hát là một nguyên tắc bắt buộc... [87, tr. 146].
Trong sách Sự tròn vành rõ chữ của tiếng hát dân tộc của tác giả Vĩnh Long nhấn mạnh: "... sự rõ lời là thuộc tính tất yếu của nghệ thuật ca hát, cần phải nắm vững cấu âm tiếng Việt để bảo đảm sự rõ lời của giọng hát" [41, tr. 26].
Trong sách Phương Pháp sư phạm thanh nhạc, tác giả Nguyễn Trung
Kiên nhấn mạnh:
... Phát âm và nhả chữ là hai yêu cầu thống nhất của nghệ thuật ca hát. Hai yêu cầu này gắn bó với nhau, hỗ trợ cho nhau để tạo nên một tiếng hát hoàn chỉnh. Âm thanh đúng tạo điều kiện cho việc nhả chữ rõ ràng. Nhả chữ rõ ràng, đẹp, làm cho âm nhạc thêm phong phú về màu sắc và tình cảm... Tuy rằng khi hát chúng ta phải bảo đảm sự âm vang cần thiết của âm thanh, nhưng rất cần phải chú yếu hát rõ lời...[25, tr. 117].
Quan điểm của tác giả Nguyễn Trung Kiên cũng là quan điểm chung, gần như là nguyên tắc sáng tạo của hầu hết các nghệ sĩ thanh nhạc trong thể hiện âm nhạc Việt Nam. Đối với nghệ thuật ca hát, muốn hát rõ trước hết phải nói rõ. Người hát phải tìm hiểu, nắm vững những đặc điểm của tiếng Việt để có thể thể hiện ngôn ngữ, diễn đạt ngơn ngữ một cách trọn vẹn, trịn, rõ, sáng, đẹp, mới bảo đảm sự rõ lời trong tiếng hát dân tộc, đảm bảo cho chất lượng của biểu diễn và nhận được sự cảm thông của người nghe. Thuật ngữ “tròn vành rõ chữ” từ lâu đã trở thành tiêu chuẩn, yêu cầu, quan niệm đối với ca hát cổ truyền dân tộc. Các dân tộc trên thế giới có thể học tập kỹ thuật về các loại giọng của nhau nhưng vận dụng vào việc xử lý ngơn ngữ thì khơng thể hồn tồn giống nhau được, bởi tiếng nói các dân tộc đều có những điểm khác biệt.
Theo tác giả Trương Ngọc Thắng:
... Các ca sĩ chuyên nghiệp khi trình bày các tác phẩm thanh nhạc nước ngồi thì phải áp dụng các phương pháp kỹ thuật Bel canto châu Âu, cịn khi trình bày các tác phẩm Thanh nhạc Việt Nam thì vừa phải áp dụng các phương pháp kỹ thuật Bel canto châu Âu còn phải áp dụng hướng hát tròn vành rõ chữ của dân tộc...[87, tr. 147].
Những vấn đề cần giải quyết trong nghệ thuật thanh nhạc chuyên nghiệp khi áp dụng phương pháp hát mới (bel canto) vào tác phẩm Việt Nam được tác giả Trần Ngọc Lan nêu cũng là vấn đề nghiên cứu các tiết mục dành cho giọng nữ cao trong opera Việt Nam của luận án. Tuy nhiên, với mỗi tiết mục dành cho giọng nữ cao trong opera Việt Nam, theo yêu cầu riêng biệt của nội dung kịch, tính cách nhân vật, giai điệu âm nhạc, âm điệu dân tộc... mà chúng tơi có những gợi ý, những bài tập, cách xử lý riêng, phù hợp.
Sự kết hợp hài hòa giữa phát âm tiếng Việt với kỹ thuật bel canto trong hát opera Việt Nam là điều cần thiết. Hơn nữa, để thể hiện những đặc điểm âm nhạc Việt Nam đối với dòng nhạc kinh viện cũng như các tiết mục thanh nhạc trong opera Việt Nam, cần quan tâm khai thác đặc điểm âm nhạc, âm hưởng âm nhạc dân tộc... Từ đó tạo nên nét riêng khi thể hiện các tiết mục thanh nhạc trong opera Việt Nam nói chung và các tiết mục giọng nữ cao nói riêng. Việc tìm hiểu đặc trưng trong hát tiếng Việt với những kỹ thuật ca hát truyền thống Việt Nam, xử lý các kỹ thuật luyến láy, vang, rền, nền, nẩy... theo đặc trưng giai điệu từng vùng, miền để vận dụng và làm rõ âm điệu dân tộc trong các tiết mục thanh nhạc là một trong những mục tiêu của luận án.