.Đặc điểm âm nhạc của các tiết mục hợp ca có giọng nữ cao

Một phần của tài liệu Luận án Giọng nữ cao (Soprano) trong Opera Việt Nam (Trang 79 - 90)

2.2 .Giọng nữ cao trong các tiết mục opera Việt Nam

2.2.2 .Đặc điểm âm nhạc của các tiết mục hợp ca có giọng nữ cao

Ngoài những tiết mục đơn ca, giọng nữ cao cũng tham gia thể hiện trong các tiết mục hợp ca (gồm song ca, tam ca, hợp xướng...). Qua các tiết mục này, chúng ta thấy mối quan hệ tương hỗ cùng một hay vài giọng hát khác, đặc biệt, một số các tiết mục song ca, tam ca, hoặc sự kết hợp giữa giọng nữ cao solo cùng với hợp xướng 2 bè, 4 bè... Khảo sát và nêu được đặc điểm của giọng nữ cao trong các tiết mục hợp ca, hợp xướng, nêu được các mối quan hệ với các loại giọng hát khác cho thấy đặc điểm âm nhạc của giọng nữ cao trong các tiết mục này vừa để nhận thức vị trí, vai trị trong nội dung âm nhạc của giọng nữ cao trong opera Việt Nam. Đó là các kết hợp đa dạng, tạo nên mối quan hệ với các giọng hát khác: quan hệ chính - phụ, quan hệ hỗ trợ, quan hệ đối đáp hay phối hợp cùng nhau...

2.2.2.1. Giọng nữ cao trong các tiết mục song ca

Trong các vở opera, song ca thường được xây dựng để tạo “hội thoại”, nhưng đồng thời có thể là thể hiện sự phát triển của tâm lý nhân vật hoặc sự phát triển của tuyến kịch mà trong đó có cả các xung đột, các giao lưu, những thể hiện tình cảm… của những nhân vật. Với sự đa dạng của các song ca, về mặt âm nhạc, các hợp ca đa phần được thể hiện ở mức độ phức tạp: một nhân vật hát (nói) lên những ý nghĩ thầm kín riêng, trong khi nhân vật cịn lại có thể cùng lúc vỗ về, khuyên nhủ hoặc kể cả đối thoại, đáp lời (trả lời cho những suy nghĩ của nhân vật kia)…

Điển hình của những song ca mang tính chất vừa “hội thoại”, vừa biểu lộ tính cách, cảm xúc nhân vật cũng như kết nối câu chuyện kịch là song ca của Sao và Hà (số 13, màn 1). Là sự kết hợp của giọng nữ cao và giọng nam trung, tiết mục mang âm hưởng dân ca Thái; phức điệu tương phản 2 bè, sử dụng kỹ thuật hát nói, mang tính đối đáp kể chuyện. Trạng thái cảm xúc của hai nhân vật được thể hiện luân phiên nhau với âm vực khá rộng. Bối cảnh: Hà đẩy xe đi làm sớm cùng vài đồng chí, Hà chủ động đến trước nhà Sao,

nhìn lên nhà gọi Sao. Sao với tâm trạng đau khổ, còn Hà với thái độ lạc quan, vững tin. Hà động viên, khuyên nhủ Sao đi theo cách mạng. Tiết mục cũng được xem như sự “dẫn dắt” hợp lý cho sự thay đổi tâm lý nhân vật từ bi quan, đau đớn, cùng quẫn khơng lối thốt, thụ động… đến tâm lý muốn thay đổi cuộc đời, trở nên mạnh dạn hơn, cương quyết và hành động. Như đã phân tích về mặt chủ đề và hình tượng âm nhạc (ở mục 2.1.2.), cuối tiết mục (ô nhịp 99 đến hết) là sự kết hợp của 2 giọng hát, mỗi nhân vật đều khao khát và hát lên 2 từ “tự do” những ở cung bậc khác nhau, cảm xúc khác nhau… (pl X, tr. 119). Hai bè dạng phức điệu, giai điệu của Hà có tính hành khúc, trong sáng, mạnh mẽ, lạc quan, tin tưởng; giai điệu của Sao khắc khoải, đau khổ với âm hình của chủ đề mơ phỏng, phát triển.

Ngồi ra, vở Cơ Sao cịn có tiết mục duo Sao - chị Vân (nữ trung) là

song ca thuộc dạng “hội thoại”, Sao giúp đỡ chị Vân trốn và ngược lại, chị Vân là người giác ngộ, giúp đỡ, vực dậy tinh thần cho Sao. Song ca là sự phối hợp màu sắc giữa 2 giọng nữ cao và nữ trung (Sao và chị Vân), bè này hát thì bè kia nghỉ (hoặc ngân), khơng giống như song ca Sao - Hà, âm nhạc dạng phức điệu, mỗi bè thể hiện giai điệu khác nhau. (pl X, tr. 75). Ngoài các tiết mục nêu trên, chúng ta cịn tìm thấy mối liên hệ giữa giọng nữ cao cô Sao và các giọng khác trong vở diễn qua các tiết mục số 7, 9, 10, 11, 14, 15, 19a, 20, 22, 25, khá chặt chẽ và đạt hiệu quả.

Cùng loại song ca có giai điệu khác nhau, kết hợp với nhau là song ca của Thạch Sơn và H’Nuôn (số 3, màn 1) trong vở Người tạc tượng. Cả hai đều có cùng cảm xúc, nói về tình u q hương, đất nước đang bị kẻ thù xâm lược đồng thời cũng nói lên tình u đơi lứa... Song ca với lối hát đối đáp và giai điệu của mỗi nhân vật khác nhau (pl X, tr. 243).

Trong hai song ca của Nga và Huỳnh (số 4, màn 1 và số 13, màn 2, vở

Tình yêu của em), giai điệu của hai nhân vật vừa đối đáp, vừa kết hợp nhau.

Huỳnh hát đoạn a, giọng fis moll, giai điệu có nhiều biến âm và quãng 2 tăng. Đoạn b cả hai nhân vật song ca, các bè cách nhau quãng 3. Đoạn a’ tái hiện là phần hát của Huỳnh.

Ví dụ 2.15: song ca của Nga và Huỳnh. Phần b, số 4, màn 1, vở Tình yêu của em.

Song ca số 13, màn 2 có sự kế tiếp từ song ca số 4, giai điệu của Huỳnh phát triển từ giai điệu phần a song ca số 4 nhưng tiết tấu nhiều đảo phách, giọng fis moll. Phần hát của Nga ở giọng d moll, mô phỏng giai điệu của Huỳnh, nhưng tính chất âm nhạc khác hẳn. Sau cùng, hai người cùng hát chung lời, hai bè chồng theo quãng 3, điệu tính d moll.

Ví dụ 2.16: song ca của Nga - Huỳnh, số 13, màn 2 vở Tình yêu của em.

Trong tiết mục song ca Y San - H'Lim số 4, màn 1, giai điệu mang âm hưởng dân ca Tây Nguyên được viết theo kiểu 2 bè hát đối đáp, đuổi nhau. Bè của Y San trong sáng và mạnh mẽ, bè của H'Lim nhiều nốt láy, duyên dáng. Bài hát được viết ở hình thức aba’, giọng g moll, đoạn a: Y San hát một câu và H’Lim đáp lại, giai điệu mô phỏng giai điệu của Y San nhưng âm khu cao hơn; Đoạn “b”, từ g moll chuyển sang c moll, Y San và H’Lim song ca, giai điệu lấy chất liệu của đoạn a; đoạn a tái hiện động, điệu tính g moll, phát triển theo lối canon…

Ví dụ 2.17: trích đoạn b, song ca Y san - H’Lim, số 4, màn 1.

Cũng có nội dung âm nhạc là đối đáp của hai nhân vật chính, song ca của Cơ Trúc và Nguyễn Trãi (số 22, hồi 3, cảnh 3, vở Nguyễn Trãi ở Đơng quan) cũng có hình thức aba’, viết ở giọng e moll, a moll và F dur với sự

thay đổi về nhịp (4/4, 2/4, 3/4, 2/4), âm hưởng dân ca đồng bằng Bắc Bộ, thể hiện lời hẹn thề của cô Trúc trước lúc chia tay, lời chia tay của nhân vật Nguyễn Trãi và song ca hẹn ngày trở về chiến thắng… (pl X, tr. 334).

Giống như các song ca vừa nêu, nội dung mang tính chất “hội thoại” vừa thể hiện những cảm xúc của nhân vật được thể hiện rõ rệt nhất trong các song ca của nhân vật cô gái và chàng trai (số 13, cảnh 3 và số 16 cảnh 5) trong vở

Người giữ cồn hay các song ca giữa Hương và Sơn (số 15, cảnh 2; số 24 cảnh

3 v.v… ) trong Lá đỏ. Đó là những trao đổi giữa các nhân vật, tính chất hát nói, giai điệu uyển chuyển theo dấu giọng, luân phiên (đối thoại giữa 2 người) và hai bè có tính đồng thuận (khơng tương phản hay có tính độc lập như trong các song ca Sao - Hà, opera Cô Sao), âm nhạc trong sáng…

2.2.2.2. Giọng nữ cao trong các tiết mục tam ca

Trong bảy vở opera, chỉ có ba vở: Cơ Sao, Người tạc tượng và Tình u của em là có sử dụng hình thức tam ca. Vở Cơ Sao có 2 bản tam ca: số 4, màn

1 - hát đối đáp và nói đếm giữa cơ Sao và hai tên tay sai Sái - Nộ; bản tam ca của ba nhân vật Sao - Hà - Oon, số 7, màn 1: thể hiện ba tính chất khác nhau.

Giai điệu của Hà tính chất anh hùng, tố cáo tội ác của kẻ thù xâm lược; giai điệu của Sao và Oon đau khổ, nỗi niềm riêng của mỗi người. Đây là sự kết hợp của ba giọng hát: nữ cao (Sao), nam cao (Oon) và nam trung (Hà) với 3 giai điệu khác nhau (phức điệu 3 bè), thể hiện cung bậc cảm xúc khác nhau nhưng hòa quyện chặt chẽ của 3 bè (vd 2.18, pl VIII tr. 107).

Bản tam ca của ba nhân vật H'Nuôn, Già Aêpông và Thạch Sơn (số 4, màn 1 vở Người tạc tượng) khá ấn tượng. Tiết mục là sự kết hợp của ba

giọng hát: nữ cao - nam trung - nam trầm với các sắc độ cảm xúc khác nhau, nhưng đều thể hiện sự lạc quan, tin tưởng vào chiến thắng. H'Nuôn: giai điệu trong sáng; Già Aêpông: giai điệu mạnh mẽ, rắn rỏi; Thạch sơn: chắc chắn, khỏe khoắn, có nhiều chỗ mơ phỏng tiếng chày giã gạo, tiếng cồng của người Tây Nguyên. Mở đầu tiết mục là bè Thạch Sơn (giọng C dur), tiếp sau, bè Thạch Sơn ngân dài thì bè H’Nn bắt đầu (cùng điệu tính), giai điệu mơ phỏng chủ đề “nước” cùng lúc với bè của già pơng. Bản tam ca có hình thức 3 đoạn đơn (aba’), đoạn a’ ở giọng G dur. Cả hai giọng nam trung và nam trầm tạo bè nền khá vững chắc giúp cho bè giai điệu của giọng nữ cao H'Nuôn bay bổng lên, vang, sáng, rõ nét (vd 2.19, Pl VIII tr. 107).

Trong opera Tình yêu của em, có 2 bản tam ca, số 7, màn 1 và số 11, màn 2. Bản tam ca nhỏ của Nga - Tuấn - Nguyện, số 11, màn 2 diễn tả cuộc gặp gỡ của 3 người ở 3 hồn cảnh khác nhau nhưng họ đã tìm thấy tiếng nói chung, cùng mơ đến ngày đất nước thanh bình, an vui (hát nói đối đáp). Bản tam ca giữa ba nhân vật Nga - Huỳnh và mẹ Pơlang (số 7, màn 1) có hình thức phức điệu ba bè, điệu tính c moll hịa thanh, giai điệu của mỗi bè thể hiện ba trạng thái tình cảm khác nhau: bè của Nga vang lên đầu tiên, ở âm khu cao, bè của bà mẹ ở âm khu trung (xuất hiện sau bè của Nga 1 nhịp), cuối cùng là bè của Huỳnh ở âm khu trầm (sau bè của Nga 3 nhịp). Ba bè tạo nên sự hòa quyện chặt chẽ đồng thời thể hiện 3 tính cách, tâm trạng khác nhau.

Ví dụ 2.20: trích tam ca của Nga - Huỳnh - Bà mẹ, số 7, màn 1, vở Tình

u của em

Tóm lại, trong các opera Việt Nam, các tiết mục hợp ca có sự tham gia của giọng nữ cao có hình thức song ca và tam ca, khơng có tứ ca. Các tiết mục này, phần lớn được sử dụng để thể hiện những đoạn “hội thoại”, thể hiện cảm xúc và nhiều song cacịn thể hiện cả chuyển biến kịch, tình huống kịch hay chuyển biến tâm lý nhân vật… Âm nhạc thể hiện đa dạng, đa phần là lối “đối đáp”, bè này xuất hiện thì bè kia dừng (ngân dài hoặc nghỉ), tuy nhiên cũng có những đoạn hợp ca (các bè cùng hát), thể hiện mâu thuẫn, đối kháng hoặc khác biệt cảm xúc, trừ các song ca vở Lá đỏ.

2.2.2.3. Giọng nữ cao trong hợp xướng

Trong các vở opera, có hình thức giọng nữ cao hát kết hợp với hợp xướng. Điển hình như hợp xướng số 2, màn 1, vở Bên bờ K’rông Pa, giai điệu đậm

chất dân ca Tây Nguyên được thể hiện qua giọng hát H'Lim cùng dàn hợp xướng. Ở phần hai của hợp xướng này, lời hát đan xen các âm đệm ê.. ế.. hề, đậm màu sắc dân tộc Tây Nguyên, hát với âm lượng hợp xướng tạo sự hoành tráng (pl X, tr.193).

Trong tiết mục hợp xướng trên, giai điệu thang năm âm Tây Nguyên rõ nét. Bè nữ (soprano, alto) hát vang, sáng, 2 bè nam (tenor, bass) giai điệu với tiết tấu rất khỏe khoắn, hát với âm đệm ê..ê..hê, sử dụng nhiều đảo phách rất

đặc trưng trong dân ca Tây Nguyên tạo nền âm thanh như tiếng đàn K’lơngput. Có những đoạn 2 bè nam hát cùng giai điệu 2 bè nữ tạo sự dày dặn, hùng vĩ của núi rừng càng làm nổi bật lên chủ đề chính: khơng khí sơi nổi, rộn rã trong ngày hội Tây Nguyên - lễ cưới của Y San và H'Lim - lễ hội của tình đồn kết, thân ái của hai dân tộc, hai buôn làng Bahnar và Gia Rai (vd 2.22, pl VIII, tr. 107)

Trong vở Người tạc tượng, vai diễn giọng nữ cao H' Nn có khá nhiều tiết mục phối hợp với các giọng khác qua các hình thức hát: song ca, tam ca, hát múa tập thể, hát nói nhiều nhân vật, hợp xướng... điển hình là: số 3, 4, 5, 6, 7, màn 1; số 18, 19, 20, màn 2; số 24, 25, 26, màn 3.

Hợp xướng (số 6, màn 1) mang màu sắc dân ca Bahnar với giai điệu bài

Hát mừng anh hùng Núp của NS Trần Quý. Bè soprano và bè tenor đi cùng

giai điệu chính, bè alto cùng giai điệu bè bass, sử dụng nhiều âm đệm ê, ê, ê... tạo sự mạnh mẽ và đặc trưng của núi rừng. Bè của giọng nữ cao thể hiện rõ nét vai trò của bè giai điệu, tạo nét mộc mạc, hào hùng của người dân Tây Nguyên (vd 2.23, pl VIII, tr. 107)

Trong vở Nguyễn Trãi ở Đông quan, hai vai diễn giọng nữ cao cơ Trúc

và đào Xn có nhiều tiết mục đơn ca (nêu trên) nhưng phần lớn đều có sự hỗ trợ của hợp xướng nam, hợp xướng nữ. Bài hát của nhân vật Trúc ở số 3,

màn 1 khá ấn tượng và đậm bản sắc dân tộc khi phối hợp cùng hợp xướng nữ, âm hưởng vui tươi, rộn ràng trong giai điệu bài Tứ quí (chèo), diễn tả

cảnh chợ hoa ngày tết giữa cô Trúc và những cô gái khác.

Ví dụ 2.24: hợp xướng nữ trong bài Tứ quí (chèo), vở Nguyễn Trãi ở Đông quan.

Số 6, màn 1 - aria của đào Xuân đem đến cho người nghe sự gần gũi, dễ chịu khi có sự hỗ trợ của hợp xướng nam với lối hát xướng - xô âm hưởng dân ca (pl X, tr. 324). Ngồi ra, vở diễn cịn có rất nhiều tiết mục có sự kết hợp, hỗ trợ, tương tác của giọng nữ cao với các giọng hát khác tạo ấn tượng, hiệu quả cao ở các số 5, 6, 11, hồi 1, cảnh 1; số 13, 14, 18, 19, hồi 2, cảnh 2; số 22, 24, 26, 27, hồi 3, cảnh 3. Điển hình nhất là số 18, hồi 2, cảnh 2 (gồm 18a và 18b). Tiết mục giống như một màn đàn hát, múa, diễn kịch của nhiều giọng

hát luân phiên nhau khá phong phú, độc đáo, đậm bản sắc dân tộc và để lại nhiều ấn tượng. Tiết mục với âm hưởng ca trù và dân ca Bắc Bộ khá rõ nét. Tiết tấu nhiều đảo phách, sử dụng nhiều âm đệm trong hát ca trù, dân ca như:

"hư..ư..hừ..hư..hứ..hư..."; "ớ..ơ..rượu..ơ..ơ..đào..."; "ru hời..í..a..ru..hời”. Lời

hát theo thể thơ dân gian Việt Nam, sử dụng những kỹ thuật ca hát đặc trưng như: luyến láy, vang, rền, nền, nẩy, ghìm hơi, hát gằn trong cổ họng... như trong ca trù, chầu văn... Trong bối cảnh nhân vật đào Xuân vừa gẩy đàn nguyệt vừa hát; Trúc vừa hát đệm theo đào Xuân vừa chuốc rượu cho tên quan Tàu say; các cô cố gắng đàn ca hát múa, chuốc rượu, dụ dỗ bọn quan Tàu và lính canh để giải thốt cho ông Bút - đang bị tên quan Tàu tra tấn, lấy

lời khai. Ở phần sau của tiết mục 18b là màn múa mặt nạ rất đặc sắc với nhiều tình huống kịch đan xen phức tạp. Thủy và các quan Tàu, lính Tàu múa; Trúc bỏ 7 mặt nạ (hỉ, nộ, ái, ố, bi, lạc, dục) vào thúng, úp lại bằng chiếc mâm, thò 7 cọng dây ra ngoài; Thủy bốc được mặt nạ vui (múa điệu vui); Trúc đeo mặt nạ

ái (múa yêu); hai tên giặc Tàu với mặt nạ dục (múa thơ bạo); tên giặc

Tàu và lính đeo mặt nạ vào múa; đào Xuân vẫn đàn hát say sưa; Trúc lợi dụng tình thế tháo gơng cho ơng Bút và dẫn ông chạy trốn; tên tướng Tàu say xỉn cởi áo rất thô tục... đến khi chúng tỉnh rượu, phát hiện mất tù nhân, chúng đi tìm; hai tên nghi đào Xuân đã chuốc rượu nên bắt đào Xuân và Thủy trói vào cột nhà tra hỏi dã man... Tiết mục đặc sắc, hoành tráng như một màn biểu diễn tổng hợp về hát, múa và diễn kịch của hai giọng nữ cao (Trúc và đào Xuân) đan xen với hát diễn của các giọng khác. Lối hát đa dạng, vai diễn cuốn hút, tạo ấn tượng cho vở diễn, đây sẽ là tiết mục có thể dàn dựng để biểu diễn như một màn trình diễn độc lập.

Một phần của tài liệu Luận án Giọng nữ cao (Soprano) trong Opera Việt Nam (Trang 79 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)