So sánh đặc điểm giọng nữ cao Việt Nam và giọng nữ cao thế giới

Một phần của tài liệu Luận án Giọng nữ cao (Soprano) trong Opera Việt Nam (Trang 30 - 33)

8. Bố cục của luận án

1.2. Tóm tắt tiến trình phát triển và các đặc điểm của giọng nữ cao [25], [32]

1.2.4. So sánh đặc điểm giọng nữ cao Việt Nam và giọng nữ cao thế giới

Giọng nữ cao, đặc biệt là giọng nữ cao trữ tình, là một loại giọng khá phổ biến, thường thấy ở châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo nhận xét

của nhà sư phạm thanh nhạc Hồ Mộ La thì chất giọng đẹp ở nước ta khơng thiếu, nhưng chúng ta thiếu vắng hẳn loại giọng nữ cao, nam cao kịch tính, hồnh tráng... So với ca sĩ quốc tế, ca sĩ nước ta âm lượng yếu và âm vực có phần hạn chế:

... Chúng tơi thiết nghĩ, vấn đề này có ngun nhân và đặc thù riêng của

dân tộc ta. Trước hết, thể chất và vóc người Việt Nam cịn q bé nhỏ (kể cả chiều cao, chiều dày và thể lực), do đó kích thước thanh quản, dây thanh, khoang cộng minh và lồng ngực đều thuộc cỡ nhỏ. Ngồi ra, tập tục, thói quen và truyền thống văn hố nghệ thuật dân tộc thể hiện ở tính cách người Việt ta ưa chuộng cái thanh tú, nhẹ nhàng, êm ái, tinh tế và khéo léo riêng...

[32, tr.191,192].

Theo chúng tôi, với thể trạng, đặc thù của người Việt như vậy, sẽ phù hợp, thuận lợi khi thể hiện các điệu ví, câu hị, những bài hát dân ca, những giai điệu dân tộc nhẹ nhàng, uyển chuyển...Nhà sư phạm thanh nhạc Hồ Mộ La chia sẻ: “Từ ca khúc dân gian đến ca khúc dân tộc như Chèo, Tuồng với cách hát thanh và nhẹ mang tính chất thính phịng hơn mang tính sân khấu hồnh tráng, cho nên lối hát nhẹ nhàng, mảnh mai, duyên dáng v.v... thành một khiếu thẩm mỹ chung của dân tộc ta...” [32, tr.191,192].

Nhà sư phạm thanh nhạc Quốc Trụ, nguyên Trưởng khoa thanh nhạc, Nhạc ViệnTPHCM, nhận xét như sau:

Giọng nữ cao ở Việt Nam có nhiều, nhưng để đạt được tiêu chuẩn một nghệ sĩ giọng nữ cao hát trong các vở opera so với thế giới thì vẫn chưa. Đa số giọng nữ cao Việt Nam là giọng nữ cao trữ tình (lyrico soprano), giọng nữ cao trữ tình màu sắc (sobourette lyrico soprano) hoặc có một số giọng nữ cao trữ tình có kịch

tính (lyrico sprinto soprano)...9

Nhận xét về giọng nữ cao Việt Nam, bà Gudren Peller - chuyên gia thanh nhạc người Đức (người đã từng tập huấn master class cho các nghệ sĩ hát của

Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP. HCM tại Việt Nam và tại Đức vào tháng 4/2017) đã có những chia sẻ q báu về kỹ thuật thanh nhạc của giọng nữ cao Việt Nam như sau:

... xét về mặt âm vực, các sopranist Việt Nam có thể đảm đương được khi

hát các aria khó với âm vực rộng, nhưng xét về độ vang, độ dày, các khoảng vang của giọng... thì đa phần các sopranist Việt Nam cần có nội lực hơn nữa, phải có được thân giọng dày, khỏe, vang, để có thể sánh vai với các sopranist trên thế giới. Các sopranist Việt Nam trong luyện tập kỹ thuật, cần chú ý khi

hát ở độ cao các nốt mi, fa, sol trên quãng tám thứ hai...10

Bảng 1.1: So sánh những điểm khác nhau giữa giọng nữ cao trên thế giới và giọng nữ cao Việt Nam

Tiêu chí Giọng nữ cao trên thế giới Giọng nữ cao Việt Nam Loại giọng Có đầy đủ tất cả các các loại

giọng: - Nữ cao siêu kịch tính - Nữ cao kịch tính - Nữ cao trữ tình - kịch tính - Nữ cao trữ tình - Nữ cao màu sắc - Nữ cao trữ tình - màu sắc - Nữ cao kịch tính - màu sắc... -Giọng nữ cao trữ tình (Phổ biến nhất)

-Giọng nữ cao màu sắc (ít) -Giọng nữ cao trữ tình - màu sắc (ít) -Giọng nữ cao trữ tình - kịch tính (ít) Độ dày, khỏe của giọng

Có thân giọng dày, khỏe, đảm đương tốt các vai diễn giọng nữ cao kịch tính và siêu kịch tính.

Thường khơng có thân giọng dày, khỏe để có thể đảm đương được các vai diễn giọng nữ cao kịch tính (hiếm thấy) và giọng

nữ cao siêu kịch tính (hồn tồn khơng có ở Việt Nam). Độ vang, các khoảng vang của giọng Tốt, ổn định không bị ảnh hưởng bởi lối hát “mở” với ngôn ngữ đa âm.

Bị hạn chế, không thuận lợi bởi lối hát “mở” (vì ngơn ngữ tiếng Việt đơn âm đa thanh).

Từ bảng so sánh trên có thể thấy, giữa giọng nữ cao trên thế giới và giọng nữ cao Việt Nam ngoài những điểm tương đồng cịn có cả những điểm khác nhau. Chúng tơi cho rằng, chính sự khác biệt về văn hóa, điều kiện địa lý, điều kiện sống giữa người phương Đơng nói chung, người Việt Nam nói riêng so với người phương Tây; sự khác biệt về tiếng nói dân tộc của người Việt, sự hấp thụ, kế thừa và phát triển về văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc của người Việt đối với văn hóa các dân tộc khác trên thế giới... đã tạo nên những nét riêng, đặc điểm riêng cho giọng nữ cao Việt Nam. Đa số giọng nữ cao Việt Nam là giọng nữ cao trữ tình. Ngồi ra, cũng có giọng nữ cao trữ tình màu sắc, trữ tình có kịch tính... Điều này hồn tồn phù hợp với sự lựa chọn của các nhạc sĩ Việt Nam cho các vai diễn chính giọng nữ cao như: Cô Sao, H'Lim, H'Nuôn, Hương... trong các vở opera Việt Nam mà chúng tơi sẽ đề cập, phân tích ở các chương sau (xem bảng phân vai và loại giọng ở pl III; phân loại giọng nữ cao ở pl VI).

Một phần của tài liệu Luận án Giọng nữ cao (Soprano) trong Opera Việt Nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)