Định hướng về quản lý hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn (Trang 89)

3.1. Định hướng và nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Định hướng về quản lý hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo

viênTrường THPT Việt Bắc

Bồi cảnh mới và xu thế mới của giáo dục hiện đại, tình hình kinh tế mới của đất nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực tiễn về đời

sống và việc làm của mỗi người lao động … đã đặt ra yêu cầu mới đối với việc đào tạo nguồn nhân lực của đất nước trong tương lai, được thể hiện trong mục tiêu giáo dục . Khoa học giáo dục hiện đại đã chỉ ra rằng, những phẩm chất và năng lực đó chỉ được hình thành và phát triển thơng qua và bằng các hoạt động tự lực, tìm tịi, khám phá, sáng tạo trong học tập, thông qua các hình thức tương tác giữa giáo viên với giáo viên và giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh. Vì vậy trọng tâm của giáo dục trong bối cảnh hiện

nay đó là tích cực đổi mới để phù hợp với xu thế phát triển của thời đại trong đó các nhà quản lý, nhất là hiệu trưởng phải coi trọng vấn đề đổi mới đối với

hoạt động quản lý.

Mặt khác Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương

8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ:

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung,

phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học

81

dưỡng đội ngũ giáo viên của nhà trường những thay đổi cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của giáo dục bằng việc xây dựng một hệ thống các

biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên đáp ứng các nhiệm vụ giáo

viên đáp ứng các nhiệm vụ giáo dục của hiện tại và tương lai của nhà trưòng.

3.1.3. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.2.1. Đảm báo tính kế thừa

Xuất phát từ quá trình đổi mới toàn diện của đất nước, hệ thống các trường THPT nói chung, Trường THPT Việt Bắc nối riêng đang trong quá trình đổi mới theo định hướng và yêu cầu của đổi mới giáo dục.

Công tác bồi dưỡng giáo viên đã tồn tại và cùng phát triển theo sự đổi mới

của giáo dục . Mặt khác, các nội dung, biện pháp và kỹ thuật bồi dưỡng cũng được hình thành dựa trên cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và thực tiễn của công tác phát triển đội ngũ giáo viên từ cơ quan quản lý các cấp đối với giáo dục.

Thành tựu phát triển của trường THPT Việt Bắc trong giai đoạn vừa qua có sự đóng góp đáng kể của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên. Điều đó cho thấy sự cần thiết của công tác này cũng như giá trị của

những kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của nhà trường.

Tuy nhiên, trước những đổi mới do thực thi các mục tiêu của đổi mới

giáo dục trung học phổ thông, công tác quản lý bồi dưỡng giáo viên cũng cần

có thay đổi. Những thay đổi này là sự kế thừa những thành tựu của công tác

bồi dưỡng từ những giai đoạn trước nhưng có sự bổ sung những yếu tố mới phù hợp với thực tế của các hoạt động giáo dục mà người giáo viên phải đảm nhân trong hiện tại. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên được đề xuất sẽ mang tính kế thừa theo hướng:

Đảm bảo đầy đủ các yếu tố cấu trúc của chu trình bồi dưỡng.

82

những thay đổi làm ảnh hưởng đến tiến trình kế hoạch chung trong hoạt động quản lý về phương diện chun mơn.

Phát huy những mặt tích cực của công tác bồi dưỡng giáo viên trong giai

đoạn đã qua, bổ sung, thay đổi những yếu tố chưa hợp lý nhằm phát huy hơn

nữa vai trò của hoạt động bồi dưỡng giáo viên, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay

3.1.2.2. Đảm bảo tính tồn diện

Tính tồn diện trong các biện pháp quản lý cơng tác bồi dưỡng giáo viên

địi hỏi phải đảm bảo hài hoà các mối quan hệ của các bên có liên quan đến

cơng tác này. Từ đổi mới quan hệ các cấp lãnh đạo trực tiếp và gián tiếp của

Sở Giáo dục và Đào tạo, của chính quyền địa phương trong q trình thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn theo sự chỉ đạo của ngành. Ngay trong nhà trường, khi xây dựng các biện pháp quản lý bồi dưỡng cần so sánh, đối chiếu và xem xét các mối quan hệ xung quanh để bảo đảm sự thống nhất

và tồn diện trong q trình vận động.

Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên phải đảm bảo thực hiện những tác động đồng bộ đến các yếu tố cấu trúc khác nhau của công tác này, từ công tác tổ chức bố trí sắp xếp đội ngũ chuyên viên, cán bộ quản lý vào từng công việc cụ thể phù hợp với năng lực và yêu cầu nhiệm vụ đến những thay đổi về nội dung, phương pháp và hình

thức bồi dưỡng … Khi quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, đồng thời phải mang tính xây dựng để nhà trường phát huy năng lực và tự giác thực hiện

theo các yêu cầu, mục tiêu của công tác bồi dưỡng giáo viên.

3.1.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả.

Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ

giáo viên đòi hỏi phải có sự đầu tư các nguồn lực xác định, do vậy cần đến

những chi phí về vật chất và tinh thần của các lực lượng tham gia vào công tác

này. Hơn nữa, các biện pháp đề xuất là nhằm làm cho công tác này được tốt hơn, nếu không như vậy, các biện pháp được đề xuất sẽ trở thành tốn kém và

83

vơ ích. Do vậy cần chú trọng tới nguyên tắc tính hiệu quả của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trên các

phương diện: Những biện pháp này phải đưa đến sự phù hợp hơn, thuận lợi

hơn cho những người và tổ chức tham gia vào công tác này; Các biện pháp

phải thiết thực phục vụ cho đổi mới giáo dục hiện nay , trực tiếp là cho đổi

mới phương pháp dạy học trong nhà trường.

3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên Trường THPT Việt Bắc cho đội ngũ giáo viên Trường THPT Việt Bắc

Là một người trực tiếp làm công tác quản lý trường học và đã có thời gian thực tế ở trương THPT Việt Bắc, được học tập, nghiên cứu lý luận về

quản lý giáo dục, nghiên cứu chủ trương đường lối quan điểm của Đảng, Nhà

nước, của Bộ, Sở về đổi mới giáo dục, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số

biện pháp cần thiết trong quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho

đội ngũ giáo viên Trường THPT Việt Bắc như sau:

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về bồi dưỡngnăng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp bồi dưỡngnăng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Thông qua bồi dưỡng làm cho cán bộ quản lý, GV nhận thức rõ vai trò, vị trí ,những yêu cầu đặt ra đối với giáo viên THPT trong giai đoạn hiện nay, thấy được tầm quan trong của việc bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn, nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học GV bám sát chuẩn nghề nghiệp là một yêu cầu cấp thiết của nghề nghiệp và của lợi ích cộng đồng. Từ nhận thức đó cán bộ quản lý và đội ngũ GV tự giác, tự quản , quá trình bồi dưỡng, tích cực chủ động và có thái độ đúng đắn với công tác bồi dưỡng năng lực dạy học, đồng thời tìm ra các biện pháp thực hiện có hiệu quả để đạt được mục đích .

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Đối với cán bộ quản lý:

Nhận thức rõ vai trò của đội ngũ giáo viên THPT, tầm quan trọng của việc bồi dương năng lực dạy học GV theo chuẩn nghề nghiệp. Đồng thời đội ngũ CBQL cần xác định rõ hơn về vai trị, trách nhiệm của mình trong cơng

84

tác, lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý việc nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên

theo các tiêu chí đặt ra để họ đáp ứng được yêu cầu và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Khi thực hiện nhiệm vụ quản lý phải nghiên cứu, vận dụng các khoa học vào việc bồi dưỡng phù hợp với các khoa học đang vận động trong lĩnh vực quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Chú ý ở tất cả các khâu: lập kế

hoạch bồi dưỡng, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá

việc thực hiện kế hoạch đã đặt ra, đánh giá năng lực dạy học GV và sử dụng kết quả đó một cách phù hợp.

Thực hiện các chế tài để GV học tập, nắm vững các yêu cầu về phẩm

chất năng lực nghề nghiệp của mình, nắm vững các quy định của nhà nước, của ngành, của địa phương có liên quan đến giáo viên cũng như các yêu cầu

đặt ra của chuẩn nghề nghiệp GV THPT.

Bản thân các CBQL phải tự xác định vị trí, vai trị của mình trong tập

thể từ đó phải tự học, tự bồi dưỡng, thường xuyên tu dưỡng bản thân, nâng cao

trình độ, năng lực quản lý, thực sự là tấm gương sáng cho GV noi theo.

Đối với giáo viên :

Trước hết mỗi giáo viên phải hiểu rõ nội dung của quy trình về chuẩn

nghề nghiệp, các tiêu chí của năng lực dạy học do chuẩn quy định, mục đích ban hành và triển khai áp dụng chuẩn để đánh giá năng lực dạy học giáo viên

các phương pháp, quy trình và cơng cụ đánh giá, xếp loại giáo viên.

Trước những yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay, mỗi giáo viên

giảng dạy phải coi bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực dạy học là quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm với nghề, với HS là người phải thường xuyên rèn luyện để có lối sống chuẩn mực, mô phạm đồng thời phải thường xuyên trau dồi kiến thức, tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp của mình.

Tích cực tuyên truyền, làm cho mọi người hiểu được tầm quan trọng và vai trò quyết định của đội ngũ GV đối với sự nghiệp GD, trong đó năng lực dạy học của người giáo viên sẽ quyết định trực tiếp tới chất lượng giáo dục

85

đào tạo, đồng thời hiểu rõ ý nghĩa của chuẩn nghề nghiệp, để từ đó tham gia vào quá trình đánh giá năng lực dạy học của GV góp phần vào sự phát triển

của ngành GD nói chung và đội ngũ nhà giáo nói riêng.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Để có được nhận thức này BGH phải xây dựng kế hoạch :

Xác định mục tiêu, nội dung cần nâng cao nhận thức cho CBQL và đội

ngũ GV

Dự kiến các hình thức tổ chức để nâng cao nhận thức cho CBQL và GV

như học tập, bồi dưỡng thông qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn, thông qua việc

tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng.

Dự kiến các nguồn lực: con người, phương tiên, kinh phí, thời gian… Tổ chức học tập nghiên cứu các tiêu chí của năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp quy định:

Tổ chức các buổi bồi dưỡng tập chung cho CBQL và toàn thể GV để

học tập và nghiên cứu các tiêu chí của năng lực dạy học theo chuẩn quy định, giúp họ nắm được các nội dung, yêu cầu trong mỗi tiêu chí mà người giáo viên cần đạt như: để làm tốt khâu lập kế hoạch cần thế nào, mức độ thế nào là đảm bảo chương trình mơn học, kiến thức môn học, phải sử dụng các phương tiện dạy học, phương pháp dạy học như thế nào, quản lý hồ sơ, điều tra đánh giá

học sinh như thế nào để đảm bảo yêu cầu đặt ra.

Trong quá trình tổ chức bồi dưỡng tập huấn cần coi trọng việc thực hành của GV tham gia. Nên tổ chức tập huấn ở cấp trường sau đó đề nghị các tổ nhóm chun mơn tiếp tục về triển khai nghiên cứu tìm hiểu thơng qua đội ngũ GV cốt cán. Có như vậy GV mới nắm chi tiết được các nội dung mà chuẩn đã yêu cầu.

Tổ chức các hội thảo, sinh hoạt theo chuyên đề, các buổi thảo luận cả cấp tổ và cấp trường để tạo cơ hội cho GV được trình bày những ý kiến của mình, cùng tranh luân, bàn bạc, trao đổi, chia sẻ những vấn đề liên quan đến năng lực dạy học. Từ đó mỗi giáo viên sẽ nhận rõ tầm quan trọng của việc bồi

86

dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực dạy học đáp ứng các yêu cầu

chuẩn nghề nghiệp, thấy rõ được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để phấn đấu vươn lên trong hoạt động giáo dục.

Đưa vào nghị quyết của chi bộ đảng, kế hoạch hoạt động của BGH đồng thời tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.

Hiểu và nắm bắt rõ các yêu cầu cũng như đánh giá năng lực dạy học GV theo chuẩn nghề nghiệp không chỉ coi trọng nâng cao nhận thức trong đội ngũ

giáo viên, đội ngũ giáo viên cốt cán mà ngay trong cấp ủy, ban giám hiệu nhà trường, đặc biệt các cán bội làm công tác quản lý nhà nước về giáo dục cũng

phải thông suốt. Đây là lực lượng quan trọng được phân cấp để lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện để tiến hành hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học GV, sử

dụng kết quả đánh giá GV…. Việc đề xuất kế hoạch hoạt động trong cấp ủy, BGH và tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền phải được thường xuyên,

liên tục qua các cuộc họp, giao ban, đột xuất, thông qua hội đồng Giáo dục địa

phương, các buổi họp chi Bộ, các buổi làm việc về giáo dục.

Tuyên truyền trong nhân dân, học sinh và phụ huynh học sinh.

Học sinh và PHHS là sản phẩm và lực lượng mong chờ nhất về kết quả và chất lượng giáo dục. Muốn thoả mãn nhu cầu của người học thì người thầy cũng cần đảm bảo những tiêu chí về năng lực dạy học mà chuẩn nghề nghiệp quy

định. PHHS chính là một lực lượng đánh giá ngồi vì vậy họ cần thiết phải hiểu rõ

các yêu cầu về năng lực dạy hoc giáo viên mà chuẩn đưa ra. Việc tuyên truyền

trong học sinh tiến hành vào các buổi chào cờ, sinh hoạt tập thể, các buổi họp

PHHS, thông qua ban đại diện CMHS. Đây là biện pháp vừa nhằm đảm bảo đánh giá năng lực dạy học GV một cách khách quan công bằng đồng thời vừa kết hợp

chặt chẽ các môi trường giáo dục, thực hiện chế độ thông tin hai chiều trong GD, tránh tình trạng nhân dân, PHHS khơng đồng tình ủng hộ những đổi mới của GD,

đồng thời tăng cường sự quan tâm chăm lo của XH đối với nâng cao chất lượng

nhà giáo nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung .

87

Người làm công tác QLGD phải nắm vững các văn bản có liên quan

đến việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, các văn

bản hướng dẫn về bồi dưỡng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học nói riêng và bồi dưỡng GV nói chung, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo để có cách trình bày thuyết phục.

Người QLGD phải nắm vững những quy chế, chủ chương, chính sách để vừa là nhà khoa học có lý luận, vừa là người quản lý có thực tiễn, biết trình

bày vấn đề sâu sắc vừa có nghệ thuật tác động vào nhận thức người nghe đúng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)