Quản lý hoạt động bồi dưỡngnăng lực dạy học của giáo viên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn (Trang 41 - 48)

1.5. Quản lý hoạt động bồi dưỡngnăng lực dạy học của giáo viên đáp

1.5.3. Quản lý hoạt động bồi dưỡngnăng lực dạy học của giáo viên

chuẩn nghề nghiệp theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

1.5.3.1. Tổ chức nghiên cứu các tiêu chí của năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản

đối với giáo viên trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực

chun mơn nghiệp vụ.

Các tiêu chí của năng lực dạy học là các yêu cầu và điều kiện cần đạt

được ở các nội dung cụ thể của tiêu chuẩn năng lực dạy học. Vì vậy nghiên

cứu để nắm bắt, hiểu rõ về các tiêu chí của năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp không chỉ là việc làm quan trọng đối với giáo viên mà cịn là cơng việc quan trọng của các nhà quản lý giáo dục, các lực lượng cùng tham gia hoạt

33

nghiên cứu về các tiêu chí của năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp để hiểu biết và nắm rõ các yêu cầu đặt ra cần đáp ứng.

1.5.3.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học theo chuẩn nghề nghiệp

Kế hoạch hố là một chức năng quản lý. Do đó trước hết phải thiết kế kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên để xác định mục đích,

mục tiêu (phương hướng) của hoạt động bồi dưỡng trong tương lai, từ đó xác định con đường, biện pháp và cách thức để đạt được mục đích, mục tiêu đó.

Kế hoạch bồi dưỡng ở đây bao gồm cả kế hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn

hạn; đồng thời phải có kế hoạch theo từng học kỳ và từng năm học.

Khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên cần chú ý tới các kế hoạch chỉ đạo của Bộ, của Sở, những yêu cầu đạt ra của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, đồng thời căn cứ tình hình thực tế của

trường, xác định các nguồn lực của trường để kế hoạch có tính chắc chắn và

khả thi. Từ đó sẽ quyết định những hoạt động cần thiết để việc bồi dưỡng đạt hiệu quả mong muốn.

Các nội dung của kế hoạch hóa: Xác định mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên và các nhiệm vụ để đạt các mục tiêu đó; Xác định các phương án để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra; Xác định các nguồn

lực cần thiết về cơ sở vật chất, kinh phí, nhân lực; Xác định các mốc thời gian bắt đầu và kết thúc (hồn thành) các cơng việc, nhiệm vụ cụ thể nhằm đạt mục

tiêu chung đề ra; Phân công trách nhiệm cho các bộ phận, các tổ chức, tập thể,

cá nhân.

1.5.3.3. Quản lý việc xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học

Chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học nêu ra các nội dung hoạt động sẽ được triển khai trong quá trình bồi dưỡng cho giáo viên. Để đạt được

mục tiêu đề ra thì phải xây dựng chương trình hợp lý, bám sát mục tiêu đặt

ra và trên cơ sở các tiêu chí của năng lực dạy học mà chuẩn đã quy định. Nội

dung bồi dưỡng được xây dựng phải bám sát mục tiêu đã định, phù hợp với sự hình thành và phát triển kỹ năng, tỷ lệ giữa kiến thức lý thuyết và thực hành phải

34

cân đối. Như vậy quản lý việc xây dựng chương trình bồi dưỡng là rất quan

trọng, nó giúp cho nhà quản lý biết được trong quá trình bồi dưỡng sẽ triển khai những nội dung gì, trình tự các hoạt động được sắp xếp thế nào, thời gian diễn ra

như thế nào, chương trình đó đã phù hợp chưa, có khả thi và có giúp đạt mục tiêu

mong muốn hay khơng, có đáp ứng chuẩn nghề nghiệp không.

1.5.3.4. Quản lý phương pháp bồi dưỡng, đánh giá kết quả bồi dưỡng theo

chương trình bồi dưỡng của Bộ, Sở và chương trình của nhà trường

Phương pháp bồi dưỡng là cách làm, cách tiến hành triển khai hoạt động

bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên. Quản lý phương pháp bồi dưỡng nghĩa là nhà quản lý phải nắm được phương thức, cách thức sẽ tiến hành trong hoạt động bồi dưỡng, từ đó sẽ biết được phương pháp tiến hành bồi dưỡng đã phù hợp chưa, đã lạc hậu chưa và có sáng tạo đổi mới gì trong phương pháp tổ chức bồi dưỡng hay khơng, các phương pháp đó có giúp đạt được mục tiêu mong muốn cũng như đáp ứng các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp không.

Để hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đảm bảo chất lượng thì khâu đánh giá kết quả bồi dưỡng là rất quan trọng. Nghĩa là phải đánh giá được chương trình bồi dưỡng của Bộ, Sở và chương trình bồi dưỡng

của trường đạt được kết quả như thế nào: mức độ đạt được theo mục tiêu đề ra, đã đạt được những gì và cịn những gì chưa đạt được theo yêu cầu chuẩn đề

ra. Từ việc đánh giá kết quả bồi dưỡng sẽ giúp cho nhà quản lý có được những kinh nghiệm, từ đó điều chỉnh các hoạt động trong quá trình quản lý bồi dưỡng

năng lực dạy học giáo viên, làm cho việc triển khai ở giai đoạn tiếp theo được

hoàn chỉnh và đúng hướng hơn.

Để đánh giá được kết quả hoạt động bồi dưỡng thì cần có cơng tác kiểm

tra trong quá trình tổ chức bồi dưỡng. Công tác kiểm tra sẽ giúp cho nhà

trường theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động, từ đó sẽ có những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.

35

1.5.3.5. Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán

Để triển khai hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giáo viên thì cần sự

phối kết hợp của nhiều lực lượng tham gia. Đặc biệt khi chương trình bồi

dưỡng của Sở, Bộ chỉ dừng lại ở một số ít các đợt tập huấn, bồi dưỡng thì chương trình bồi dưỡng tại trường là rất quan trọng . Do đó để triển khai tốt

công tác bồi dưỡng cho giáo viên tại trường thì trước hết phải xây dựng được

đội ngũ giáo viên cốt cán có vai trị truyền đạt, giảng dạy (coi như giảng viên) các

nội dung của chương trình bồi dưỡng mà trường đã xây dựng tới các đồng chí

giáo viên. Đội ngũ cốt cán ở đây là các đồng chí tổ trưởng chun mơn, nhóm trưởng các bộ mơn – họ là những giáo viên có trình độ chun mơn giỏi, có kỹ năng sư phạm tốt và kinh nghiệm trong quá trình dạy học. Trên cơ sở được

tiếp thu các nội dung trong các đợt tập huấn của Bộ, Sở tổ chức, kết hợp với sự chỉ đạo của BGH nhà trường - trực tiếp là phó hiệu trưởng chun mơn, đội ngũ cốt cán sẽ triển khai các nội dung, chương trình bồi dưỡng theo kế hoạch tới toàn thể giáo viên trong trường. Để xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán

tham gia công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu thì Ban giám hiệu nhà trường phải có kế hoạch đào tạo , bồi dưỡng cho họ (cử họ tham gia các lớp tập huấn do Sở, Bộ tổ chức hoặc tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn tại trường). Để họ được nâng cao trình độ chun mơn nghiệp

vụ cũng như kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp (đáp ứng chuẩn quy định). Đồng

thời có cơ chế và chính sách đãi ngộ, quan tâm động viên đối với họ.

1.5.3.6. Quản lý các điều kiện cho công tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên

Về cơ sở vật chất

Điều kiện cơ sở vật chất và các yếu tố phục vụ cho công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên giữ vai trị quan trọng góp phần vào sự thành

công của công tác bồi dưỡng . Để triển khai các nội dung của hoạt động bồi

dưỡng thì cần có các phương tiện, điều kiện cơ sở vật chất hỗ trợ như phòng ốc, loa máy, dụng cụ học tập ….Do đó căn cứ vào kế hoạch bồi dưỡng đã xây

36

trong quá trình bồi dưỡng. Từ đó rà sốt kiểm tra những gì hiện tại nhà trường

đã có, đồng thời xây dựng kế hoạch mua sắm ,huy động các nguồn hỗ trợ để

bổ sung các trang thiết bị còn thiếu.

Về chế độ chính sách

Cần có cơ chế chính sách rõ ràng đối với công tác bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên, phải có những chế độ ưu đãi tạo điều kiện quan tâm động viên đối với đội ngũ cốt cán tham gia giảng dạy bồi dưỡng, cũng như những

giáo viên tích cực tham gia hoạt động bồi dưỡng . Đồng thời phải có nhắc nhở phê bình và hình thức xử lý đối với những giáo viên không tham gia thực hiện công tác bồi dưỡng năng lực dạy học .

Tiểu kết chương 1

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên là một trong những hoạt động của quản lý giáo dục, là q trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý giáo dục tới khách thể quản lý (tập thể giáo viên, mỗi giáo viên) tạo cơ hội cho giáo viên tham gia các hoạt động dạy học, giáo dục, học tập trong và ngoài nhà trường nhằm cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng chun mơn nghiệp vụ, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm nghề nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục đào tạo.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên là một hoạt động quản lý giáo dục cũng thực hiện bốn chức năng sau:

Lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên: Kế hoạch hoá là khâu đầu tiên của chu trình quản lý.

Nội dung chủ yếu là: xác định hình thành mục tiêu đối với hoạt động bồi dưỡng giáo viên, lựa chọn các phương án, biện pháp tốt nhất phù hợp nhất với điều kiện thực tế để tiến hành hoạt động bồi dưỡng đạt kết quả tốt.

Tổ chức triển khai hoạt động bồi dưỡng: Tổ chức là chức năng được tiến hành sau khi lập kế hoạch nhằm chuyển hoá những mục đích, mục tiêu bồi dưỡng giáo viên được đưa ra trong kế hoạch thành hiện thực. Nhờ đó mà

37

hoạt động bồi dưỡng giáo viên được liên kết thành bộ máy thống nhất, chắt chẽ và nhà quản lý có thể điểu phối các nguồn lực của các nguồn lực phục vụ ngày một tốt hơn cho công tác bồi dưỡng. Phương pháp làm việc của cán bộ quản lý có ý nghĩa quyết định cho việc chuyển hoá kế hoạch quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên thành hiện thực.

Quản lý việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hoạt động bồi dưỡng giáo

viên: Chỉ đạo là chức năng được thể hiện rõ ràng trong nội hàm của khái niệm quản lý. Sau khi lập kế hoạch và cơ cấu bộ máy, khâu vận hành, điều khiển hệ thống cốt lõi của chức năng chỉ đạo. Nội dung của chức năng này là liên kết

các thành viên trong tổ chức, tập hợp động viên họ nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, để đạt được mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng giáo viên. Nó kết nối, thẩm thấu và đan xen vào hai chức năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên.

Kiểm tra: là chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý nói chung và trong quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên. Theo lý thuyết thông tin, kiểm tra nhằm thiết lập mối quan hệ ngược và là khâu không thể thiếu trong quản lý, kiểm

tra là để quản lý, muốn quản lý tốt thì phải kiểm tra tốt. Thơng qua kiểm tra đánh giá được thành tựu hoạt động của công tác bồi dưỡng, uốn nắn,điều chỉnh kịp

thời nội dung phương pháp, hình thức cho phù hợp, đúng hướng.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy

học cho giáo viên là năng lực của ban giám hiệu nhà trường đặc biệt là Hiệu

trưởng trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, tổ chức thực hiên,

chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường như tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể, giáo viên thực hiện và kiểm tra đánh giá được năng lực dạy học của giáo

viên sau khi được bồi dưỡng. Nội dung chương 1 của luận văn đã đề cập các vấn đề về lý luận quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên THPT đáp

ứng yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp, yêu cầu về đổi mới giáo dục hiện nay. Đó

là các vấn đề về giáo viên,quản lý và biện pháp quản lý, năng lực, năng lực dạy học, bồi dưỡng, bồi dưỡng năng lực dạy học, các vấn đề về chuẩn nghề

38

nghiệp giáo viên. Đồng thời chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trò của trường THPT, của cán bộ quản lý, của đội ngũ giáo viên THPT, các vấn đề về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên…

Phần cơ sở lý luận trên sẽ chỉ đường cho việc điều tra, khảo sát, phân

tích thực trạng hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên trường THPT Việt Bắc so với yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT. Từ đó,

đề xuất các biện pháp khả thi nhằm quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học đội

ngũ giáo viên trường THPT Việt Bắc đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiên nay.

39

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG VIỆT BẮC TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn (Trang 41 - 48)