Đặc điểm tình hình Thành phố Lạng Sơn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn (Trang 48 - 50)

2.1. Đặc điểm địa phương và quá trình phát triển của trườngTHPT

2.1.1. Đặc điểm tình hình Thành phố Lạng Sơn

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Lạng Sơn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố - xã hội và khoa học- kỹ thuật của tỉnh, có 7.769,35 ha diện tích tự nhiên gồm 8 đơn vị

hành chính cơ sở gồm 5 phường: Hoàng Văn Thụ, Tam Thanh, Chi Lăng, Đông Kinh, Vĩnh Trại và 3 xã: Hoàng Đồng, Mai Pha và Quảng Lạc.

Về vị trí tiếp giáp, phía Đơng giáp các xã: Hợp Thành, Gia Cát, Tân Liên và thị trấn Cao Lộc (thuộc huyện Cao Lộc); phía Tây giáp các xã Đồng Giáp (huyện Văn Quan), Xuân Long (huyện Cao Lộc); phía Nam giáp các xã Tân Thành, Yên Trạch (huyện Cao Lộc) và xã Vân Thủy (huyện Chi Lăng); phía Bắc giáp các xã Thụy Hùng, Thạch Đạn (huyện Cao Lộc).

Thành phố Lạng Sơn có vị trí địa lý rất thuận tiện để giao thông phát triển kinh tế - xã hội như: Đường quốc lộ 1A đi Hà Nội, đường sắt liên vận quốc tế Việt- Trung, đường quốc lộ 1B đi Thái Nguyên, đường quốc lộ 4A đi Cao

Bằng, quốc lộ 4B đi Quảng Ninh. Nằm liền kề với khu tam giác kinh tế năng

động Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, do vậy thành phố Lạng Sơn trở thành đầu cầu của hành lang kinh tế Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải phòng - Quảng Ninh.

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Tính đến năm 2012, tổng dân số toàn thành phố là 89.382 người chiếm

12,5% dân số cả tỉnh, trong đó dân nội thành chiếm 78,5% tương đương với

70.165 người dân, dân số ngoại thành chiếm 21,5%. Là thành phố miền núi, nhưng thành phố Lạng Sơn có mật độ dân số trung bình khá cao với 1125,4 người/km2.

40

Trên địa bàn thành phố Lạng Sơn có các cộng đồng dân tộc Kinh, Tày,

Nùng, Hoa, Cao Lan, Dao, Sán Dìu, Sán Chỉ, Ngái... sinh sống với những truyền thống văn hoá độc đáo, là điều kiện thuận lợi để thu hút khách thăm

quan du lịch trong và ngoài nước đến với thành phố Lạng Sơn.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, năm 2012 đạt 16,5%. Trong đó, thương mại - dịch vụ tăng 23,85%, cơng nghiệp xây dựng tăng 13,24%, nông – lâm nghiệp tăng 3,65%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tích

cực: nơng – lâm nghiệp chỉ chiếm 3,45%, công nghiêp – xây dựng chiếm

25,79%, còn lĩnh vực dịch vụ chiếm đến 70,76%.

Hoạt động thương mại - du lịch - dịch vụ trong nhiều năm qua diễn ra

sôi động, đạt mức tăng trưởng khá. Mạng lưới chợ hạot động ổn định, sức mua

khá, tổng mức lưu chuyển hàng hoá 6 tháng đầu năm 2013 đạt 1318 tỉ đồng tăng 24,53% so với cùng kỳ năm 2012. Ngoài ra, doanh thu du lịch trên địa bàn đạt 560 tỉ đồng, tăng so với năm trước.

Bên cạnh đó, giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp - xây dựng

tăng thêm. Hoạt động sản xuất công nghiệp ổn định về quy mô, số cơ sở sản

xuất, sản lượng, sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn.

2.1.1.3. Giáo dục Về quy mô

Quy mô trường lớp ở các cấp học, ngành học ngày càng ổn định và phát triển, mở rộng phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, đáp ứng nhu cầu

được học tập của con em nhân dân trên địa bàn Thành phố.

Bảng 2.1. Số liệu về giáo dục của thành phố Lạng Sơn năm 2012

Bậc học Số trường Số lớp Số GV Số HS GV/HS

Mầm non 13 142 269 5551 0,05

Tiểu học 10 213 357 7007 0,05

THCS 8 146 297 4602 0.06

THPT 4 102 265 3678 0,07

41

Về chất lượng giáo dục

Chất lượng giáo dục Mầm non: Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ, mẫu giáo, trẻ 5 tuổi đến trường tăng so với năm học trước. Tiếp tục triển khai có hiệu quả

Chương trình GDMN mới. Có biện pháp cụ thể, khắc phục khó khăn để triển khai

thực hiện Chương trình; GV linh hoạt, sáng tạo trong đổi mới phương pháp, tạo môi

trường phong phú cho trẻ tham gia tích cực các hoạt động. Chất lượng chăm sóc, ni dưỡng trẻ có những bước cải thiện tích cực: số trường, số trẻ được học bán

trú 2 buổi/ngày, được ăn bán trú tăng so với năm học trước; Tỷ lệ suy dinh

dưỡng ở cả hai thể đều giảm đáng kể.

Chất lượng giáo dục Tiểu học: Chất lượng giáo dục chuyển biến tích cực, tỷ lệ khá, giỏi tăng, TB, yếu giảm so với năm học trước

Chất lượng giáo dục Trung học sơ sở và trung học phổ thông: Các giải pháp nâng cao chất lượng được triển khai đồng bộ đem lại hiệu quả rõ rệt.

Chất lượng giáo dục trung học được chuyển biến tích cực, tỷ lệ học lực khá giỏi tăng cao. Giáo dục hạnh kiểm cấp học có chuyển biến tích cực, tỷ lệ hạnh kiểm tốt tăng 2,28% so với năm học trước, tỷ lệ hạnh kiểm trung bình giảm so với năm học trước.

Tuy nhiên, chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các trường, các

phường xã trên địa bàn thành phố. Số HS tốt nghiệp THPT thi đỗ vào các

trường đại học và cao đẳng hàng năm có tăng nhưng vẫn cịn thấp so với các tỉnh Đồng bằng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)