Các vấn đề chuẩn hoá của năng lực dạy học

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn (Trang 36 - 39)

1.4. Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên

1.4.3. Các vấn đề chuẩn hoá của năng lực dạy học

1.4.3.1. Về năng lực chuẩn bị lập kế hoạch dạy học môn học

Như phần trên ta đã biết Chuẩn hố là q trình làm cho giáo viên đáp ứng được các chuẩn đã ban hành. Vì vậy, chuẩn hố về năng lực dạy học thực

chất là hiện thực hoá các yêu cầu về năng lực dạy học đối với mỗi giáo viên

đang hoạt động nghề nghiệp ở nhà trường phổ thông. Trong các yêu cầu về năng lực dạy học thì yêu cầu đầu tiên đối với giáo viên đó là “năng lực chuẩn

bị lập kế hoạch dạy học môn học”. Cụ thể: giáo viên phải biết

+ Sử dụng được các phương pháp và kỹ thuật tìm hiểu học sinh để xác định

được trình độ học lực, hứng thú học tập và phong cách học tập của học sinh

+ Phân tích được chương trình mơn học và phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng môn học đối với từng lớp và toàn cấp

+ Xác định được các điều kiện cơ sở vật chất – thiết bị dạy học của trường phục vụ cho dạy học môn học;

+ Xác định được các yếu tố kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên của địa

phương nhàm hỗ trợ cho việc dạy học gắn liền với thực tiễn

1.4.3.2. Về năng lực lập kế hoạch dạy học mơn học

Để chuẩn hố năng lực dạy học giáo viên phải hiện thực hoá các yêu

cầu về lập kế hoạch dạy học đảm bảo chương trình mơn học, đảm bảo kiến thức môn học như:

+ Thiết kế được cấu trúc kế hoạch môn học đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp,

phương tiện dạy học và hình thức kiểm tra đánh giá

+ Xác định mục tiêu dạy học môn học, từng chương đảm bảo chuẩn

kiến thức, kỹ năng môn học và phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện cơ sở vật chất – thiết bị dạy học của nhà trường và đặc điểm của địa phương

+ Phân phối thời lượng cho các chủ đề nội dung phù hợp với đặc điểm học sinh, với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và đặc điểm địa phương

28

+ Xác định được các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học phù hợp với

nội dung từng chủ đề, đặc điểm học sinh, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường

và đặc điểm địa phương

+ Xác định được nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập

của học sinh sau mỗi chương, mỗi phần của chương trình

1.4.3.3. Về năng lực lập kế hoạch bài học

Nghiên cứu các tài liệu có liên quan, chuẩn bị các phương tiện, đồ dùng

dạy học, xác định được kiến thức đã có của học sinh cần để học bài học mới, dự kiến các tình huống nảy sinh, hệ thống các bài tập, câu hỏi theo các mục đích khác nhau.

Xác định được mục tiêu bài học theo hướng hình thành năng lực, thể hiện tính tích cực và phân hoá theo các bậc nhận thức, phù hợp với các đối

tượng học sinh trong lớp và biểu đạt mục tiêu thành các dấu hiệu có thể quan

sát, đo lường được.

Xác định được mục tiêu dạy học phù hợp với hình thức tổ chức tự học của học sinh ở nhà, có phương pháp giúp học sinh tự học và kiểm tra, đánh giá kết quả.

Thiết kế các hoạt động của học sinhphù hợp với mục tiêu, nội dung và

phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở

học sinh và phù hợp với từng loại đối tượng học sinh.

Lựa chọn hợp lý các thiết bi dạy học và xác định được thời điểm, phương pháp sử dụng.

Phân phối thời gian hợp lý cho các hoạt động trên lớp. Dự kiến các tình huống có thể nảy sinh và cách xử lý.

1.4.3.4. Về năng lực tổ chức dạy học trên lớp

Để chuẩn hố năng lực dạy học, giáo viên cịn phải hiện thực hoá được

các yêu cầu về năng lực tổ chức dạy học trên lớp.

Cụ thể: Quản lí được lớp học, lơi cuốn được tồn thể học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập trên lớp; Sử dụng các phương pháp và

29

Trình bày bảng hợp lí, lời nó rõ ràng, mạch lạc, thu hút sự chú ý của học sinh; Sử dụng được các phương pháp, kĩ thuật thu thông tin phản hồi để kịp điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp; xử lí hợp lí các tình huống nảy sinh; Giao tiếp thân thiện, tơn trọng, khích lệ học sinh, tạo môi trường học tập tương tác; Tự đánh giá được các mức độ đạt được mục tiêu bài học.

1.4.3.5. Về năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Để chuẩn hoá năng lực dạy học, giáo viên còn phải thực hiện được các yêu cầu về năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Cụ thể:

Xây dựng được kế hoach kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn học cho cả năm, từng học kì và từng tuần

Lựa chọn các hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp với mục đích của kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kì, tổng kết theo hướng xác định mức độ

năng lực học sinh.

Sử dụng được các kĩ thật để thiết kế đề kiểm tra, đánh giá đảm bảođộ tin cậy, độ giá trị của đề kiểm tra;

Chỉ ra những ưu điểm, sai sót của học sinh trong chấm bài và tổ chức trả

bài để giúp học sinh tự động điều chỉnh hoạt động học của mình; Tổ chức các

hoạt động tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tự điều chỉnh hoạt động

học tập của học sinh; Sử dụng được thông tin phản hồi từ kiểm tra, đánh giá để

điều chỉnh hoạt động dạy học; Sử dụng được một số phần mềm thông dụng

trong kiểm tra, đánh giá.

1.4.3.6. Về năng lực quản lí hồ sơ dạy học

Để chuẩn hoá năng lực dạy học, giáo viên còn phải thực hiện được các yêu cầu về năng lực quản lý hồ sơ dạy học.

Cụ thể: Lập được hồ sơ dạy học với từng tệp riêng chứa đựng các thông tin hỗ trợ cho việc lập kế hoạch dạy học, theo dõi sự tiến bộ của học sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém; Sử dụng công nghệ thông tin trong việc lập, bảo quản và sử dụng hồ sơ dạy học

30

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông Việt Bắc tỉnh Lạng Sơn (Trang 36 - 39)