Đặc điểm thị trường ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của nhà bán lẻ đối với ngành hàng PG trên thị trường bắc sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.1. Đặc điểm thị trường ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam

TheoNielsen Việt Nam:

Doanh số của ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đo lường toàn quốc tại kênh thương mại truyền thống và kênh thương mại hiện đại (chỉ đo ở khu vực thành thị) tăng nhẹ 0,7% trong quý 2 năm 2018. Tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh hơn tốc độ tăng trưởng khối lượng. Tăng trưởng giá trị tăng 1,3% trong khi tăng trưởng sản lượng giảm xuống -0,6%, theo báo cáo Market Pulse được công bố hàng quý bởi Nielsen – công ty đo lường hiệu quả kinh doanh toàn cầu.

Theo báo cáo, sáu trong bảy nhóm ngành hàng lớn FMCG đã có sự tăng trưởng trở Trường Đại học Kinh tế Huế

sữa, sản phẩm chăm sóc gia đình, sản phẩm chăm sóc cá nhân, sản phẩm chăm sóc em bé và thuốc lá. Đặc biệt, nhóm ngành hàng chăm sóc em bé đạt mức tăng lớn nhất lên đến 12%, đây là mức tăng trưởng nổi bật nhất trong nhiều quý liền. Chỉ có nhóm ngành hàng thực phẩm tiếp tục giảm xuống -1,9%.

Ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc Cấp Cao, Trưởng Bộ phận Dịch vụ đo lường bán lẻ, Nielsen Việt Nam“Trong khi GDP của Việt Nam đạt 7,1% trong sáu tháng đầu năm 2018, thì ngành hàng tiêu dùng nhanh vẫn chưa phản ánh được những diễn biến tích cực của điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, các cơ hội tăng trưởng vẫn đang tồn tại. Chúng tôi thấy doanh thu tại kênh bán hàng hiện đại đang tăng hai con số. Kênh bán sỉ lẻ - bao gồm các cửa hàng có hoạt động thương mại bán bn và cả bán lẻ, có doanh số bán hàng cũng đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ. Tính thời vụ cũng mang đến những cơ hội tuyệt vời cho một số danh mục sản phẩm nhất định, chẳng hạn như thức ăn nhẹ, sữa, đồ uống và bánh kẹo, v.v. để đổi mới và kết nối với người tiêu dùng theo những cách sáng tạo.”

Về tình hình kinh doanh của các kênh thương mại, kênh thương mại hiện đại có mức tăng lên đến 11,9% trong khi kênh thương mại truyền thống vẫn đang chậm chạp. Về các khu vực, doanh số bán hàng FMCGở kênh truyền thống khu vực thành thị tăng nhẹ 1,2%. Trong khi đó, kênh thương mại truyền thống ở khu vực nơng thơn đang có mức tăng âm-2,4%.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của nhà bán lẻ đối với ngành hàng PG trên thị trường bắc sông Hương tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)