CỦA NHTM
1.3.1 Các nhân tố chủ quan từ NHTM
1.3.1.1 Nhận thức và quan điểm của NH về quản trị danh mục tín dụng
Đây được xem là yếu tố quan trọng quyết định ý thức chủ động của các NH trong việc sử dụng QTDMTD như là một trong các công cụ để đạt mục tiêu kinh doanh. Trong những nền kinh tế có tính cạnh tranh thấp hoặc được bao cấp bởi Chính phủ thông thường các chủ thể kinh doanh, kể cả các ngân hàng, khơng bị địi hỏi gắt gao trong việc phải đổi mới để tồn tại và phát triển. Tình trạng đó lâu dần hình thành thói quen bảo thủ khó chấp nhận cái mới. Tuy nhiên, QTDMTD là một phương thức quản trị hiện đại, thích hợp với nền kinh tế mở, có tính cạnh tranh cao. Áp dụng QTDMTD là xu hướng tất yếu của các ngân hàng trên đà hội nhập quốc tế, là biểu hiện của khả năng tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế của ngân hàng.
Ngoài nhận thức về sự cần thiết phải thực hiện QTDMTD, thì quan điểm của nhà quản trị cũng là vấn đề quan trọng, sẽ chi phối hành động của họ. Theo lý thuyết tài chính hiện đại, các nhà quản trị nói chung và nhà quản trị ngân hàng nói riêng được chia thành hai trường phái có quan điểm trái ngược nhau (i) Trường phái phịng thủ có các hành động mang tính bị động, thông thường họ nghiêng về hướng xử lý sau, nhằm giảm thiểu tác động của rủi ro đến kết quả kinh doanh của ngân hàng; (ii) Trường phái tấn cơng, ln có các hành động đi trước, khơng chờ đến khi danh mục hình thành và rủi ro xuất hiện mới hành động. Một trong các biểu hiện của trường phái này là họ sử dụng đa dạng hóa các loại tài sản cho vay trên danh mục như là một biện pháp chính để ngăn chặn, giảm thiểu sự xuất hiện của rủi ro. Ngoài ra nhà quản trị theo trường phái này cũng rất có ý thức chủ động trong việc điều chỉnh cơ cấu danh mục để tìm kiếm cơ hội gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
1.3.1.2 Khả năng lập kế hoạch, thiết kế danh mục tín dụng của nhà quản trị
Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động QTDMTD của ngân hàng. Muốn vậy, việc lập kế hoạch và thiết kế danh mục phải được dựa trên những
dự báo chính xác về các điều kiện của nền kinh tế, các diễn biến của thị trường trong thời gian xây dựng DMTD và đồng thời xuất phát từ các điều kiện thực tế của ngân hàng tại thời điểm lập kế hoạch. Nếu ngân hàng có bộ phận dự báo thơng tin kinh tế hoạt động hiệu quả, sẽ đảm bảo cho tính khả thi của danh mục mà ngân hàng xây dựng.
Việc thiết kế danh mục địi hỏi sự linh hoạt uyển chuyển, khơng cứng nhắc, phù hợp với những thay đổi có thể xảy ra trong nền kinh tế. Do vậy, có thể có nhiều phương án danh mục được xây dựng, phù hợp với các kịch bản khác nhau. Điều này sẽ dễ dàng hơn cho ngân hàng trong quá trình giám sát và điều chỉnh cơ cấu danh mục sau giám sát, đảm bảo thực hiện mục tiêu kinh doanh đã hoạch định.
1.3.1.3 Khả năng điều hành quản trị danh mục tín dụng
Yếu tố này biểu hiện năng lực của nhà quản trị ngân hàng trong việc tổ chức thực hiện và giám sát DMTD. Bộ máy tổ chức gọn nhẹ nhưng hiệu quả, quy định cơ chế giám sát chặt chẽ, phù hợp với mơ hình tổ chức và năng lực của nhân viên thực thi, có tác động rất lớn đến hiệu quả của công tác QTDMTD tại ngân hàng.
Bên cạnh khả năng hoạch định, thiết kế danh mục thì năng lực điều hành giám sát có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc biến danh mục dự định thành hiện thực. Mặt khác, việc điều chỉnh cơ cấu danh mục có kịp thời, hiệu quả hay không cũng thuộc về khả năng điều hành giám sát danh mục của nhà quản trị, nó cho thấy sự nhạy bén của nhà quản trị trong vấn đề nắm bắt những biến đổi của nền kinh tế, chính sách điều hành vĩ mơ của Chính phủ, của ngân hàng Nhà nước ... áp dụng vào quá trình điều hành thực tế tại ngân hàng.
1.3.1.4 Các điều kiện nội lực của NHTM
Trong các yếu tố nội lực, vốn tự có của NH là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động QTDMTD của một NHTM. Xét ở góc độ kinh doanh, vốn tự có biểu hiện cho khả năng, sức mạnh về tài chính của ngân hàng, nó có ý nghĩa thực sự quan trọng trong môi trường mang nặng màu sắc cạnh tranh của hệ thống NHTM. Với một cơ cấu DMTD xác định, ngân hàng sẽ tính được giá trị tổn thất khơng dự kiến và mức vốn kinh tế tương xứng để trang trải cho những tổn thất đó. Ngược lại,
với mức vốn đã có, ngân hàng cũng có thể cấu trúc danh mục tín dụng sao cho tổng tổn thất của toàn danh mục phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro vốn ngân hàng.
Khi giám sát DMTD, để nhận dạng các dấu hiệu bất ổn trên danh mục, nhất thiết phải xem xét các giới hạn an toàn (thường được xác định theo quy mơ vốn tự có) của NHTM. Ngồi vốn tự có, các yếu tố nội lực khác như trình độ của đội ngũ nhân viên tín dụng, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ/ bộ phận kiểm toán nội bộ tại ngân hàng, chất lượng của hệ thống thông tin quản lý, mạng lưới chi nhánh hoạt động …cũng có những ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác quản trị danh mục. Đội ngũ nhân viên tín dụng am hiểu nhiều ngành nghề có thể cho phép ngân hàng dấn thân vào cho vay đa dạng các ngành kinh tế. Mạng lưới chi nhánh ngân hàng phủ khắp các địa phương, với khả năng kiểm sốt rộng cũng có thể thúc đẩy sự đa dạng hóa về khu vực địa lý trên danh mục tín dụng... Đây là những yếu tố có tác động khơng nhỏ đến việc xây dựng và thực hiện DMTD, vì vậy các ngân hàng phải cân nhắc một cách thận trọng ngay từ khi xây dựng mục tiêu, thiết lập chính sách cũng như thiết kế DMTD.
1.3.2 Các nhân tố từ môi trường
1.3.2.1 Môi trường kinh tế trong nước
Hoạt động tín dụng ngân hàng từ khi mới ra đời cho đến nay ln được đánh giá là địn bẩy cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Do vậy, trong QTDMTD, từ giai đoạn hoạch định mục tiêu, thiết kế danh mục cho đến khi giám sát thực hiện đều chịu ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường kinh tế trong nước. Một DMTD được thiết kế phù hợp với môi trường kinh tế sẽ đảm bảo hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra và tạo điều kiện để duy trì lợi nhuận một cách bền vững cho ngân hàng.
Trong một quốc gia có mơi trường kinh tế đa dạng phong phú, ngân hàng tại quốc gia đó có thể xây dựng một DMTD có tính đa dạng hóa cao, điều này sẽ giúp cho rủi ro danh mục được phân tán và giảm thiểu. Bởi vì rủi ro có thể xảy ra cho ngành này/ lĩnh vực này mà không xảy ra ở ngành khác/ lĩnh vực khác, cho chủ thể này mà khơng ở chủ thể khác. Do đó, một nền kinh tế đa dạng sẽ là thuận lợi cho ngân hàng trong việc thiết kế một danh mục tín dụng tối ưu, hiệu quả cao. Ngược
lại, nếu nền kinh tế quốc gia hoặc địa phương có tính tập trung, chủ yếu dựa vào một vài ngành sản xuất kinh doanh đặc thù nào đó, như nơng nghiệp, xuất khẩu ... thì rất khó cho ngân hàng xây dựng được một DMTD có tính đa dạng hóa, mà thơng thường sẽ là tập trung, chun mơn hóa. Những danh mục như vậy được xem là tiềm ẩn rủi ro rất cao và sẽ trở thành tổn thất cho ngân hàng nếu diễn biến kinh tế theo chiều hướng khơng thuận lợi. Q trình thực hiện DMTD cũng có sự gắn kết chặt chẽ với biến động của nền kinh tế và điều này đem lại cả thuận lợi cũng như khó khăn cho hoạt động QTDMTD.
1.3.2.2 Sự phát triển của thị trường tài chính trong nước
Sự tác động của thị trường tài chính trong nước có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động QTDMTD của NHTM. Một thị trường tài chính năng động, sẽ tạo điều kiện hỗ trợ cũng như kích thích các NHTM tham gia thỏa mãn các nhu cầu trao đổi, nhằm tái cấu trúc danh mục cho vay, từ đó đạt mục tiêu kinh doanh tốt hơn.
Tình trạng kém phát triển của thị trường tài chính sẽ khiến các ngân hàng trở nên thụ động, không linh hoạt để thay đổi cấu trúc danh mục, lâu dần trở nên bảo thủ, khó khăn trong q trình hội nhập. Thực tế cho thấy, sự phát triển năng động của thị trường tài chính ln tác động vào DMTD của ngân hàng, khiến cho cơ cấu của nó có thể linh hoạt và uyển chuyển hơn, thông qua các hoạt động trao đổi, mua bán trên thị trường.
1.3.2.3 Xu hướng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
Hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ bởi những tác động của quá trình hội nhập quốc tế. Hầu hết các ngân hàng thương mại tại các quốc gia đang phát triển đều có các hoạt động ngân hàng quốc tế. DMTD của các ngân hàng khơng chỉ gói gọn trong phạm vi một lãnh thổ mà mở rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới, vì vậy sự biến động của nền kinh tế thế giới và khu vực có tác động rất mạnh mẽ tới hiệu quả hoạt động cũng như DMTD của các ngân hàng.
Mặt khác, khi hoạt động trong môi trường quốc tế, các ngân hàng phải tuân thủ các quy ước, các chuẩn mực do các tổ chức quốc tế như ủy ban giám sát ngân hàng
Basel, quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng thế giới,... Thông thường những quy tắc chuẩn mực này cũng được ngân hàng Trung Ương các nước chuẩn hóa thành các quy định riêng của quốc gia mình, buộc các ngân hàng trong nước phải tuân theo.
1.3.2.4 Vai trò giám sát của cơ quan quản lý ngân hàng
Hoạt động tín dụng của ngân hàng ln luôn và bao giờ cũng phải đặt trong khuôn khổ luật pháp của một quốc gia nhất định. Một DMTD khi xây dựng phải tuân thủ các giới hạn và chịu sự giám sát của ngân hàng Trung Ương, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ.
Trong QTDMTD của NHTM, sự giám sát của cơ quan quản lý ngân hàng vừa có ý nghĩa định hướng cho các ngân hàng tuân theo các chuẩn mực chung, vừa có tác dụng cảnh báo từ xa. Khi nền kinh tế có những biến đổi, ở góc độ kinh doanh, các ngân hàng rất dễ chạy theo lợi nhuận trước mắt, không lường hết hậu quả lâu dài sau này. Sự giám sát cảnh báo của cơ quan quản lý ngân hàng là hết sức cần thiết, nhằm đảm bảo sự an toàn khơng chỉ cho từng ngân hàng mà cịn cho cả hệ thống.