2.3 THỰC TRẠNG DANH MỤC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT
2.3.2 Phân tích cơ cấu danh mục tín dụng theo ngành kinh tế
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu danh mục tín dụng theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ
Nguồn: Báo cáo tài chính của VAB từ năm 2010 – 2013
Khảo sát cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế của VAB có thể nhận thấy thị trường mục tiêu của VAB về cơ bản là giống những ngân hàng khác, đều là đa dạng hóa, khơng có sự chun mơn hóa cho vay theo ngành. Những ngành mà VAB tập trung cho vay bao gồm: xây dựng, thương mại, sản xuất và chế biến, dịch vụ cá
nhân và cộng đồng, kho bãi vận tải và thông tin liên lạc, nông nghiệp và lâm nghiệp,
động qua từng năm, nhưng nhìn chung tỷ trọng ngành xây dựng ln chiếm đa số là ngành có tỷ lệ cao nhất dao động từ gần 29% đến 46% tổng dư nợ, đứng vị trí thứ hai là dịch vụ cá nhân và cộng đồng có tỷ lệ dao động từ 27% đến gần 34%, tiếp theo là ngành thương mại, sản xuất và chế biến có tỷ trọng đứng thứ 3 dao động từ 18% đến gần 29% tổng dư nợ, và các vị trí tiếp theo là ngành kho bãi vận tải và thông tin liên lạc thông thường có tỷ trọng khoảng 6% - 7% tổng dư nợ, ngành nơng nghiệp và lâm nghiệp có tỷ trọng thấp nhất chiếm dưới 5% tổng dư nợ. Xét trên bình diện chung thì cơ cấu tín dụng này là tương đối phù hợp với cơ cấu kinh tế vĩ mô: tập trung cho công nghiệp, thương mại và giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp. Tuy nhiên nếu nhìn ở góc độ phân tán rủi ro trên danh mục của VAB thì thấy mức độ đa dạng hóa như vậy là thấp, cũng có nghĩa là độ tập trung rủi ro cao.
Danh mục ngành nghề cho vay của VAB được xây dựng dựa trên cơ sở phương pháp luận và hệ thống ngành nghề kinh doanh của Hệ thống xếp hạng nội bộ. Danh mục ngành nghề cho vay gồm có 21 ngành cấp 1 và hơn 300 ngành cấp 2 phù hợp với thực tế hoạt động tín dụng của VAB và đảm bảo tuân thủ theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành nghề kinh tế Việt nam.