Thực trạng quản trị danh mục tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việ tÁ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị danh mục tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á (Trang 51 - 54)

2.4 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DANH MỤC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

2.4.1 Thực trạng quản trị danh mục tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việ tÁ

Hiện tại, VAB áp dụng phương pháp quản trị danh mục tín dụng thụ động, việc điều chỉnh danh mục tín dụng chưa thật sự được chú ý và chỉ sử dụng phương pháp nội bảng, chưa phát sinh nghiệp vụ phái sinh.

Cơng tác phân tích thơng tin và dự báo tại VAB cịn yếu kém dẫn đến khó khăn trong việc chủ động thiết kế danh mục tín dụng kế hoạch. Phân tích thơng tin yếu dẫn đến dự báo kém chuẩn xác, việc thu thập thơng tin cho q trình phân tích tín dụng cịn có những hạn chế nhất định. Điều đó, đã gây cản trở cho việc thiết kế một danh mục cho vay hiệu quả ngay từ khi hoạch định danh mục tín dụng. Vì vậy, thời gian trước đây, VAB thường chỉ định hướng chung chung mà không xây dựng chi tiết tỷ trọng từng thành phần trong danh mục tín dụng.

Mặt khác, doVAB có quy mơ nhỏ, hiện tại cịn thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu được lưu trữ đầy đủ và khoa học, thiếu phần mềm hiện đại hỗ trợ cho việc xử lý dữ liệu. Những yếu tố này cần phải dựa trên tiềm lực về vốn, về con ngư ời và thời gian, vì vậy không thể dễ dàng đạt được trong khoảng thời gian ngắn.

VAB chỉ mới quan tâm công tác quản trị danh mục tín dụng từ khi thực hiện tái cấu trúc ngân hàng vào năm 2012. VAB đang từng bước thiết lập và hồn thiện quy trình quản trị danh mục tín dụng. Thực tế đến thời điểm này, VAB cũng chưa có quy trình quản trị danh mục tín dụng rõ ràng.

Để tạo nền tảng cho dự án tái cấu trúc cũng như việc xâydựng chính sách, quy trình quản trị danh mục tín dụng, VAB đã ban hành lại quy chế tổ chức và hoạt động Ngân hàng TMCP Việt Á theo Quyết định số 256B/QĐ-HĐQT/13 ngày 26/12/2013. Theo đó, bộ máy mới đảm bảo sự phân tách giữa các hoạt động kinh doanh, hỗ trợ và giám sát để đảm bảo sự minh bạch, tránh chồng chéo và có sự kiểm sốt hợp lý giữa các đơn vị, rủi ro trong hoạt động kinh doanh sẽ giảm thiểu bằng hệ thống kiểm soát rủi ro tập trung tại Trụ sở chính và tăng cường các kênh kiểm sốt ở từng đơn vị. Khi đó, việc quản trị danh mục tín dụng đảm bảo theo cơ

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức thực hiện và giám sát danh mục tín dụng:

HƠI

Nguồn: Văn bản nội bộ của VAB

Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các tuyến phòng vệ như sau:

 Khối tác nghiệp gồm Khối khách hàng cá nhân và Khối khách hàng doanh nghiệp:

- Phát triển và quản lý các hoạt động kinh doanh của VAB.

- Tạo lập doanh thu trong rủi ro cho phép thông qua việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ ngân hàng.

- Xây dựng và thực thi chiến lược kinh doanh, chính sách kinh doanh, triển khai kế hoạch kinh doanh hàng năm.

- Tổ chức và điều hành kinh doanh

- Phối hợp với khối quản trị rủi ro bảo đảm các chỉ tiêu về quản lý rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh.

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN ĐIỀU HÀNH TUYẾN PHÒNG VỆ THỨ HAI: KHỐI QUẢN TRỊ RỦI RO KHỐI TÁC NGHIỆP TUYẾN PHÒNG VỆ THỨ NHẤT: BỘ PHẬN TÁC NGHIỆP TUYẾN PHÒNG VỆ THỨ BA: BAN KIỂM SỐT PHỊNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ

 Khối quản trị rủi ro:

- Thẩm định và/hoặc phê duyệt tín dụng cho khối khách hàng doanh nghiệp, khối khách hàng cá nhân và các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

- Thẩm định đầu tư tài chính của VAB và các cơng ty con.

- Tổ chức quản lý tài sản bảo đảm của khối khách hàng doanh nghiệp, khối khách hàng cá nhân.

- Xây dựng quy trình, chính sách, phương án thu hồi nợ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phát triển và quản lý các chính sách, cơng cụ quản lý rủi ro.

- Tổ chức hoạt động quản lý rủi ro và giám sát rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của VAB.

- Giám sát hoạt động quản lý rủi ro ở các bộ phận nghiệp vụ trên toàn hệ thống. Phối hợp với các Phòng/Ban/Đơn vị khác trong việc xây dựng và quản lý hệ thống thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro.

 Ban kiểm soát (đơn vị trực thuộc là Phịng kiểm tốn nội bộ):

- Giám sát hoạt động ngân hàng nhằm đánh giá chính xác các hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của ngân hàng.

- Thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, quy định nội bộ, điều lệ và nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị.

Với mơ hình quản trị mới được áp dụng vào cuối năm 2013, đầu năm 2014 và thực sự chạy trơn tru từ giữa năm 2014. Do đó, VAB cũng chưa đánh giá được kết quả mang lại từ mơ hình này. Tuy nhiên, đây là bước chuyển mình theo hướng hiện đại và tạo nền tảng để VAB từng bước xây dựng hồn thiện cơng tác quản trị danh mục tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị danh mục tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)