Kết quả hoạt động kinh doanh của VAB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị danh mục tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á (Trang 40)

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ

Nguồn: Báo cáo tài chính của VAB từ năm 2010 – 2013

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy lợi nhuận trước thuế của VAB có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể:

Năm 2010, lợi nhuận trước thuế là 347 tỷ đồng. Đến năm 2011, tình hình kinh tế tăng trưởng giảm, lạm phát vẫn ở mức cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của VAB. Tuy tổng thu nhập năm 2011 tăng 26,8% so với năm 2010 nhưng tốc độ tăng của chi phí cao hơn đến 33,2% làm cho kết quả lợi nhuận trước thế thuế giảm. Năm 2011, lợi nhuận trước thuế đạt 324 tỷ đồng, giảm 23 tỷ đồng so với năm 2010, tỷ lệ giảm là 6,7%.

Và đặc biệt, trong năm 2012 được coi là năm có nhiều diễn biến phức tạp cả ở thị trường trong nước và thế giới, các chính sách tiền tệ của Chính phủ và NHNN đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng. Nguồn thu của VAB chủ yếu từ hoạt động tín dụng, đồng thời kinh doanh vàng, chứng khốn và dịch vụ có hiệu quả chưa cao, dẫn đến hoạt động chung toàn hệ thống chưa hồn thành kế hoạch đề ra.

Tính đến 31/12/2012, lợi nhuận trước thuế của VAB đạt 211 tỷ đồng, giảm 113 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ giảm 34,8%. Nguyên nhân giảm là do trong năm 2012, VAB chủ yếu tập trung xử lý nợ xấu, thực hiện tái cấu trúc Ngân hàng nhằm ổn định tính thanh khoản nên kết quả lợi nhuận khơng đạt được như kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, VAB vẫn cố gắng để vượt qua khó khăn, ổn định tổ chức, đảm bảo thanh khoản, kiểm sốt nợ xấu, duy trì các hoạt động kinh doanh trên cơ sở thận trọng, an toàn và hiệu quả.

Trong năm 2013, lợi nhuận trước thuế tiếp tục giảm, chỉ đạt 76 tỷ đồng, giảm 135 tỷ đồng so với năm 2012, tỷ lệ giảm 36%. Nguyên nhân là do: Lãi suất cơ bản năm 2013 NNHN công bố sụt giảm từ 8% xuống còn 7% dẫn tới lãi suất trên thị trường sụt giảm; VAB đã tiến hành điều chỉnh lãi suất huy động và cho vay. Trong khi các khoản vay phải điều chỉnh ngay lãi suất thì các khoản tiền gửi kỳ hạn dài vẫn giữ nguyên lãi suất đến đáo hạn làm cho chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra giảm thấp. Một nguyên nhân nữa là do thực hiện yêu cầu của NHNN phải tất toán trạng thái huy động vàng vào ngày 30/06/2013, trong khi VAB vẫn còn dư nợ vàng do khách hàng đang trong thời hạn của hợp đồng tín dụng và khơng đồng ý chuyển đổi dư nợ ra VNĐ. Dẫn đến tình trạng VAB phải huy động VNĐ để cho vay vàng làm cho chênh lệch lãi suất âm đối với phần dư nợ này.

Năm 2013 được coi là năm có nhiều diễn biến phức tạp trên thị trường tài chính trong nước và thế giới, các chính sách quản lý vĩ mô của cơ quan chức năng đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Năm 2013 là năm đánh dấu cho bước đường 10 năm hình thành và phát triển của VAB. Tuy có nhiều khó khăn, nhưng VAB đã xác định được mục tiêu trọng tâm là năm bản lề của việc củng cố bộ máy, ổn

định tổ chức, đảm bảo thanh khoản, kiểm soát nợ xấu, duy trì các hoạt động kinh doanh trên cơ sở thận trọng, an toàn và hiệu quả. Trong năm 2013 VAB đã nhận được các giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam”, “Thương hiệu Việt được yêu thích nhất năm 2013”, giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt 2013” và nhiều giải thưởng khác.

2.3. THỰC TRẠNG DANH MỤC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á VIỆT Á

Tổng doanh số DMTD của VAB qua các năm có sự biến động tăng/giảm nhẹ. Năm 2011 giảm 548 tỷ đồng so với năm 2010, tỷ lệ giảm 4,1% đạt 12.945 tỷ đồng. Đến năm 2012, 2013 doanh số DMTD có chiều hướng tăng, năm 2012 tăng 62 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 0,5%, đạt 13.007 tỷ đồng và năm 2013 tăng 1.457 tỷ đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng 11,2%, đạt 14.464 tỷ đồng. DMTD tại VAB bao gồm các loại hình: cho vay, thư tín dụng, bảo lãnh khác và hợp đồng mua bán ngoại tệ.

Bảng 2.1: Danh mục tín dụng tại VAB

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2010 Tỷ trọng 2011 Tỷ trọng 2012 Tỷ trọng 2013 Tỷ trọng Cho vay 13.290 98,5% 11.578 89,4% 12.890 99,1% 14.388 99,5% Thư tín dụng 24 0,2% 25 0,2% 6 0,0% 10 0,1% Bảo lãnh khác 161 1,2% 139 1,1% 111 0,9% 66 0,5% Hợp đồng mua bán ngoại tệ 18 0,1% 1.203 9,3% 0 0,0% 0 0,0% Tổng cộng 13.493 100,0% 12.945 100,0% 13.007 100,0% 14.464 100,0%

Nguồn: Báo cáo thường niên của VAB từ năm 2010 – 2013

Qua số liệu như trên cho thấy DMTD của VAB tập trung vào nghiệp vụ cho vay, khoản mục cho vay luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng danh mục tín dụng tại VAB qua các năm khoảng từ 90% đến 99,5% DMTD. Ngồi cho vay, VAB cịn phát triển những nghiệp vụ ngoài bảng cân đối kế tốn như: thư tín dụng, bảo lãnh khác, hợp đồng mua bán ngoại tệ. Tuy nhiên, những nghiệp vụ này còn khá hạn chế tại VAB, so với dư nợ cho vay từ khoảng 13.000 tỷ đến hơn 14.500 tỷ đồng thì tổng những nghiệp vụ ngoài bảng cân đối kế toán này chỉ đạt trung bình khoảng 440 tỷ đồng/năm, chiếm khoảng 3% tổng dư nợ cho vay và chiếm tỷ trọng khoảng từ 0,5

đến 1,5% DMTD, ngoại lệ năm 2011 các chỉ tiêu ngồi bảng cân đối kế tốn chiếm tỷ trọng đến hơn 10% DMTD. DMTD của VAB chủ yếu tập trung vào cho vay, khơng có có sự đa dạng nhiều thành phần, mang tính rủi ro cao.

Dư nợ cho vay của VAB năm 2011 có giảm so với năm 2010, đạt mức 11.578 tỷ đồng, tỷ lệ giảm gần 13%, nhưng sau đó có chiều hướng tăng với tỷ lệ khá ổn định qua từng năm trung bình khoảng 11% - 12%, đến năm 2013 dư nợ đạt được là 14.388 tỷ đồng. Dư nợ cho vay của VAB có thể được phân theo các tiêu thức như theo thời hạn cho vay, theo đối tượng khách hàng, theo ngành kinh tế, theo nhóm nợ.

Tổng doanh số nghiệp vụ ngồi bảng cân đối kế tốn có sự biến động nhiều từ năm 2010 đến năm 2013. Năm 2010, tổng doanh số là 203 tỷ đồng. Đến năm 2011 tổng doanh số tăng đột biến lên đến 1.367 tỷ đồng, tăng 1.164 tỷ đồng so với năm 2010, tỷ lệ tăng 573%, là do doanh số của hợp đồng mua bán ngoại tệ tăng nhanh đạt 1.203 tỷ đồng, cịn doanh số của thư tín dụng và bảo lãnh khác khơng có nhiều biến động. Năm 2011, được coi là điểm sáng của VAB trong hoạt động thanh toán quốc tế bởi chủ trương của VAB ngay từ đầu năm đã đưa ra nhiều chính sách thi đua thu hút khách hàng TTQT, chính sách ưu đãi khách hàng xuất nhập khẩu. Nhưng đến năm 2012, 2013 doanh số có xu hướng giảm, tỷ lệ giảm lần lượt là 91% trong năm 2012 và 35% trong năm 2013. Do trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và trong năm 2012 là năm đỉnh điểm phát sinh nợ xấu, VAB tập trung mọi nguồn lực để xử lý nợ cho đến nay. Nhìn chung, tỷ trọng cơ cấu trong danh mục các chỉ tiêu ngồi bảng cân đối kế tốn thì nghiệp vụ bảo lãnh khác ln chiếm tỷ lệ cao khoảng từ 80% đến gần 95% tổng doanh số, kế đến là thư tín dụng có tỷ trong dao động từ 5% đến 13%, và cuối cùng là hợp đồng mua bán ngoai tệ, trong năm 2012, 2013 nghiệp vụ này khơng có phát sinh. Ngoại trừ năm 2011, thì cơ cấu trên có sự xáo trộn mạnh, hợp đồng mua bán ngoại tệ tăng mạnh, chiếm tỷ trọng 88% tổng doanh số. Nhận thấy sự cần thiết cần phát triển những nghiệp vụ ngoài bảng cân đối kế toán trong xu thế chung và để hạn chế được phần nào rủi ro cho ngân hàng, trong năm 2013, VAB đã thành lập trung tâm thanh toán với hoạt động thanh toán quốc tế và thanh toán trong nước nhằm tập trung tăng cao hiệu quả quản

lý và có nhiều chính sách nhằm phát triển hoạt động này, tuy nhiên những nghiệp vụ này chưa thật sự phát triển tại VAB trong thời gian qua.

2.3.1 Phân tích cơ cấu danh mục tín dụng theo thời hạn cho vay Biểu đồ 2.4:Cơ cấu danh mục tín dụng theo thời hạn

Nguồn: Báo cáo tài chính của VAB từ năm 2010 – 2013

Qua số liệu cho thấy, cơ cấu danh mục tín dụng theo kỳ hạn của VAB qua các năm tập trung vào cho vay ngắn hạn, tỷ trọng dao động từ 40% đến gần 57% tổng dư nợ. Kế đến là cho vay trung hạn dao động từ trên 32% đến gần 40% tổng dư nợ. Và chiếm tỷ trọng thấp nhất là cho vay dài hạn, tỷ trọng dao động từ 10% đến 23% tổng dư nợ. VAB chú trọng cho vay kỳ hạn ngắn hơn là kỳ hạn dài, điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế nguồn vốn huy động của VAB chủ yếu là ngắn hạn (trung bình vốn huy động dài hạn là 21,5% và vốn huy động ngắn hạn là 78,5%), độ ổn định không cao, cộng thêm tỷ trọng dùng nguồn ngắn hạn cho vay trung dài hạn bị giới hạn bởi quy định của NHNN thì cơ cấu cho vay như vậy là hợp lý. Mặt khác, thời gian vừa qua lãi suất biến động khó lường, khiến cho VAB e ngại cho vay kỳ hạn dài, nhằm tránh rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất.

Giai đoạn năm 2010 – 2013, khi mà thị trường bất động sản gặp khó khăn, nguồn vốn huy động khơng dồi dào như những năm trước đó, hàng loạt ngân hàng đứng trước nguy cơ mất thanh khoản… Hầu hết các ngân hàng thương mại không khuyến khích cho vay bất động sản và các khoản vay có thời hạn dài, cơ cấu cho vay dần được dịch chuyển từ cho vay trung dài hạn sang cho vay với thời hạn ngắn. Tuy nhiên, sự thay đổi này tại VAB là khơng đáng kể và có chiều hướng ngược lại với thị trường, cụ thể, từ năm 2010 đến 2012, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn/dư nợ trung dài hạn lần lượt là 57%/43% (năm 2010), 50%/50% (năm 2011), 51%/49% (năm 2012) và 40%/60% (năm 2013).

2.3.2 Phân tích cơ cấu danh mục tín dụng theo ngành kinh tế

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu danh mục tín dụng theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ

Nguồn: Báo cáo tài chính của VAB từ năm 2010 – 2013

Khảo sát cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế của VAB có thể nhận thấy thị trường mục tiêu của VAB về cơ bản là giống những ngân hàng khác, đều là đa dạng hóa, khơng có sự chun mơn hóa cho vay theo ngành. Những ngành mà VAB tập trung cho vay bao gồm: xây dựng, thương mại, sản xuất và chế biến, dịch vụ cá

nhân và cộng đồng, kho bãi vận tải và thông tin liên lạc, nông nghiệp và lâm nghiệp,

động qua từng năm, nhưng nhìn chung tỷ trọng ngành xây dựng ln chiếm đa số là ngành có tỷ lệ cao nhất dao động từ gần 29% đến 46% tổng dư nợ, đứng vị trí thứ hai là dịch vụ cá nhân và cộng đồng có tỷ lệ dao động từ 27% đến gần 34%, tiếp theo là ngành thương mại, sản xuất và chế biến có tỷ trọng đứng thứ 3 dao động từ 18% đến gần 29% tổng dư nợ, và các vị trí tiếp theo là ngành kho bãi vận tải và thông tin liên lạc thơng thường có tỷ trọng khoảng 6% - 7% tổng dư nợ, ngành nơng nghiệp và lâm nghiệp có tỷ trọng thấp nhất chiếm dưới 5% tổng dư nợ. Xét trên bình diện chung thì cơ cấu tín dụng này là tương đối phù hợp với cơ cấu kinh tế vĩ mô: tập trung cho công nghiệp, thương mại và giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp. Tuy nhiên nếu nhìn ở góc độ phân tán rủi ro trên danh mục của VAB thì thấy mức độ đa dạng hóa như vậy là thấp, cũng có nghĩa là độ tập trung rủi ro cao.

Danh mục ngành nghề cho vay của VAB được xây dựng dựa trên cơ sở phương pháp luận và hệ thống ngành nghề kinh doanh của Hệ thống xếp hạng nội bộ. Danh mục ngành nghề cho vay gồm có 21 ngành cấp 1 và hơn 300 ngành cấp 2 phù hợp với thực tế hoạt động tín dụng của VAB và đảm bảo tuân thủ theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành nghề kinh tế Việt nam.

2.3.3 Phân tích cơ cấu danh mục tín dụng theo mục đích vay

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu danh mục tín dụng theo mục đích vay

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ 8,799 7,687 7,331 9,124 358 554 302 475 2,169 1,979 1,555 1,833 538 377 352 293 1,319 979 2,850 2,163 - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 10,000 2010 2011 2012 2013

Cho vay sản xuất, kinh doanh

Cho vay xuất nhập khẩu

Cho vay đầu tưkinh doanh bất động sản

Cho vay đầu tưkinh doanh chứng khoán

Cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn

Cho vay sinh hoạt tiêu dùng Cho vay khác

Nguồn: Báo cáo tài chính của VAB từ năm 2010 – 2013

Qua số liệu cho thấy, dư nợ của VAB tập trung khá nhiều vào mục đích cho vay sản xuất kinh doanh, tỷ trọng chiếm từ 57% đến 66% tổng dư nợ. Trong 2 năm 2010, 2011 thì tỷ trọng cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản chiếm vị trí thứ hai với tỷ lệ khoảng 16% - 17% và cho vay sinh hoạt tiêu dùng có vị trí thứ ba với tỷ trọng khoảng từ 8% đến 10% tổng dư nợ nhưng bước sang năm 2012, 2013 thì có sự hốn đổi, cho vay sinh hoạt tiêu dùng đứng thứ hai, tỷ trọng có sự tăng trưởng dao động từ 15% - 22% tổng dư nợ và tỷ trọng cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với tỷ lệ khoảng 12% tổng dư nợ. Điều này có thể lý giải là do những năm 2006 – 2007, khi thị trường bất động sản có sự tăng trưởng nóng, VAB cũng như những ngân hàng khác đẩy mạnh cho vay mục đích đầu tư kinh doanh bất động sản nhưng khi thị trường bất động sản bị đóng băng từ năm 2008, đồng thời NHNN ban hành một số văn bản nhằm khống chế và kiểm soát chặt chẽ dư nợ cho vay lĩnh vực này, kéo theo một thời gian dài VAB hạn chế/ngừng cho vay kinh doanh bất động sản và VAB phải thay đổi cơ cấu dư nợ cho vay bằng cách đẩy mạnh cho vay sinh hoạt tiêu dùng. Các mục đích vay cịn lại có tỷ trọng khá khiêm

tốn: cho vay xuất nhập khẩu, cho vay đầu tư kinh doanh chứng khốn, cho vay phát triển nơng nghiệp nơng thơn, mỗi mục đích có tỷ trọng khoảng từ 2% đến 4% tổng dư nợ.

Nhìn chung, tuy cơ cấu danh mục cho vay theo mục đích vay của VAB từ năm 2010 đến 2013 là phù hợp với định hướng của Chính phủ và NHNN, tập trung cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhưng mức độ tập trung dư nợ quá nhiều 66%, trong khi tỷ trọng của những mục đích thuộc lĩnh vực phi sản xuất quá thấp thì thời điểm nền kinh tế bị suy thối trong những năm qua cũng đã gây khó khăn cho VAB trong việc phát sinh nợ xấu do tình hình kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp bị suy giảm.

2.3.4 Phân tích cơ cấu danh mục tín dụng theo đối tượng khách hàng Bảng 2.2: Danh mục tín dụng theo đối tượng khách hàng Bảng 2.2: Danh mục tín dụng theo đối tượng khách hàng

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu Năm 2010 Tỷ trọng năm 2010 (%) Năm 2011 Tỷ trọng năm 2011 (%) Năm 2012 Tỷ trọng năm 2012 (%) Năm 2013 Tỷ trọng năm 2013 (%) Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị danh mục tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)