KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ DANH MỤC TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị danh mục tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á (Trang 30 - 34)

HÀNG MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VAB

1.4.1 Kinh nghiệm về quản trị danh mục tín dụng của ngân hàng một số nước trên thế giới

- Kinh nghiệm của Nhật

Theo nghiên cứu của Nhóm nghiên cứu về QTDMTD của Nhật (Study Group on Credit Portfolio Management, 2007), các ngân hàng lớn tại Nhật như ngân hàng Mizuho, ngân hàng Sumitomo Mitsui, Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, Bank of Japan xem mục tiêu chính của QTDMTD là tập trung vào giảm rủi ro tập trung tín dụng. Các ngân hàng phải nhận thức được giảm rủi ro tập trung tín dụng tiếp tục là vấn đề quan trọng đối với quản lý ngay cả khi chất lượng của DMTD đã được cải thiện tương ứng. Bởi vì tập trung tín dụng vào một khách hàng hay một ngành cơng nghiệp sẽ tác động đến tính ổn định của hoạt động QTDMTD. Các ngân hàng phải

có phương pháp của riêng mình để xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ tinh vi hơn, bao gồm cả QTDMTD dựa trên nguồn vốn kinh tế.

- Kinh nghiệm của Đức

Theo nghiên cứu của Nhóm nghiên cứu về QTDMTD của Nhật (Study Group on Credit Portfolio Management, 2007), năm 2002, ngân hàng Deutsche của Đức đã lập kế hoạch quản lý DMTD dựa trên việc chuyên nghiệp hóa trong hoạt động kinh doanh, giảm rủi ro tín dụng và cắt giảm chi phí. Kế hoạch lập ra đã đạt được thành công khi đạt được ROE trước thuế là 25%. Sau đó, ngân hàng này đã thành lập Nhóm quản lý các khoản cho vay và chấp nhận chiến lược giảm rủi ro để cải thiện rủi ro/lợi nhuận bằng cách chuyển các khoản cho vay lớn sang bộ phận ngân hàng đầu tư.

- Kinh nghiệm của Thụy Điển

Theo nghiên cứu của Csongor David và Curtis Dionner (2005), thực hiện tại các bốn ngân hàng hàng đầu của Thụy Điển. Trong suốt bốn thập niên vừa qua ngành công nghiệp ngân hàng của Thụy Điển đã trải qua những thay đổi rất lớn. Khu vực ngân hàng và thị trường tín dụng của Thụy Điển những năm 1960 – 1970 thế kỷ 20 đã được chuẩn hóa theo những quy định của chính phủ. Tuy nhiên quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng vẫn tiếp tục phát triển khơng ngừng. Các mơ hình xếp hạng rủi ro tín dụng trước đây cho phép các ngân hàng cải thiện và phòng tránh được những khoản cho vay doanh nghiệp khơng có khả năng chi trả. Để tối thiểu hóa rủi ro danh mục tín dụng, các ngân hàng có thể xem xét việc đa dạng hóa danh mục của họ. Nghiên cứu cịn chỉ ra mối tương quan giữ các thành phần của danh mục thường khơng được xem xét bởi ngân hàng. Vì thế, ngân hàng cơng bố rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp thì đặc biệt thấp, nhưng tổng rủi ro của tồn danh mục tín dụng thì lại cao. Nghiên cứu còn phát hiện ra, đa số các ngân hàng lớn của Thụy Điển rất nhạy bén trong việc đa dạng danh mục tín dụng của họ.

- Kinh nghiệm của Mỹ

Khủng hoảng tài chính 2007-2008 là bài học kinh nghiệm lớn nhất và mới nhất cho việc sử dụng các hoạt động ngoại bảng của ngân hàng tại Mỹ. Trong báo

cáo của Ủy ban điều tra khủng hoảng tài chính Mỹ, thảm họa tài chính hình thành do hội tụ nhiều yếu tố nguy hiểm như việc cho vay dưới chuẩn thế chấp bằng bất động sản, việc lạm dụng chứng khốn hóa các khoản nợ và bán cho nhà đầu tư, cũng như việc đánh cược đầy rủi ro vào giá trị các cổ phiếu đặt cơ sở trên các khoản nợ này. Việc sử dụng các sản phẩm phái sinh để che dấu rủi ro tín dụng từ bên thứ ba, đẩy các sản phẩm này ra khỏi sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước, trong khi vẫn bảo vệ đối tác của hợp đồng phái sinh đã gây nên khủng hoảng Mỹ năm 2008 (Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Lan Hương, 2013).

1.4.2 Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng TMCP Việt Á

Từ kết luận của các nghiên cứu các nước, ta nhận thấy việc quản trị danh mục tín dụng và phịng chống rủi ro về danh mục tín dụng ln ln được các ngân hàng quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Chúng ta rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Kinh nghiệm của Nhật: giảm rủi ro tập trung tín dụng vào một khách hàng hay một nghành công nghiệp, xây dựng hệ thống quản lý phức tạp và tinh vi để QTDMTD.

- Kinh nghiệm của Thụy Điển: tối thiểu hóa rủi ro bằng cách đa dạng hóa danh mục tín dụng.

- Kinh nghiệm của Đức: thành lập nhóm quản trị rủi ro để kiểm sốt và chuyển nhượng các khoản vay.

- Kinh nghiệm của Mỹ: cần có sự kiểm sốt chặt chẽ trong việc chứng khốn hóa các khoản nợ để tránh rủi ro trong hoạt động của NHTM.

Từ các nghiên cứu trên, chúng ta rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong hoạt động quản trị danh mục tín dụng là quan tâm đến việc xây dựng danh mục tín dụng phù hợp với nhu cầu kinh tế xã hội tại từng thời điểm, có những điều chỉnh cho phù hợp nhằm tránh rủi ro hoạt động. Bên cạnh đó, các ngân hàng Việt Nam cũng nên quan tâm đến việc xây dựng một bộ phận quản lý chuyên trách về QTDMTD và đa dạng hóa danh mục tín dụng. Các hoạt động tín dụng cần phải có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quản lý nhà nước để tránh việc lạm dụng các chính sách của nhà nước trong hoạt động.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã giới thiệu những vấn đề cơ bản về DMTD và QTDMTD của NHTM.

Trước hết là lý luận đề cập đến những nội dung cơ bản về DMTD, QTDMTD, phương pháp QTDMTD, mối quan hệ giữa QTDMTD và rủi ro DMTD, mối quan hệ giữa QTDMTD và quản trị tài sản Có. Luận văn đề cập các nhân tố ảnh hưởng đến QTDMTD của NHTM.

Bên cạnh đó luận văn cũng đề cập đến kinh nghiệm QTDMTD của một số nước như Nhật, Đức, Thụy Điển và Mỹ trên cơ sở đó rút ra những nội dung then chốt có ý nghĩa là những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo đối với các VAB trong QTDMTD.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DANH MỤC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị danh mục tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)