2.4 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DANH MỤC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
2.4.2 Những kết quả đạt được
2.4.2.1 Dự kiến các chỉ tiêu và xây dựng chính sách liên quan đến hoạt động quản trị danh mục tín dụng
VAB đã thành lập Phịng nghiên cứu chiến lược, một trong những nhiệm vụ của phòng này là đưa ra định hướng danh mục cho vay và xây dựng chính sách cho vay hàng năm được Hội đồng Quản trị thơng qua. Như định hướng chính sách tín dụng trong 04 năm qua của VAB là tập trung vào đối tượng KHDN vừa và nhỏ, KHDN siêu nhỏ. Bên cạnh đó, phát triển KHDN lớn là KHDN được xác định theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị VAB có doanh thu năm trước liền kề từ 200 tỷ đồng trở lên. Duy trì quan hệ với khách hàng cũ và tiếp cận, phát triển khách hàng mới, tăng dư nợ đối với các ngành nghề theo định hướng ngành nghề ưu tiên của Nhà nước như: Cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; Xuất khẩu; Công nghiệp hỗ trợ; DN vừa và nhỏ; DN ứng dụng cơng nghệ cao. Những nhóm ngành trọng tâm theo định hướng của VAB như: Cao su, Thuỷ sản, Xăng dầu, Bán buôn, Thực phẩm – Đồ uống, Khai khoáng, Dệt may – Da giày, Dược phẩm – Y tế, Hoá chất, Dịch vụ vận tải – Kho bãi, …
VAB định hướng phát triển hoạt động kinh doanh phân khúc khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ trên cơ sở an toàn, hiệu quả và gia tăng thị phần của VAB. VAB phát triển theo định hướng là một ngân hàng đa năng và có dịch vụ tốt trên thị trường. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển kinh doanh và gia tăng tỷ trọng đóng góp của các khách hàng cá nhân có thu nhập từ trung bình trở lên tại các nơi VAB có trụ sở kinh doanh.
VAB đã tiến hành xây dựng các chính sách nhằm thực hiện danh mục đã đề ra. VAB tuân thủ và thực hiện các quy định về quản trị rủi ro của Ngân hàng Nhà nước, dựa trên quyết định số 493/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định 457/QĐ- NHNN ngày 19/04/2005 để xây dựng các chính sách nhằm hạn chế rủi ro tập trung trên danh mục, cụ thể:
- Chính sách giới hạn cho vay: VAB quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, giới hạn tối đa cho vay một khách hàng khơng vượt q 15%
vốn tự có của VAB; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan khơng được vượt quá 25% vốn tự có của VAB; các đối tượng như tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại VAB, thanh tra viên đang thanh tra tại VAB, kế toán trưởng của VAB, cổ đông lớn, cổ đông sáng lập của VAB, người thẩm định xét duyệt cấp tín dụng,… tổng mức dư nợ cấp tín dụng khơng được vượt q 5% vốn tự có của VAB; các cơng ty con, công ty liên kết của VAB hoặc doanh nghiệp mà VAB nắm quyền giữ kiểm sốt, tổng mức dư nợ cấp tín dụng khơng được vượt q 10% vốn tự có của VAB; giới hạn cho vay theo nhu cầu vay vốn của khách hàng, chi phí thực hiện phương án kinh doanh, dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống đã được VAB thẩm định khơng được vượt q 20% vốn tự có của VAB.
- Chính sách phân hạng nợ và trích lập dự phịng: VAB phân hạng nợ và trích lập dự phịng theo Quyết định 493/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 (sửa đổi, bổ sung quyết định 493). Việc phân loại nợ giúp VAB nhận định tổng thể về chất lượng danh mục tín dụng, điều này khơng chỉ có ý nghĩa trong trích lập dự phịng rủi ro mà cịn giúp Ban điều hành VAB có những động thái phù hợp để duy trì chất lượng của danh mục tín dụng. Đây được xem là bước ngoặt quan trọng trong việc tiến dần đến thông lệ quốc tế về quản trị nói chung và quản trị danh mục tín dụng nói riêng.
- Chính sách hạn chế cho vay với một số đối tượng cụ thể: VAB định hướng về những đối tượng cấp tín dụng mà VAB khơng ưu tiên xem xét hoặc khơng cấp tín dụng trong từng thời kỳ nhằm đạt được hiệu quả tối ưu và đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của VAB. Theo Quyết định số 197/QĐ-HĐQT/13 ngày 12/09/2013 của VAB v/v Ban hành Quy định khẩu vị rủi ro tín dụng tại VAB đưa ra các tiêu chí để làm cơ sở xét duyệt cấp tín dụng như: đối tượng giao dịch (khách hàng), lịch sử quan hệ (khách hàng có nợ nhóm 3 đến nhóm 5 tại các tổ chức tín dụng khác hoặc tại VAB trong vịng 6 tháng tính đến thời điểm xét duyệt); ngành nghề kinh doanh chính (khơng cho vay các ngành nghề thuộc danh mục cấm đầu tư của Chính phủ, kinh doanh sòng bạc, sàn nhảy, cầm đồ, nhà nghỉ, karaoke, hạn chế cho vay ngành
đóng tàu, sản xuất các sản phẩm nghệ thuật, kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản,…), mục đích cấp tín dụng (khơng cho vay mua sắm các hàng hóa, tài sản hoặc chi phí hình thành các tài sản mà pháp luật quy định cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi; thanh tốn các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm; hạn chế mục đích vay đầu tư, kinh doanh chứng khốn, nộp tiền thuê đất/trả tiền cho Nhà nước trước khi giao đất/tiền thuế đất, tiền thanh tốn đền bù, giải phóng mặt bằng của các dự án bất động sản,…); xếp hạng khách hàng (không cho vay khách hàng xếp hạng loại D, C theo chấm điểm tín dụng nội bộ); chỉ số nợ tài chính (các số liệu tài chính hồn tồn khơng kiểm tra, kiểm chứng được hoặc kiểm tra giữa thẩm định thực tế với sai số trên 50% so với số liệu báo cáo của khách hàng,…) ; kỳ hạn (khơng cho vay tín chấp tiêu dùng có kỳ hạn từ 5 năm trở lên), tài sản đảm bảo (khơng cấp tín dụng cho những món tài sản đảm bảo có chủ sở hữu trên 80 tuổi), …
2.4.2.2 Sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ từ năm 2009, đánh giá rủi ro trên từng khách hàng trước khi xét duyệt cho vay
VAB đã nhận thấy được tầm quan trọng của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với cơng tác quản lý rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng của ngân hàng thương mại. Nó là một cấu phần quan trọng và là một công cụ đắc lực trong quản trị kinh doanh ngân hàng. Theo quy định cấp tín dụng của VAB, nhân viên thẩm định tín dụng thực hiện chấm điểm xếp hạng khách hàng trước khi đề xuất và trình phê duyệt cấp có thẩm quyền. VAB xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ bao gồm các thành phần:
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho doanh nghiệp - Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho hộ kinh doanh
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho các định chế tài chính
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VAB phân loại nợ theo phương pháp định tính và định lượng trong 2 phần: tài chính và phi tài chính. Mỗi chỉ tiêu đánh giá có điểm từ 20 đến 100 và tỷ trọng cho từng chỉ tiêu thay đổi tùy thuộc vào
ngành nghề, loại hình và quy mơ của khách hàng. Dựa vào tổng điểm kết hợp của 2 yếu tố định tính và định lượng sẽ giúp xác định mức phân loại của khoản cho vay theo bảng dưới đây:
Bảng 2.4: Phân loại xếp hạng tín dụng
Tổng số điểm Xếp hạng Phân loại nợ Từ Đến
95 100 AAA Đủ tiêu chuẩn
85 < 95 AA Đủ tiêu chuẩn
70 < 85 A Đủ tiêu chuẩn
65 < 70 BBB Cần chú ý
60 < 65 BB Cần chú ý
55 < 60 B Cần chú ý
50 < 55 CCC Dưới tiêu chuẩn
45 < 50 CC Dưới tiêu chuẩn
35 < 45 C Nghi ngờ
0 < 35 D Có khả năng mất vốn
Nguồn: Sổ tay hướng dẫn chấm điểm hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VAB
Tiếp đến là đánh giá, phân loại tài sản bảo đảm:
Bảng 2.5: Phân loại tài sản bảo đảm
Điểm Xếp hạng TSBĐ Đánh giá TSBĐ
> 400 A Mạnh
240 – 400 B Trung bình
< 240 C Thấp
Nguồn: Sổ tay hướng dẫn chấm điểm hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VAB
Sau đó, tổng hợp kết quả xếp hạng khách hàng và kết quả đánh giá TSBĐ để phân loại khách hàng và xác định dự phịng cụ thể cần trích theo quy định của NHNN:
Bảng 2.6: Xếp hạng khách hàng
Đánh giá xếp hạng AAA AA A BBB BB B CCC CC C D
Xếp loại rủi ro
Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao
Đánh giá TSBĐ
A (Mạnh) Xuất sắc Tốt Trung bình/Từ chối
B (Trung bình) Tốt Trung bình Từ chối
C (Thấp) Trung bình Trung bình/Từ chối
Bảng 2.7: Tỷ lệ trích lập dự phịng
Xếp loại Phân loại nợ Tỷ lệ trích lập
AAA Nhóm 1 0% AA A BBB Nhóm 2 5% BB B CCC Nhóm 3 20% CC C Nhóm 4 50% D Nhóm 5 100%
Nguồn: Sổ tay hướng dẫn chấm điểm hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VAB
2.4.2.3 Thực hiện tái cấu trúc, xây dựng mơ hình tổ chức quản lý theo chiều dọc, đến nay mơ hình đang được tiếp thục thử nghiệm và chưa thực sự hoàn chỉnh.
Năm 2012, VAB đã thực hiện tái cấu trúc, tổ chức bộ máy 3 tuyến phòng vệ nhằm thực hiện và giám sát danh mục tín dụng. Tuyến phịng vệ thứ nhất VAB thiết lập một quy trình cấp tín dụng chặt chẽ, yêu cầu bộ phận tác nghiệp (phòng khách hàng doanh nghiệp, phịng khách hàng cá nhân) tn thủ quy trình này nhằm bước đầu kiểm sốt rủi ro danh mục tín dụng. Bên cạnh khối tác nghiệp là khối quản lý rủi ro có chức năng độc lập, hoạt động song song với khối tác nghiệp, trong đó có các bộ phận: tái thẩm định, kiểm sốt giải ngân và phịng quản lý rủi ro. Với chức
năng theo dõi giám sát rủi ro một cách độc lập, là đầu mối giúp Ban điều hành nắm vững tình trạng “sức khỏe” của danh mục tín dụng, khối quản lý rủi ro được xem là tuyến phòng vệ thứ hai rất hữu hiệu trong quản trị danh mục tín dụng. Cuối cùng là tuyến phịng vệ thứ ba với chức năng của Ban kiểm soát được thực hiện bởi bộ phận kiểm toán nội bộ, trực thuộc Ban kiểm soát. Ban kiểm soát trực thuộc đại hội đồng cổ đông, do địa hội đồng cổ đông bầu ra nhằm đảm bảo cho sự tách biệt giữa chức năng giám sát với chức năng hoạch định chiến lược và chức năng tác nghiệp.
Việc hình thành mơ hình tổ chức quản lý theo hàng dọc như trên, bước đầu đã tạo ra sự thay đổi khá tốn kém chi phí, tuy nhiên VAB đã nhìn nhận được tầm quan trọng cũng như sự cần thiết phải thay đổi để việc quản trị rủi ro hoạt động hiệu quả hơn mơ hình phân tán như trước đây.
2.4.2.4 Điều chỉnh danh mục tín dụng theo từng thời kỳ
VAB thường xuyên theo dõi diễn biến của danh mục tín dụng, tỷ trọng của các thành phần trong danh mục có phù hợp với nguồn vốn huy động, có đảm bảo tính thanh khoản cho ngân hàng hay khơng để kịp thời điều chỉnh danh mục tín dụng cho phù hợp.
Điển hình như có những giai đoạn chính sách tín dụng của VAB khơng khuyến khích cho vay thời hạn trung dài hạn, hay giai đoạn năm 2007 – 2009, VAB hạn chế cho vay bằng VNĐ, khuyến khích khách hàng chuyển sang vay vàng.