2.3 THỰC TRẠNG DANH MỤC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT
2.3.3 Phân tích cơ cấu danh mục tín dụng theo mục đích vay
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu danh mục tín dụng theo mục đích vay
Đơn vị tính: Tỷ VNĐ 8,799 7,687 7,331 9,124 358 554 302 475 2,169 1,979 1,555 1,833 538 377 352 293 1,319 979 2,850 2,163 - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 10,000 2010 2011 2012 2013
Cho vay sản xuất, kinh doanh
Cho vay xuất nhập khẩu
Cho vay đầu tưkinh doanh bất động sản
Cho vay đầu tưkinh doanh chứng khốn
Cho vay phát triển nơng nghiệp nơng thôn
Cho vay sinh hoạt tiêu dùng Cho vay khác
Nguồn: Báo cáo tài chính của VAB từ năm 2010 – 2013
Qua số liệu cho thấy, dư nợ của VAB tập trung khá nhiều vào mục đích cho vay sản xuất kinh doanh, tỷ trọng chiếm từ 57% đến 66% tổng dư nợ. Trong 2 năm 2010, 2011 thì tỷ trọng cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản chiếm vị trí thứ hai với tỷ lệ khoảng 16% - 17% và cho vay sinh hoạt tiêu dùng có vị trí thứ ba với tỷ trọng khoảng từ 8% đến 10% tổng dư nợ nhưng bước sang năm 2012, 2013 thì có sự hốn đổi, cho vay sinh hoạt tiêu dùng đứng thứ hai, tỷ trọng có sự tăng trưởng dao động từ 15% - 22% tổng dư nợ và tỷ trọng cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với tỷ lệ khoảng 12% tổng dư nợ. Điều này có thể lý giải là do những năm 2006 – 2007, khi thị trường bất động sản có sự tăng trưởng nóng, VAB cũng như những ngân hàng khác đẩy mạnh cho vay mục đích đầu tư kinh doanh bất động sản nhưng khi thị trường bất động sản bị đóng băng từ năm 2008, đồng thời NHNN ban hành một số văn bản nhằm khống chế và kiểm soát chặt chẽ dư nợ cho vay lĩnh vực này, kéo theo một thời gian dài VAB hạn chế/ngừng cho vay kinh doanh bất động sản và VAB phải thay đổi cơ cấu dư nợ cho vay bằng cách đẩy mạnh cho vay sinh hoạt tiêu dùng. Các mục đích vay cịn lại có tỷ trọng khá khiêm
tốn: cho vay xuất nhập khẩu, cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, cho vay phát triển nơng nghiệp nơng thơn, mỗi mục đích có tỷ trọng khoảng từ 2% đến 4% tổng dư nợ.
Nhìn chung, tuy cơ cấu danh mục cho vay theo mục đích vay của VAB từ năm 2010 đến 2013 là phù hợp với định hướng của Chính phủ và NHNN, tập trung cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhưng mức độ tập trung dư nợ quá nhiều 66%, trong khi tỷ trọng của những mục đích thuộc lĩnh vực phi sản xuất quá thấp thì thời điểm nền kinh tế bị suy thối trong những năm qua cũng đã gây khó khăn cho VAB trong việc phát sinh nợ xấu do tình hình kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp bị suy giảm.