KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP VIỆT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị danh mục tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á (Trang 35 - 42)

2.2.1 Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng tạo nên nguồn vốn của ngân hàng. Muốn mở rộng tín dụng cần phải tăng cường huy động vốn, cơ cấu huy động vốn có quyết định đến cơ cấu tín dụng.

Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2013, tình hình huy động vốn của VAB đã đạt một số kết quả đáng khích lệ được thể hiện trong bảng số liệu sau:

Biểu đồ 2.1: Tổng huy động từ TCKT, dân cư phân theo loại tiền

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ

Nguồn: Báo cáo tài chính của VAB từ năm 2010 – 2013

Năm 2010, VAB áp dụng nhiều chính sách huy động có hiệu quả từ các tổ chức kinh tế, dân cư và các nguồn vốn khác, tổng huy động đạt là 20.124 tỷ đồng.

Bước sang năm 2011, tình hình huy động vốn gặp nhiều khó khăn hơn nên tổng huy động vốn chỉ đạt 17.683 tỷ đồng, giảm 2.441 tỷ đồng so với năm 2010; trong đó, huy động từ TCKT và dân cư đạt 11.745 tỷ đồng cũng giảm so với năm 2010, mức giảm là 1.723 tỷ đồng. Vì trong thời gian qua, do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN để kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế, và do NHNN duy trì trần lãi

suất huy động đã làm cho tình trạng lãi suất huy động giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Các thông tin ngân hàng nhỏ có nguy cơ sáp nhập, giải thể, mất thanh khoản do báo chí cơng khai đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình huy động của các ngân hàng có thương hiệu cịn hạn chế trong đó có VAB.

Năm 2012, bên cạnh việc tăng trưởng dư nợ cho vay, VAB đặc biệt chú trọng đến công tác huy động vốn, chăm sóc khách hàng có nguồn tiền gửi ổn định từ các TCKT, dân cư đang giao dịch và phát triển khách hàng mới bằng các chính sách ưu đãi, lãi suất hấp dẫn và cạnh tranh nhằm mục đích đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng. Tính đến 31/12/2012, tổng vốn huy động của Ngân hàng đạt 19.278 tỷ đồng, tăng 1.595 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 9%, mức tăng trưởng khá tốt so với mức tăng của 2011 so với 2010. Đặc biệt, tổng huy động vốn từ TCKT, dân cư tăng cao, với mức tăng 41% so với năm 2011, đạt giá trị là 16.568 tỷ đồng, đây là tính hiệu đáng khích lệ vì VAB thu hút được nguồn vốn từ dân cư, là nguồn vốn có tính ổn định cao.

Năm 2013, VAB tiếp tục phát huy những chích sách huy động vốn đã thực hiện trong năm 2012 và cố gắng nổ lực mở rộng quan hệ khách hàng trong thời kỳ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Tính đến 31/12/2013, tổng vốn huy động của Ngân hàng đạt 18.822 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu kế hoạch là 103%, tăng 3.826 tỷ đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 19,8%, mức tăng trưởng khá tốt trong suốt những năm qua. Tổng huy động vốn từ TCKT, dân cư đạt giá trị là 18.822 tỷ đồng, tăng 2.255 tỷ đồng so với năm 2012, tốc độ tăng trưởng đạt 13%. Trong năm 2013, VAB tất tốn tồn bộ số dư huy động vàng đúng hạn 30/06/2013 và chuyển sang giữ hộ vàng, chấp hành đúng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về tất tốn trạng thái vàng của tổ chức tín dụng.

Phân tích về cơ cấu loại tiền huy động từ các TCKT, dân cư

Nhìn chung, trong tổng vốn huy động từ các TCKT, dân cư thì số dư huy động VNĐ luôn chiếm tỷ trọng cao, cụ thể năm 2010 là 59,9%, năm 2011 là 57,3% và năm 2012 là 87%, năm 2013 là 96,6%; kế đến là số dư huy động vàng với tỷ lệ năm 2010 là 33,6%, năm 2011 là 38,2% và năm 2012 là 9,5%; còn lại là số dư huy động

ngoại tệ; tuy nhiên, trong năm 2013 có sự thay đổi, VAB cũng như các tổ chức tín dụng khác khơng cịn huy động vàng, ngoài số dư huy động VNĐ là số dư huy động ngoại tệ chiếm tỷ lệ 3,4%.

Trong đó, năm 2012 do ảnh hưởng bởi tình trạng cạnh tranh lãi suất giữa các Ngân hàng cộng với Ngân hàng Nhà nước có chính sách ngưng huy động vàng từ ngày 25/11/2012 nên số dư huy động vàng năm 2012 đã giảm 2.919 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ giảm 65% nhưng bù lại số dư huy động bằng VNĐ có sự bứt phá, huy động bằng VNĐ tăng 116% so với cuối năm 2011. Và đến năm 2013 thì chỉ cịn sự tăng trưởng của huy động bằng VNĐ tăng 25,1% và huy động bằng ngoại tệ có tỷ lệ tăng khá tốt 38,4%.

Việc tăng trưởng huy động VNĐ xuất phát từ nổ lực chung của tồn hệ thống trong cơng tác huy động, chính sách lãi suất thích hợp với thị trường của VAB với nhiều chương trình thúc đẩy huy động được triển khai trong tồn hệ thống.

2.2.2 Hoạt động tín dụng

Cũng như các NHTM trong nước khác, tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho VAB, nhưng cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của VAB khơng nằm ngồi quy luật đó, nhiệm vụ kinh doanh của VAB là làm sao có thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế một cách hiệu quả và mang lại lợi nhuận, nhưng đồng thời phải có biện pháp hạn chế tối đa rủi ro xảy ra. Và thực tế, hoạt động tín dụng của VAB trong những năm gần đây đã cho thấy rõ điều đó.

Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay của VAB

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ

Nguồn: Báo cáo tài chính của VAB từ năm 2010 – 2013

Tình hình tổng dư nợ cho vay của VAB trong giai đoạn từ năm 2010 – 2013 có sự tăng giảm qua từng năm:

Cụ thể, năm 2010 dư nợ cho vay của VAB là 13.290 tỷ đồng. Giai đoạn này, thị trường bất động sản chưa đóng băng, nhiều khách hàng vẫn cịn mạnh dạng đầu cơ vào nhà đất, đầu tư các dự án bất động sản nhà ở, chung cư nên hoạt động cho vay trung dài hạn (chủ yếu vay mua nhà đất, đầu tư dự án) của VAB tăng mạnh. Đến năm 2011, tình hình kinh tế thế giới cũng như kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn như lạm phát, lãi suất tăng cao,… kéo theo đó là thị trường bất động sản gần như đóng băng hồn tồn, đặc biệt là các dự án nhà ở, dự án chung cư, hoạt động cho vay những khoản trung dài hạn của ngân hàng cũng hạn chế. Bên cạnh đó, do nền kinh tế không ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hàng hóa sản xuất ra khơng tiêu thụ được, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, làm cho những khoản vay ngắn hạn của khách hàng khi đến hạn khơng có nguồn thu trả vào hoặc khách hàng giảm bớt dư nợ vay hoặc không tiếp tục vay lại nhằm giảm bớt chi phí lãi vay. Vì vậy, dư nợ vay năm 2011 của VAB chỉ đạt 11.578 tỷ đồng, giảm 1.712 tỷ đồng so với năm 2010, tỷ lệ giảm là 12,9%; trong đó, dư nợ trung dài hạn có tăng nhẹ 90 tỷ đồng, cịn dư nợ ngắn hạn giảm 1.802 đồng.

Trong năm 2012 vừa qua có thể coi là năm có rất nhiều biến động lớn trên thị trường tài chính và là năm sa sút nhiều mặt của các ngân hàng thương mại. Hầu hết các nhà băng đều không đạt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh. Tổng tài sản cả hệ thống nói chung và riêng nhiều thành viên dự tính sụt giảm mạnh. Tăng trưởng tín dụng thấp là đa số, thậm chí cả năm vẫn âm; lợi nhuận kém và có cả trường hợp lỗ; nợ xấu tăng cao, chi phí dự phịng lớn và có trường hợp ăn cả vào vốn chủ sở hữu.

Song song đó, trong năm 2012 đánh dấu sự thay đổi lớn trong cơ cấu sở hữu và tổ chức điều hành của VAB. Đặc việt là sự chuyển giao quyền sở hữu từ cổ đơng chính là Cơng ty TNHH MTV Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn – SJC sang cho Cơng ty Cổ Phần Tập đồn Đầu tư Việt Phương nắm phần lớn giá trị cổ phần trong tổng vốn điều lệ của VAB từ cuối năm 2011; Chủ tịch Hội đồng Quản Trị cũng thay đổi và kéo theo đó là sự thay đổi gần như tồn Bộ Ban Điều hành cũ.

Dưới sự điều hành của Ban lãnh đạo mới, hệ thống Ngân hàng TMCP Việt Á đang có sự thay đổi trong định hướng hoạt động để phù hợp với tình hình của hệ thống ngân hàng trong năm 2012 và các năm tiếp theo. Cụ thể, tổng dư nợ năm 2012 đạt 12.890 tỷ đồng, tăng 1.312 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng là 11,3%. Tuy nhiên, sự tăng dư nợ này chủ yếu từ các khoản vay của các Cơng ty có mối quan hệ thân thiết đối với một số lãnh đạo trong Ngân hàng, sự tăng trưởng dư nợ này chứa đựng rất nhiều rủi ro.

Đến năm 2013, dư nợ cho vay đạt 14.388 tỷ đồng, tăng 1.498 tỷ đồng so với năm 2012, tốc độ tăng trưởng đạt 11,6%. Tăng trưởng tín dụng so với bình qn của ngành năm 2013 thì mức tăng trưởng tín dụng này khá tốt. Phần lớn dư nợ tăng là do việc tập trung đầu tư vào các ngành trọng điểm như: gỗ, điện tử, cơ khí và dịch vụ, bất động sản, … Trong năm 2013, dư nợ cho vay vàng còn lại là 1.128 tỷ đồng vẫn chưa được tất toán hoặc chuyển đổi ra VNĐ do các khoản vay này chưa nhận được sự hợp tác của khách hàng vay. Từ tháng 6/2013 đến nay VAB áp dụng theo Quy chế phê duyệt tín dụng tập trung nên có sự thay đổi nhiều trong định hướng phát triển tín dụng.

2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong những năm gần đây, trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế nói chung và của ngành Ngân hàng nói riêng. Lợi nhuận của các Ngân hàng luôn sụt giảm, nợ xấu tăng cao, sự cạnh tranh trong ngành Ngân hàng ngày càng gay gắt. Trong bối cảnh đó, VAB tập trung vào ổn định và thúc đẩy kết quả kinh doanh, điều này được thể hiện qua các số liệu trong những năm gần đây.

Biểu đồ 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của VAB

Đơn vị tính: Tỷ VNĐ

Nguồn: Báo cáo tài chính của VAB từ năm 2010 – 2013

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy lợi nhuận trước thuế của VAB có sự tăng giảm qua các năm. Cụ thể:

Năm 2010, lợi nhuận trước thuế là 347 tỷ đồng. Đến năm 2011, tình hình kinh tế tăng trưởng giảm, lạm phát vẫn ở mức cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của VAB. Tuy tổng thu nhập năm 2011 tăng 26,8% so với năm 2010 nhưng tốc độ tăng của chi phí cao hơn đến 33,2% làm cho kết quả lợi nhuận trước thế thuế giảm. Năm 2011, lợi nhuận trước thuế đạt 324 tỷ đồng, giảm 23 tỷ đồng so với năm 2010, tỷ lệ giảm là 6,7%.

Và đặc biệt, trong năm 2012 được coi là năm có nhiều diễn biến phức tạp cả ở thị trường trong nước và thế giới, các chính sách tiền tệ của Chính phủ và NHNN đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng. Nguồn thu của VAB chủ yếu từ hoạt động tín dụng, đồng thời kinh doanh vàng, chứng khốn và dịch vụ có hiệu quả chưa cao, dẫn đến hoạt động chung toàn hệ thống chưa hoàn thành kế hoạch đề ra.

Tính đến 31/12/2012, lợi nhuận trước thuế của VAB đạt 211 tỷ đồng, giảm 113 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ giảm 34,8%. Nguyên nhân giảm là do trong năm 2012, VAB chủ yếu tập trung xử lý nợ xấu, thực hiện tái cấu trúc Ngân hàng nhằm ổn định tính thanh khoản nên kết quả lợi nhuận khơng đạt được như kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, VAB vẫn cố gắng để vượt qua khó khăn, ổn định tổ chức, đảm bảo thanh khoản, kiểm sốt nợ xấu, duy trì các hoạt động kinh doanh trên cơ sở thận trọng, an toàn và hiệu quả.

Trong năm 2013, lợi nhuận trước thuế tiếp tục giảm, chỉ đạt 76 tỷ đồng, giảm 135 tỷ đồng so với năm 2012, tỷ lệ giảm 36%. Nguyên nhân là do: Lãi suất cơ bản năm 2013 NNHN công bố sụt giảm từ 8% xuống còn 7% dẫn tới lãi suất trên thị trường sụt giảm; VAB đã tiến hành điều chỉnh lãi suất huy động và cho vay. Trong khi các khoản vay phải điều chỉnh ngay lãi suất thì các khoản tiền gửi kỳ hạn dài vẫn giữ nguyên lãi suất đến đáo hạn làm cho chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra giảm thấp. Một nguyên nhân nữa là do thực hiện yêu cầu của NHNN phải tất toán trạng thái huy động vàng vào ngày 30/06/2013, trong khi VAB vẫn còn dư nợ vàng do khách hàng đang trong thời hạn của hợp đồng tín dụng và khơng đồng ý chuyển đổi dư nợ ra VNĐ. Dẫn đến tình trạng VAB phải huy động VNĐ để cho vay vàng làm cho chênh lệch lãi suất âm đối với phần dư nợ này.

Năm 2013 được coi là năm có nhiều diễn biến phức tạp trên thị trường tài chính trong nước và thế giới, các chính sách quản lý vĩ mơ của cơ quan chức năng đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Năm 2013 là năm đánh dấu cho bước đường 10 năm hình thành và phát triển của VAB. Tuy có nhiều khó khăn, nhưng VAB đã xác định được mục tiêu trọng tâm là năm bản lề của việc củng cố bộ máy, ổn

định tổ chức, đảm bảo thanh khoản, kiểm soát nợ xấu, duy trì các hoạt động kinh doanh trên cơ sở thận trọng, an toàn và hiệu quả. Trong năm 2013 VAB đã nhận được các giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam”, “Thương hiệu Việt được yêu thích nhất năm 2013”, giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt 2013” và nhiều giải thưởng khác.

2.3. THỰC TRẠNG DANH MỤC TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị danh mục tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt á (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)