Thực trạng thực hiện phương pháp giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường trung học phổ thông văn hiến quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (Trang 65 - 67)

TT Tiêu chí Mức độ đánh giá

X

Tốt TB Yếu

1 Nhắc nhở động viên 41 4 0 2.91

2 Nêu yêu cầu giao trách nhiệm cho HS

thực hiện 26 19 0 2.58

3 Tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể

để thực hiện các nội dung giáo dục 19 26 0 2.43

4 Phát động thi đua, khen thưởng, kỷ luật 42 3 0 2.94 5 Nói chuyện hội thảo về đạo đức 27 18 0 2.60

57

6 Sinh hoạt về nội quy, điều lệ 30 15 0 2.67

7 Nêu gương người tốt, việc tốt 35 10 0 2.78

8 Phê phán những hiện tượng tiêu cực 40 5 0 2.89

9 Tổ chức tự quản cho HS 22 23 0 2.49

10 Mời CMHS đến trường để trao đổi 30 15 0 2.67

11 Kiểm tra đánh giá nền nếp kỷ luật 27 18 0 2.60

Qua bảng điều tra 2.8, cho thấy thực trạng thực hiện phương pháp giáo dục đạo đức của GV cho HS trường THPT Văn Hiến được thực hiện khá tốt.

Các phương pháp giáo dục đạo đức được GV sử dụng thường xuyên nhất là: “Nhắc nhở động viên”; “Phát động thi đua, khen thưởng kỷ luật”; “Phê phán những hiện tượng tiêu cực” với điểm TB từ 2.89 điểm trở lên. Điều đó cho đây là những phương pháp được GV sử dụng có hiệu quả, nên mới được GV sử dụng thường xuyên.

Các phương pháp giáo dục đạo đức it được sử dụng (và hiệu quả không được đánh giá cao) là “Tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể để thực hiện

các nội dung giáo dục”; “Nói chuyện, hội thảo về đạo đức”; “Tổ chức tự quản

cho HS”… Điểm TB của các phương pháp này thấp dưới 2.5. Các phương pháp giáo dục này được nhìn nhận và đánh giá lại rất khác nhau giữa các đối tượng khảo sát, chẳng hạn CBQL đánh giá cao phương pháp “Nói chuyện, hội

thảo về đạo đức”, thì GV lại đánh giá thấp. Gv đánh giá cao phương pháp “Tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể để thể hiện nội dung giáo dục” thì CBQL

cho rằng sử dụng phương pháp này là nhiều là đủ. Rõ ràng đây là điều cần lưu ý khi sử dụng và lựa chọn các phương pháp giáo dục cho phù hợp với lứa tuổi HS THPT, cũng như nhận thức của của GV và CBQL.

Đặ biệt là qua trao đổi với một số GV được biết “Việc nhắc nhở, động

viên” và “Phát động thi đua khen thưởng, kỉ luật” là các phương pháp giáo dục đạo đức chủ yếu hiện nay, nhưng để đạt mức độ giáo dục toàn diện, cần quan tâm đến việc tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể, đặc biệt là công tác

58

tự quản cho HS. Đây là thực trạng đáng quan tâm và có hướng khắc phục sớm để công tác giáo dục đạo đức đạt hiệu quả hơn.

- Về hình thức giáo dục đạo đức:

Để có cơ sở tìm hiểu về việc thực hiện hình thức giáo dục đạo đức, tác giả khảo sát 45 CBQL và GV về mức độ thực hiện các hình thức giáo dục đạo đức cho HS trường THPT Văn Hiến, kết quả được thể hiện qua bảng số liệu 2.9 :

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường trung học phổ thông văn hiến quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (Trang 65 - 67)