Thực trạng về tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường trung học phổ thông văn hiến quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (Trang 70 - 72)

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường

2.3.2. Thực trạng về tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức

Để có cơ sở tìm hiểu về tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức, tác giả khảo sát 45 CBQL và GV trường THPT Văn Hiến, kết quả được thể hiện qua bảng số liệu 2.11 dưới đây:

Bảng 2.11: Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục

TT Tiêu chí Mức độ đánh giá

X

Tốt TB Yếu

1 Kịp thời, đầy đủ, khoa học. 0 25 20 1.57

2 Đồng bộ. 0 24 21 1.53

3 Đúng kế hoạch. 5 20 20 1.68

4 Máy móc theo kế hoạch đã định. 1 36 8 1.84

5 Có điều chỉnh linh hoạt, hợp lý. 1 25 19 1.6

6 Cụ thể, thiết thực. 2 11 32 1.33

7 Chung chung. 4 27 14 1.78

8 Chú trọng triển khai kế hoạch chuyên môn. 1 18 26 1.44 9 Không chú trọng triển khai bằng kế hoạch

62

Qua bảng số liệu 2.11 cho thấy việc triển khai kế hoạch công tác giáo dục đạo đức ở trường THPT Văn Hiến còn nhiều hạn chế. Có thể nói việc chưa thực sự quan tâm đến công tác kế hoạch cho hoạt động giáo dục đạo đức cũng chính là nguyên nhân của việc cịn có những hạn chế trong triển khai kế hoạch. Mặc dù kế hoạch được triển khai “Đúng kế hoạch”, xếp thứ 3, nhưng có tới 84% (điểm TB = 1,68) ý kiến tán thành kế hoạch được triển khai “Máy

móc theo kế hoạch đã định” và 78,4% (điểm TB = 1,84) ý kiến cho rằng kế

hoạch còn “chung chung” và 58,4% (điểm TB = 1,78) tán thành “Không chú

trọng bằng triển khai kế hoạch chuyên mơn”. Tính thiết thực, cụ thể, đồng bộ

trong triển khai kế hoạch cũng bị đánh giá thấp. Điều này cho thấy việc triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS của nhà trường cịn có những lúng túng nhất định đòi hỏi nhà trường cần phải quan tâm hơn để nâng cao không những việc xây dựng kế hoạch mà còn cả tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.

Về hình thức triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức, tác giả khảo sát 45 CBQL và GV trường THPT Văn Hiến, kết quả được thể hiện qua bảng số liệu 2.12:

Bảng 2.12: Các hình thức triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức

TT Tiêu chí Mức độ đánh giá

X

Tốt TB Yếu

1 Phát bản kế hoạch 0 28 17 1.62

2 Tập trung nghe phổ biến 2 35 8 1.86

3 Triển khai qua hệ thống bảng tin, loa

truyền thanh 8 18 19 1.75

Từ kết quả bảng 2.12 ta thấy, hình thức mà nhà trường thường tiến hành khi triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức cho HS là “Tập trung nghe phổ

63

truyền thanh” (Điểm TB = 1,75), “Phát bản kế hoạch” (Điểm TB = 1,62) và

cuối cùng là “Kết hợp cả ba hình thức trên” (Điểm TB = 1,52).

Như vậy, có thể nói với việc lựa chọn chủ yếu hình thức “tập trung nghe

phổ biến” mà ít quan tâm đến việc phối hợp các hình thức tuyên truyền, phổ

biến kế hoạch sẽ làm cho kế hoạch quán triệt thiếu sự thấu đáo, khó thấm sâu vào nhận thức của từng CBQL, GV, nhân viên và HS nhà trường. Dó đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới chất lượng thực hiện kế hoạch và cũng chính là làm cho chất lượng đạo đức HS của nhà trường không đạt được mục tiêu mà kế hoạch nêu ra, không đạt được kì vọng của lãnh đạo nhà trường cũng như mong muốn của xã hội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường trung học phổ thông văn hiến quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (Trang 70 - 72)