Thực trạng kiểm tra – đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường trung học phổ thông văn hiến quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (Trang 74 - 76)

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường

2.3.4. Thực trạng kiểm tra – đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức

Để có cơ sở tìm hiểu về kiểm tra – đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức, tác giả khảo sát 45 CBQL và GV trường THPT Văn Hiến, kết quả được thể hiện qua bảng số liệu 2.14 dưới đây:

66

Bảng 2.14: Thực trạng kiểm tra – đánh giá hoạt động giáo dục

TT Tiêu chí Mức độ đánh giá

X

Tốt TB Yếu

1

Kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục đạo đức cho HS thường xuyên và định kì.

1 29 15 1.68

2

Đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho HS thông qua tự kiểm tra và thông tin của các lực lượng giáo dục khác.

1 18 26 1.43

3

Khen thưởng, động viên kịp thời những kết quả tốt, những tập thể, cá nhân tích cực, đạt kết quả cao.

0 16 29 1.35

4

Phê bình, nhắc nhở chính xác những biểu hiện vi phạm nội quy, luật pháp và vi phạm giá trị đạo đức, sự vô trách nhiệm… gây hậu quả xấu trong việc giáo dục đạo đức cho HS.

0 15 30 1.32

Qua số liệu thể hiện trên bảng 2.14 trên thì thấy: Việc kiểm tra đánh giá các hoạt động giáo dục đạo đức của CBQL các trường THPT Văn Hiến diễn ra khá thường xuyên, song việc khen thưởng, động viên, phê bình, nhắc nhở chưa được kịp thời. Cho dù là GV hay HS, việc khen chê hợp lý, kịp thời sẽ động viên được người tham gia các hoạt động giáo dục đạo đức rất nhiều. Cần phải xem xét biện pháp này để thúc đẩy hơn nữa hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức giáo dục đạo đức cho HS.

Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho HS đã được nhà trường quan tâm và tổ chức thực hiện. Trong hoạt động giáo dục đạo đức, công tác kiểm tra, đánh giá có ảnh hưởng khá lớn, tác động thuận chiều với

67

chất lượng đạo đức HS. Ngoài ra qua điều tra thêm cho biết kết quả là có 97,6% ý kiến cho rằng công tác kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với hoạt động giáo dục đạo đức ảnh hưởng tới hoạt động này, và có 69,6% cho rằng có ảnh hưởng nhiều. Về tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá thời gian qua, nhà trường chủ yếu tập trung vào mặt định lượng như việc lập kế hoạch giáo dục đạo đức, tổ chức, triển khai, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch, hồ sơ, sổ sách công tác QL giáo dục đạo đức, việc chấp hành kỉ luật, kết quản phân loại rèn luyện HS….

Tuy nhiên, việc kiểm tra chưa được thường xuyên, các vấn đề phức tạp mang tính định tính ít được chú ý đến như vấn đề trách nhiệm của CBQL, GV, nhân viên và nhất là GV chủ nhiệm đối với hoạt động giáo dục đạo đức cho HS; nhận thức của CBQL GV về vị trí, vai trị của giáo dục đạo đức HS, sự gương mẫu của CBQL, GV, nhân viên nhà trường,… Cịn với hình thức kiểm tra, nhà trường chưa quan tâm đổi mới và vận dụng linh hoạt mà thường tiến hành tiến hành theo định kì, đồng loạt, có thơng báo trước; chỉ tập trung vào kiểm tra hồ sơ, sổ sách, nghe báo cáo kết quả của các đơn vị chức năng. Các căn cứ đánh giá mức độ rèn luyện của HS theo Quyết định số 08/2007/QĐ-BCA(X14) ngày 02 tháng 01 năm 2007 có những nội dung chung chung, khó định lượng, khó kiểm tra, đánh giá mức độ chính xác của việc phân loại rèn luyện HS ở các lớp học. Do đó việc đánh giá ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng bởi nhân tố chủ quan của những người có trách nhiệm đánh giá xếp loại (nhất là những người có ảnh hưởng cao như GV chủ nhiệm, Phịng Cơng tác HS, SV).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại trường trung học phổ thông văn hiến quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (Trang 74 - 76)