Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng (Trang 47 - 49)

2.4.1.1. Phân tích tình hình tài sản Phân tích tình hình tài sản có

Cho vay: do hoạt đợng của ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ nên số tiền cho vay luôn chiếm một tỷ trọng lớn hơn 92%, cụ thể năm 2015 tăng 31.352 triệu đồng tương đương 6,48%, sang năm 2016 tăng 25.864 triệu đồng nhưng tốc độ giảm xuống 5,02%. Đây là dấu hiệu chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng có hiệu quả.

Tài sản cớ định và các tài sản có khác: tăng trưởng mạnh qua 3 năm 2014, 2015, 2016 do ngân hàng mở rộng mạng lưới hoạt động nên trang bị thêm tài sản cố định. Đặc biệt là năm 2016 tài sản cố định tăng tới 315,45%, nguyên nhân là do các khoản phải thu trong năm tăng. Ngoài ra, ngân hàng còn phải trích mợt khoản để dự phịng rủi ro theo chủ trương của NHNN&PTNT Việt Nam.

Tài sản sinh lời: rất lớn, luôn chiếm hơn 93% trong tổng tài sản của ngân hàng, đây là điều kiện để ngân hàng hoạt đợng có hiệu quả. Các khoản đầu tư chứng khoán và gửi tiền ở các tổ chức tín dụng tăng liên tục qua các năm. Trong tài sản sinh lời,

hoạt động chủ yếu của ngân hàng là cho vay, đây là lĩnh vực vừa mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng vừa mang lại nhiều rủi ro.

Tiền lãi cộng dồn dự thu: luôn tăng trưởng qua các năm. Trong 3 năm 2014, 2015, 2016, ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Khách hàng truyền thống là các hộ sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, hoạt động chủ yếu của họ là đầu tư vào lĩnh vực cây trồng, vật nuôi mà các lĩnh vực này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và giá cả thị trường. Do đó việc thu lãi gặp nhiều khó khăn.

Tiền mặt của ngân hàng có sự biến đợng qua các năm, năm 2015 tăng 11,33% tương đương với 988 triệu đồng. Sang năm 2016 tiền mặt tại ngân hàng cũng tăng lên đáng kể với tốc độ là 72,75%, chứng tỏ ngân hàng cần nhiều tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của mình.

Trong 3 năm 2014, 2015, 2016 tình hình hoạt đợng tín dụng của ngân hàng có xu hướng tăng lên liên tục, ngân hàng dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư chứng khoán, gửi tiền ở các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thị trường hụn Thơng Nơng cịn rất nhiều tiềm năng để phát triển trong lĩnh vực cho vay. Vì thế, ngân hàng cần chủ động hơn để ngày càng phát triển cả về lượng lẫn về chất, tạo được vị thế vững chắc trong tương lai.

Phân tích tình hình tài sản nợ

Nguồn vốn của ngân hàng là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động, tạo lập được dùng để đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Do đặc tính của NHTM ở vùng núi phía Bắc ln thiếu vớn, nguồn vớn mà ngân hàng có được là do huy động từ nhiều nguồn khác nhau.

Tài sản nợ khác: chiếm một tỉ trọng rất lớn trong tài sản nợ của ngân hàng. Tài sản nợ khác là các khoản như vốn điều chuyển từ NHNN&PTNT Việt Nam, tiền lãi cộng dồn dự trả và các khoản phải trả. Do tình hình huy động vốn của ngân hàng chưa thật sự có hiệu quả nên tài sản nợ ln chiếm mợt tỷ trọng cao. Tài sản nợ khác tăng liên tục qua 3 năm 2014, 2015, 2016 đặc biệt là năm 2016 tài sản nợ khác tăng 35.838 triệu đồng tương đương với 8,24%. Nguyên nhân là do Ngân hàng mở rộng hoạt động.

Tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế: tăng liên tục qua 3 năm 2014, 2015, 2016 nhưng lại giảm về tỷ trọng. Nguyên nhân là do ngân hàng điều chỉnh mức lãi suất ngày càng hợp lý đồng thời đa dạng hoá các hình thức huy động.

Tiền vay của NHNN: đây là khoản chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn và giảm liên tục qua 3 năm 2014, 2015, 2016. Đây là nguồn vốn huy động với chi

phí cao, trong thời gian sắp tới ngân hàng nên giảm nguồn vốn này để hoạt động của ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn.

2.4.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn

Bảng 2.4. Tình hình nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2014 - 2016

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015 Số tiền % Số tiền %

Phân loại theo

thời gian 78.654 91.214 103.759 12.560 15,97 12.545 13,75

Không kỳ hạn 27.218 29.405 34.586 2.187 8,03 5.181 17,62 Có kỳ hạn 51.436 61.809 69.173 10.373 20,17 7.364 11,91

Phân loại theo

thành phần 78.654 91.214 103.759 12.560 15,97 12.545 13,75

Tổ chức 33.596 37.991 43.319 4.395 13,08 5.328 14,02 Dân cư 45.058 53.223 60.440 8.165 18,12 7.217 13,56

(Nguồn: Phịng Hành chính - quản trị)

Tình hình huy đợng vớn của ngân hàng có xu hướng tăng liên tục qua 3 năm, đây là dấu hiệu chứng tỏ ngân hàng đã có nhiều hình thức huy động vốn khác nhau và khách hàng đã có sự tín nhiệm đới với ngân hàng. Đồng thời ngân hàng đã đa dạng hoá các khoản mục tiền gửi nên đáp ứng được nhu cầu của khách hàng như: tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm…với lãi suất khá hấp dẫn. Bên cạnh đó ngân hàng cịn đẩy mạnh cơng tác phát hành các giấy tờ có giá để cạnh tranh lãi suất với các ngân hàng hàng khác trong địa bàn.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w