Phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng (Trang 49 - 52)

2.4.2.1. Phân tích tình hình doanh thu

Doanh thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỉ lệ rất cao trong doanh thu của ngân hàng. Cụ thể qua 3 năm tỷ lệ ln chiếm hơn 90%. Bên cạnh đó doanh thu ngoài hoạt đợng tín dụng cũng tăng lên, tuy năm 2015 có giảm so với năm 2014. Nhìn chung,

doanh thu của ngân hàng không ngừng tăng qua các năm nhưng chủ yếu là từ hoạt động tín dụng. Vì vậy ngân hàng cần có chính sách phù hợp để phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ mới, đa dạng hoá danh mục đầu tư, nhằm làm phân tán rủi ro và đem lại nguồn thu ổn định cho ngân hàng trong thời gian sắp tới.

Bảng 2.5. Tình hình doanh thu của ngân hàng giai đoạn 2014 - 2016

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Doanh thu từ hoạt

động tín dụng 58.489 92,49 64.265 95,75 65.458 91,63 Doanh thu từ hoạt

động ngoài tín dụng 4.752 7,51 5.167 4,25 5.979 8,37

Tổng cộng 63.241 100 69.432 100 71.437 100

(Nguồn: Phịng Hành chính - quản trị) 2.4.2.2. Phân tích tình hình chi phí

Bảng 2.6. Tình hình chi phí của ngân hàng giai đoạn 2014 - 2016

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Chi phí từ hoạt động

tín dụng 42.285 76,75 46.361 76,89 47.269 76,99 Chi phí từ hoạt động

ngoài tín dụng 12.813 23,25 13.937 23,11 14.125 23,01

Tổng cộng 55.098 100 60.298 100 61.394 100

(Nguồn: Phịng Hành chính - quản trị)

Ngân hàng là tở chức kinh doanh tiền tệ nên chi phí chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là trả lãi tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá… Chi phí từ hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng hơn 75%. Chi phí của ngân hàng tăng qua các năm là do ngân hàng huy động vốn nhiều hơn nên chi phí trả lãi tiền vay tăng lên, tình hình chi phí bỏ ra là phù hợp với lợi nhuận đạt đươc. Mặt khác, nguyên

nhân tăng chi phí là do ngân hàng đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn, nên ngân hàng tăng lãi suất huy động vốn để thu hút lượng tiền nhàn rỗi từ tổ chức kinh tế và dân cư.

Tóm lại, chi phí ngoài hoạt đợng tín dụng tăng liên tục qua các năm là một dấu hiệu khả quan chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng được mở rợng theo chiều hướng đa dạng hóa các hình thức kinh doanh chứ không chỉ đơn thuần là hoạt đợng cho vay.

2.4.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận

Bảng 2.7. Tình hình lợi nhuận của ngân hàng giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Lợi nhuận ròng/ tài sản 1,18 1,23 1,23

Lợi nhuận ròng/ doanh thu 9,27 9,47 10,12

Lãi suất biên tế 3,35 3,46 3,34

Tổng chi phí/ tổng tài sản 11,06 11,23 10,48 Tổng chi phí/ tổng doanh thu 87,12 86,84 85,94

(Nguồn: Phịng Hành chính - quản trị)

Lãi suất biên tế: lãi suất biên tế có sự biến đợng qua các năm cụ thể năm 2014 là 3,35%, năm 2015 là 3,46% và năm 2016 giảm 3,34%, nguyên nhân là do ngân hàng tăng chi phí lãi suất tiền gửi lên nên lợi nhuận giảm, mức lãi suất năm 2016 giảm so với năm 2015 nhưng không đáng kể. Qua đó, ta thấy rằng việc đầu tư vào tài sản sinh lời của ngân hàng đem lại hiệu quả cao hơn. Vì thế, ngân hàng phải phát huy hơn nữa việc đầu tư vào tài sản sinh lời trong tương lai.

Lợi nhuận rịng/ doanh thu: chỉ sớ này cho biết lợi nḥn mà ngân hàng nhận được có tương xứng với doanh thu mà ngân hàng đạt được hay không. Tỉ số này càng lớn thì hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng có nhiều hiệu quả. Nhìn chung, chỉ số này tăng đều qua 3 năm nhưng tốc độ chậm. Cụ thể năm 2014 là 9,27%, năm 2016 là 10,12%, thể hiện ngân hàng đã đầu tư mợt cách có hiệu quả vào công tác huy động vốn cũng như hoạt động tín dụng. Ngân hàng ngày càng huy động được nhiều

vốn nên chi phí sử dụng vốn ngày càng giảm. Bên cạnh đó, chất lượng tín dụng của ngân hàng có những tiến triển tớt đẹp.

Lợi nhuận ròng/ tài sản: nhìn chung tỉ số này tăng trưởng cao, chứng tỏ khả năng mang lại doanh thu từ một đồng tài sản của ngân hàng cao. Cụ thể năm 2014 là 1,18%, năm 2016 là 1,23% . ROA lớn cho ta thấy hiệu quả kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả. Vì vậy, trong tương lai ngân hàng cần có nhiều chính sách để duy trì kết quả và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn nữa.

Tổng chi phí/ tổng doanh thu: chỉ số này nhỏ hơn 1 chứng tỏ hoạt đợng tín dụng của ngân hàng có hiệu quả, chỉ sớ này giảm qua các năm chứng tỏ ngân hàng đã quản lý tốt khâu “đi vay” cũng như “cho vay” của mình.

Tởng chi phí/ tởng tài sản: chỉ sớ này có sự biến đợng qua các năm. Năm 2015 chỉ số đạt 11,23% tăng so với 2014, cho thấy chi phí bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đem đầu tư ngày càng tăng. Nguyên nhân do ngân hàng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ trên địa bàn. Năm 2016, chỉ sớ này giảm thể hiện ngân hàng có nhiều thuận lợi trong khâu quản lý chi phí của mình.

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã đạt thành công nhất định trong việc tự đảm bảo nguồn vốn cũng như mở rộng thị phần, khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều nên lợi nhuận ngày càng cao. Tuy nhiên, các chỉ số sinh lợi của ngân hàng cịn ở mức thấp, do đó địi hỏi ngân hàng phải chú ý đến chi phí và thu nhập trong hoạt động để các chỉ số này được cải thiện.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng (Trang 49 - 52)