Phân tích các hệ số rủi ro

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng (Trang 52 - 57)

Tài sản nhạy cảm lãi suất = Dư nợ ngắn hạn + đầu tư chứng khoán và gửi tiền ở tổ chức tín dụng.

Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất = Tổng nguồn vốn huy động - giấy tờ có giá dài hạn.

Dư nợ đầu kỳ + dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân =

2 Tài sản rủi ro = Dư nợ của ngân hàng.

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Tổng vốn huy động Triệu đồng 78.654 91.214 103.759 Tài sản thanh khoản Triệu đồng 9.206 11.818 21.016

Nợ xấu Triệu đồng 1.376 1.297 1.113

Vay ngắn hạn Triệu đồng 0 0 0

Dư nợ bình quân Triệu đồng 335.426 369.336 399.729 Tài sản nhạy cảm lãi suất Triệu đồng 281.429 314.226 347.220 Nguồn vốn nhạy cảm với

lãi suất Triệu đồng 69.324 80.146 89.143

Tài sản rủi ro Triệu đồng 483.621 514.973 540.837

Rủi ro thanh khoản % 11,7 12,96 20,26

Rủi ro lãi suất Lần 4,06 3,92 3,89

Rủi ro tín dụng % 0,41 0,35 0,28

(Nguồn: Phịng Hành chính - quản trị)

Rủi ro lãi suất: Đây là rủi ro gắn liền với sự biến động lãi suất trên thị trường, tỷ số này gần bằng 1 là tốt nhất. Qua bảng số liệu, chỉ tiêu này giảm liên tục qua các năm. Năm 2015 chỉ sớ này giảm cịn 3,92 lần, chứng tỏ ngân hàng đang nằm trong tình trạng rủi ro rất cao, nguyên nhân là khoản đầu tư ngắn hạn thấp hơn khoản huy động ngắn hạn. Đến năm 2016, chỉ số này lại tiếp tục giảm còn 3,89 lần đặt ngân hàng trong tình trạng đáng lo ngại. Nguyên nhân là ngân hàng đẩy mạnh các khoản đầu tư dài hạn trong khi nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn, nghĩa là tốc độ huy động ngắn hạn tăng nhanh hơn tốc độ đầu tư ngắn hạn. Vì vậy, ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng để cơ cấu nguồn vốn huy động và cho vay hợp lý, nhằm cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro.

Rủi ro thanh khoản: là số tiền cần thiết để thanh toán cho khách hàng, theo quy định của NHNN Việt Nam thì chỉ số này không nhỏ hơn 20%. Tình hình thanh khoản của ngân hàng có sự biến đợng mạnh và nhỏ hơn 20% ở năm 2014 và năm 2015. Điều này cho thấy ngân hàng đang gặp phải rủi ro thanh khoản rất cao. Cụ thể năm 2014 chỉ

số này 11,7% , đây là năm ngân hàng gặp nhiều rủi ro thanh khoản nhất. Nguyên nhân là ngân hàng đã rút bớt tiền gửi ở các tổ chức tín dụng để đem cho vay. Mặc dù, tiền mặt tại quỹ và đầu tư chứng khoán ngắn hạn tăng nhưng lượng tiền tăng không đáng kể so với nguồn vốn mà ngân hàng huy động được. Đến năm 2016 thì chỉ số này tăng lên 20,26% do ngân hàng đã cơ cấu lại các khoản mục đầu tư như lượng tiền mặt tăng… Nhưng rủi ro thanh khoản vẫn cịn rất cao. Do đó, ngân hàng cần quan tâm hơn đến chỉ tiêu này để hoạt động ngày càng bền vững.

Rủi ro tín dụng: tỷ số này giảm mạnh qua 3 năm, năm 2014 là 0,41 %, năm 2015 giảm x́ng 0,35% và năm 2016 tiếp tục giảm cịn 0,28%. Đạt được kết quả như vậy do ngân hàng đẩy mạnh biện pháp thu hồi nợ quá hạn và thẩm định dự án vay vốn kỹ hơn nên đã thu hồi được các khoản nợ xấu. Điều quan trọng hơn là tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng ngày càng ổn định nên ngân hàng thu được nợ đúng hạn nhiều hơn.

2.5.Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng

Bảng 2.9. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Số liệu % Số liệu % Doanh thu 63.241 69.432 71.437 6.191 9,79 2005 2,89 Chi phí 55.098 60.298 61.394 5.200 9,44 1.096 1,82 Lợi nhuận trước thuế 8.143 9.134 10.043 991 12,16 909 9,95 Thuế 2.280 2.558 2.812 278 12,19 254 9,93 Lợi nhuận ròng 5.863 6.576 7.231 713 12,16 655 9,96 (Nguồn: Phịng Hành chính - quản trị)

Biểu đồ 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2014 - 2016

(Nguồn: Phịng Hành chính - quản trị)

Ngân hàng hoạt đợng có hiệu quả thì phải có nguồn vớn vững mạnh và phải biết cách sử dụng nguồn vốn để đem lại lợi nhuận cao. Do đó, lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng và áp dụng cho mọi chủ thể trong nền kinh tế thị trường nói chung. Vì vậy, ngân hàng ln quan tâm đến vấn đề làm thế nào để đạt lợi nhuận cao, giảm rủi ro xuống mức thấp nhất, đồng thời vẫn đạt được kế hoạch kinh doanh. Đây chính là mục tiêu hoạt động của NHNN&PTNT chi nhánh huyện huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng.

Về doanh thu: đây là khoản mục rất quan trọng, đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Doanh thu càng lớn thì hoạt động của ngân hàng ngày càng phồn thịnh. Doanh thu của ngân hàng tăng nhanh qua các năm. Năm 2015, doanh thu tăng 6.191 triệu đồng tương đương tăng 9,79% so với năm 2014. Năm 2016, doanh thu tiếp tục tăng nhưng tớc đợ có giảm hơn so với năm trước, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Nguyên nhân là do ngân hàng đẩy mạnh trong lĩnh vực huy động vốn nên chi phí sử dụng vốn của ngân hàng rất thấp. Song song đó ngân hàng mở rợng trong lĩnh vực tín dụng làm cho nguồn thu ngày càng tăng. Bên cạnh hoạt động tín dụng ngân hàng cũng không ngừng mở rộng các hoạt động dịch vụ khác. Do vậy, doanh thu của ngân hàng không ngừng tiến triển.

Về chi phí: là toàn bộ tài sản, tiền bạc bỏ ra để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhìn chung, chi phí của ngân hàng trong 3 năm đều tăng, năm sau cao

hơn năm trước. Nguyên nhân là do ngân hàng mở rộng mạng lưới hoạt động, cung cấp thêm nhiều dịch vụ, tốn thêm nhiều chi phí để đầu tư thêm thiết bị hiện đại.

Về lợi nḥn rịng: trong 3 năm hoạt đợng của ngân hàng đã đạt được những thành công nhất định, lợi nḥn rịng tăng đều qua các năm. Tớc độ tăng của lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2015 lợi nhuận ròng đạt 6.576 triệu đồng và đạt tốc độ là 12,16%. Sang năm 2016 tiếp tục tăng so với năm 2014 là 655 triệu đồng. Lợi nhuận ròng tăng là do ngân hàng đã đưa ra các chính sách kinh doanh có hiệu quả làm cho doanh thu của ngân hàng tăng nhanh hơn chi phí đã bỏ ra.

Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng tiến triển tốt đẹp. Do ngân hàng ngày càng mở rộng thêm dịch vụ để phục vụ cho khách hàng. Điều đó cũng thể hiện sự quản lý tài tình của ban lãnh đạo cùng với sự nổ lực, cố gắng của toàn thể nhân viên trong ngân hàng.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI NHNN&PTNT CHI

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng (Trang 52 - 57)