PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CÔNG TY
3.4.2.1 Xu hướng của nhóm tỷ số thanh khoản
Bảng 3.7 Bảng tóm tắt nhóm tỷ số thanh khoản của SBT từ năm 2005 đến năm 2009
Chỉ tiêu (ĐVT: triệu đồng) 2005 2006 2007 2008 2009
1. Tổng tài sản ngắn hạn 365.710 566.728 758.881 658.962 576.132 2. Tổng nợ ngắn hạn 117.477 65.540 72.091 288.818 168.059 3. Tồn kho 153.236 152.092 155.888 233.306 299.757 Tỷ số thanh khoản hiện thời (1:2) 3,1 8,6 10,5 2,3 3,4 Tỷ số thanh khoản nhanh [(1-3):2] 1,8 6,3 8,4 1,5 1,6 Tỷ lệ tồn kho/ Tài sản ngắn hạn 41,9% 26,8% 20,5% 35,4% 52,0%
Hình 3.11 Tỷ số thanh khoản nhanh của SBT từ 2005-2009
Do đặc trưng tồn kho mang tính thanh khoản kém của các doanh nghiệp mía đường đã nêu ở mục phân tích ngành, tỷ số thanh khoản nhanh nên được sử dụng thay thế tỷ số thanh khoản hiện thời. Dựa vào đồ thị về nhóm tỷ số thanh khoản của SBT, ta thấy thanh khoản công ty luôn tốt (thanh khoản nhanh lớn hơn 1) trong vòng 5 năm. Trong 3 năm đầu thanh khoản tăng rất lớn từ giá trị 1,8 năm 2005 tăng đến 8,4 năm 2007, tuy nhiên năm kế tiếp thanh khoản công ty lại sụt giảm mạnh xuống mức 1,5 năm 2008. Sở dĩ xảy ra hiện tượng trên là vì trong năm 2008, công ty cổ phần mía đường Bourbon SBT có vay khoản tiền 200 tỷ đồng từ công ty cổ phần Bourbon An Hoà (công ty liên kết) theo thoả thuận vay vốn không lãi suất, không quy định thời hạn vào ngày 22/12/2008 để bổ sung vốn lưu động trong mùa vụ sản xuất, khoản vay này được bút toán vào tài khoản phải trả khác và được tính vào nợ ngắn hạn phải trả. Do đó nợ ngắn hạn phải trả của SBT tăng đột biến với mức tăng 300%. Nguồn nợ vay này được đầu tư vào tồn kho của doanh nghiệp trong năm 2008 đứng trước tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng một phần đến khả năng tiêu thụ mặt hàng đường của SBT (P.T, 2009). Hai yếu tố tổng nợ ngắn hạn và tồn kho tăng cao trong năm 2008 đã ảnh hưởng nhiều đến tỷ số thanh khoản nhanh của công ty. Nhìn chung, khả năng thanh khoản của SBT vẫn đảm bảo tốt trong giai đoạn 5 năm qua và mức độ rủi ro của SBT là thấp.