Phân tích năm tác lực cạnh tranh đối với ngành mía đường:

Một phần của tài liệu Định giá công ty Cổ Phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh - LV Đại Học Bách Khoa (Trang 40 - 43)

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CÔNG TY

3.2.2.2 Phân tích năm tác lực cạnh tranh đối với ngành mía đường:

Hiện nay ngành mía đường nước ta có thể phân chia thành 3 phân khúc bao gồm đường tinh luyện, đường thô và đường trắng. Do đề tài tác giả thực hiện liên quan đến việc định giá cho công ty cổ phần mía đường Bourbon Tây Ninh mà sản phẩm kinh doanh chính của công ty là đường tinh luyện nên phần phân tích năm tác lực cạnh tranh này sẽ tập trung vào phân tích các tác lực cạnh tranh trong phân khúc đường tinh luyện. Dựa vào mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter, bài luận văn này sẽ phân tích lần lượt 5 tác lực này bao gồm các đối thủ hiện hữu trong ngành, các đối thủ tiềm năng gia nhập ngành, áp lực từ khách hàng, áp lực từ nhà cung cấp và nguy cơ các sản phẩm thay thế.

 Tác lực cạnh tranh thứ nhất: các đối thủ hiện hữu trong ngành

Mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ trong phân khúc đường tinh luyện sẽ không mãnh liệt do số lượng các đối thủ cạnh tranh trong phân khúc này không nhiều. Ngoài ra, dự báo của các chuyên gia về sự tăng trưởng ngành trong tương lai 5 năm tới là một tín hiêu tốt cho thấy lợi nhuận của ngành sẽ tăng.

 Số lượng các đối thủ cạnh tranh trong phân khúc đường tinh luyện

Số lượng các đối thủ cạnh tranh trong phân khúc đường tinh luyện tương đối ít do các yêu cầu về đầu tư máy móc thiết bị có giá trị cao để sản xuất đường tinh luyện. Do đó, trong tổng số 37 nhà máy sản xuất đường hiện nay trên cả nước, các đối thủ cạnh tranh chính trong mảng thị trường đường tinh luyện có thể kể đến 5 công ty bao gồm công ty cổ phần Đường Biên Hoà (BHS), công ty Đường Lam Sơn (LSS), công ty cổ phần mía đường Bourbon Tây Ninh (SBT), công ty Đường Nagajura, Công ty Đường KCP. Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam, thị phần của 3 công ty LSS, SBT và BHS tương dối lớn hơn so với các nhà máy đường còn lại và do định hướng phân phối tập trung ở các thị trường 3 miền khác nhau nên mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp này không lớn. Cụ thể LSS tập trung phân phối cho thị trường miền Bắc và Trung trong khi đó BHS và SBT phân phối cho thị trường miền Nam nên lợi nhuận của phân khúc đường tinh luyện không bị ảnh hưởng nhiều bởi mức độ cạnh tranh của các đối thủ hiện hành.

Hình 3.8 Thị phần các công ty đường trong nước

Nguồn: (SBT, Hoạt động kinh doanh, 2010)

 Tăng trưởng của ngành

Sau khi phân tích về nhu cầu tiêu thụ đường bình quân nước ta ở mục trên, ta có thể nhận thấy một khối lượng lớn khoảng 400.000 đến 500.000 ngàn tấn đường thiếu hụt mỗi năm. Căn cứ vào con số trên, có thể kết luận rằng tiềm năng phát triển của ngành mía đường rất lớn. Một khi tăng trưởng ngành là khả quan trong tương lai, sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện hữu sẽ không quá mãnh liệt, và như vậylợi nhuận của ngành sẽ không bị sức ép cạnh tranh gây ra những tác động xấu.

 Tác lực cạnh tranh thứ hai: các đối thủ tiềm năng có thể gia nhập ngành

Bên cạnh sự cạnh tranh của các đối thủ hiện hữu có khả năng ảnh hưởng đến tăng trưởng ngành, một tác lực khác cũng có mức ảnh hưởng nhất định lên ngành chính là các đối thủ tiềm ẩn. Đối với ngành mía đường, các đối thủ tiềm ẩn không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận ngành vì rào cản gia nhập ngành mía đường rất cao. Hai rào cản chính trong việc gia nhập ngành mía đường được phân tích trong bài luận văn này là đầu tư vào tài sản cố định và tính kinh tế nhờ quy mô.

 Đầu tư vào tài sản cố định và yêu cầu về vốn

Vấn đề sản xuất đường tinh luyện đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn và cần những máy móc, trang thiết bị với công nghệ đặc biệt để phù hợp với những điều kiện sản xuất nghiêm ngặt. Do đó, cần phải có sự đầu tư bài bản về trang thiết bị và công nghệ sản xuất để có thể cung cấp thành phẩm đạt chất lượng. Đa số các nhà máy đường đều bỏ ra khoảng đầu tư rất lớn vào máy móc thiết bị và SBT là một ví dụ điển hình. Dự án đầu tư là Nhà máy sản xuất đường của SBT có dây chuyền thiết bị hiện đại, công nghệ tiến tiến nhất với sản phẩm chính là đường tinh luyện RE theo tiêu chuẩn Châu Âu,

công suất thiết kế của nhà máy là 8.000 tấn mía cây/ngày, giai đoạn 2 là 16.000 tấn mía cây/ngày (SBT, Trình độ công nghệ và năng lực sản xuất, 2008). Để sở hữu dây chuyền sản xuất như vậy, công ty phải bỏ vốn đầu tư ban đầu 28.5 triệu USD. Ví dụ trên chứng minh rằng để gia nhập ngành mía đường, yêu cầu về vốn đầu tư là rất lớn và đó là rảo cản lớn khi tham gia sản xuất kinh doanh trong ngành này.

 Tính kinh tế nhờ quy mô

Hiện nay năng suất của 6 công ty mía đường có quy mô lớn trong ngành đạt mức công suất ép trung bình 6.500 tấn mía trong 1 ngày, tương đương với mức 1.000.000 tấn mía trong 1 năm. Sau khi sản xuất ra thành phẩm cuối cùng, sản lượng trung bình của 1 doanh nghiệp đạt khoảng 100.000 tấn trong 1 năm. Mức sản lượng này được xem là rất lớn và giúp các doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí đơn vị cho 1 kilogam đường. Hầu hết các doanh nghiệp này đều đạt được tính kinh tế nhờ quy mô và kinh nghiệm sản xuất. Vì thế các doanh nghiệp khi muốn gia nhập ngành phải chịu sự bất lợi do tính kinh tế nhờ quy mô gây ra và khi đó lợi nhuận ngành sẽ khó bị đe doạ bởi các đối thủ tiềm ẩn.

 Tác lực cạnh tranh thứ ba: năng lực trả giá của khách hàng

Các công ty mía đường sản xuất kinh doanh trong phân khúc đường tinh luyện thường tập trung vào hai đối tượng khách hàng chính bao gồm khách hàng công nghiệp và khách hàng tiêu dùng cá nhân. Doanh thu của doanh nghiệp thường được tạo thành từ hai đối tượng trên và doanh thu từ đối tượng khách hàng công nghiệp chứa khối lượng đáng kể. Các khách hàng công nghiệp như các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát, bánh kẹo và sữa mua đường dùng làm nguyên vật liệu đầu vào cho thành phẩm của họ và thường mua với trị giá hợp đồng rất lớn. Chẳng hạn các đối tác khách hàng công nghiệp lớn của công ty cổ phần mía đường Bourbon Tây Ninh SBT có thể kể đến như công ty nước giải khát Pepsi, công ty TNHH Red Bull, Nhà máy sản xuất bánh kẹo Perfecty, Công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn (Tribeco), Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty cổ phần thực phẩm Quốc tế (Interfood), Công ty TNHH Acecook Việt nam, Công ty thực phẩm Công nghệ… Các đơn vị này mua hàng của SBT với giá trị hợp đồng ký kết rất lớn trong đó có thể kể đến các hợp đồng ký kết với công ty nước giải khát Pepsi trị giá 140 tỷ hay hợp đồng trị giá 70 tỷ ký kết với công ty sữa Việt Nam. Với các giá trị mua hàng lớn như vậy, các khách hàng này có khả năng ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngành mía đường phân khúc đường tinh luyện rất lớn.

 Tác lực cạnh tranh thứ tư: áp lực từ nguồn cung cấp mía nguyên liệu đầu vào Đối với việc sản xuất đường, mía nguyên liệu là yếu tố đầu vào quan trọng nhất để tạo ra thành phẩm cuối cùng. Trong thời gian 5 năm gần đây, lợi nhuận của các nhà máy đường bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự thay đổi của giá mía nguyên liệu. Dựa vào đồ thị diện tích mía và giá mía đường các vụ từ năm 2002 đến 2007, giá mía đường thay đổi liên tục trong đó vụ 2005-2006 giá mía nguyên liệu cao kỷ lục với mức cao nhất lên đến hơn 700.000 đồng cho 1 tấn mía nguyên liệu do thiếu hụt trầm trọng nguồn nguyên liệu. Sự tăng cao của mía nguyên liệu trong vụ 2005-2006 làm cho lợi nhuận

của một số doanh nghiệp mía đường rất thấp. Tóm lại, một khi nguồn nguyên liệu mía khan hiếm, giá mía nguyên liệu sẽ gia tăng theo làm cho lợi nhuận ngành mía đường giảm rõ rệt.

Hình 3.9 Diện tích mía và giá mía đường các vụ

Nguồn: Hội nghị tổng kết sản xuất mía đường vụ 2006-2007, Bộ NN và PTNT

3.3 PHÂN TÍCH CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH

Sau khi phân tích các tác lực cạnh tranh ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngành mía đường, việc lựa chọn các chiến lược cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ doanh nghiệp trước các tác lực đó và giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh. Theo lý thuyết chiến lược cạnh tranh của Micheal Porter, 3 loại chiến lược cạnh tranh mà các doanh nghiệp thường theo đuổi bao gồm chiến lược dẫn đầu về chi phí, chiến lược khác biệt hoá sản phẩm và chiến lược tập trung. Đa số các doanh nghiệp thường áp dụng nhiều chiến lược kết hợp chứ không áp dụng riêng lẻ một chiến lược nào. Đối với trường hợp của SBT, công ty cũng thực hiện kết hợp 2 chiến lược dẫn đầu về chi phí kết hợp với khác biệt hoá sản phẩm làm chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Định giá công ty Cổ Phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh - LV Đại Học Bách Khoa (Trang 40 - 43)