Nhóm tỷ đo lường mức độ hoạt động hiệu quả

Một phần của tài liệu Định giá công ty Cổ Phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh - LV Đại Học Bách Khoa (Trang 48 - 49)

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CÔNG TY

3.4.1.2 Nhóm tỷ đo lường mức độ hoạt động hiệu quả

Bảng 3.3 Bảng tóm tắt các tỷ số hoạt động hiệu quả của SBT, BHS, LSS và ngành trong năm 2009 Chỉ tiêu SBT BHS LSS TB ngành 1. Doanh thu 771.807 1.191.283 1.099.587 2. GVHB 567.746 1.027.577 872.161 3. GT tồn kho 299.758 201.272 124.490

4. Khoản phải thu 133.421 241.481 159.197 5. Giá trị tổng tài sản 1.846.014 884.740 997.928

Vòng quay tồn kho (2:3) 1,9 5,1 7,0

Kỳ thu tiền bình quân [4/(1:360)] 62,2 73,0 52,1

Vòng quay tổng tài sản (1:5) 0,4 1,3 1,1 0,3

Trong khi nhóm tỷ số khả năng thanh khoản có mục đích chính là giúp đo lường khả năng đáp ứng các khoản nợ gần đến lúc đáo hạn thì nhóm tỷ số hoạt động đo lường tốc độ của các tài khoản khác như khoản phải thu, tồn kho…chuyển thành dòng tiền mặt – có thể là dòng tiền vào hoặc dòng tiền ra. Các tỷ số tài chính bao gồm vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân và vòng quay tổng tài sản của công ty SBT sẽ được tính toán và so sánh với 2 doanh nghiệp BHS và LSS.

Đầu tiên, tỷ số vòng quay hàng tồn kho đo lường tốc độ của hàng tồn kho của doanh nghiệp chuyển đổi thành tiền mặt vốn được xem là tài sản có tính thanh khoản nhất. Dựa vào bảng tóm tắt các tỷ số tài chính sau khi đã tính toán số liệu, vòng quay tồn kho của SBT là 2,6 vòng, giá trị này thấp nhất trong số 3 doanh nghiệp. Cụ thể vòng quay tồn kho của SBT bằng khoảng 44% so với vòng quay tồn kho của BHS và bằng khoảng 30% so với vòng quay tồn kho của LSS. Nếu diễn giải theo thời kỳ lưu kho bình quân, giá trị này đối với SBT là khoảng 139 ngày trong khi đó giá trị của BHS và LSS lần lượt là 61 ngày và 41 ngày. Thời kỳ lưu kho của SBT lớn như vậy thoạt nhìn qua có thể xem là bất thường nhưng nếu xuy xét kỹ nguyên nhân thì chúng ta thấy giá trị này cũng hợp lý. Thứ nhất, đối tượng khách hàng mục tiêu của SBT là các doanh nghiệp lớn trong ngành sản xuất nước giải khát, bánh kẹo, sữa mua sản phẩm của SBT làm nguyên liệu đầu vào và thường mua với khối lượng lớn một lần sau đó để tồn kho sản xuất cho các đợt sau nên thông thường các đợt mua hàng của khách hàng này tương đối lâu. Thứ hai, các doanh nghiệp BHS và LSS còn tập trung bán lẻ sản phẩm cho người tiêu dùng nên khả năng tiêu thụ tồn kho sẽ cao hơn. Cuối cùng, do hoạch định tập trung sản xuất chỉ một vụ mía vào cuối năm sau đó lưu kho và ngưng dây chuyền trong giai đoạn đầu năm nên sản lượng tồn kho của SBT cũng cao hơn so với BHS và LSS.

Kỳ thu tiền bình quân cho biết thời gian cần để công ty thu hồi các khoản phải thu. Sau khi tính toán kỳ thu tiền bình quân của 3 doanh nghiệp, kỳ thu tiền bình quân của SBT đạt giá trị 62,2 ngày, không chênh lệch nhiều so với kỳ thu tiền bình quân của BHS là 73 ngày và của LSS với giá trị 52,1 ngày. Tuy nhiên, nếu so sánh với chính sách tín

dụng mà SBT áp dụng cho khách hàng trung bình là từ 30 đến 60 ngày thì chính sách thu hồi khoản phải thu của doanh nghiệp không phải vấn đề lớn.

Tỷ số thứ ba thuộc nhóm tỷ số đo lường hiệu quả hoạt động của công ty là tỷ số vòng quay tổng tài sản. Tỷ số này đo lường mức độ sử dụng hiệu quả các tài sản nhằm tạo doanh thu cho công ty. Dựa vào bảng tóm tắt các tỷ số tài chính sau khi đã tính toán, chúng ta thấy vòng quay tổng tài sản của SBT đạt giá trị 0,4 bằng với giá trị trung bình ngành. Điều này chứng tỏ khi so sánh với trung bình ngành, khả năng tạo lợi nhuận từ tài sản của SBT tốt.

Tuy nhiên khi so sánh với 2 đối thủ cạnh tranh trực tiếp, giá trị này bằng khoảng 31% so với vòng quay tổng tài sản của BHS và bằng 36% so với vòng quay tổng tài sản của LSS. Nguyên nhân dẫn đến giá trị vòng quay tổng tài sản của SBT thấp hơn nhiều so với 2 đối thủ BHS và LSS xuất phát từ yếu tố máy móc thiết bị của SBT. Thứ nhất, khi so sánh với BHS, công ty SBT lựa chọn đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại với giá trị cao từ các nước tiên tiến với giá trị tài sản cố định hữu hình ròng cho đến ngày 31/12/2009 là khoảng 695 tỷ đồng sau khi đã khấu trừ phần lớn hao mòn do khấu hao, giá trị này cao hơn 195% giá trị tài sản cố định hữu hình ròng của BHS. Với sự chênh lệch cao giữa đầu tư vào hệ thống máy móc thiết bị sản xuất, vòng quay tổng tài sản của SBT thấp hơn nhiều so với BHS là hợp lý. Thứ hai, khi so sánh giữa SBT và LSS, đầu tư vào máy móc thiết bị của 2 doanh nghiệp này là tương đương nhau nhưng do LSS đi vào hoạt động sản xuất lâu hơn so với SBT nên các giá trị tài sản cố định này đã khấu hao gần hết, do đó giá trị tài sản cố định hữu hình ròng tính đến thời điểm 31/12/2009 của SBT thấp hơn nhiều so với giá trị của LSS với giá trị tài sản cố định ròng đạt 192 tỷ đồng.

Tổng quát nhóm tỷ số về hiệu quả hoạt động, mặc dù kết quả tính toán cho giá trị của vòng quay tồn kho, vòng quay tổng tài sản của SBT không tốt bằng 2 đối thủ BHS và LSS nhưng cần phải đặt các con số này trong mối liên hệ với các nguyên nhân trên để thấy được tình hình hoạt động hiệu quả của SBT.

Một phần của tài liệu Định giá công ty Cổ Phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh - LV Đại Học Bách Khoa (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)