Phân tích các yếu tố đặc trưng tác động đến ngành mía đường nước ta

Một phần của tài liệu Định giá công ty Cổ Phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh - LV Đại Học Bách Khoa (Trang 37 - 40)

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CÔNG TY

3.2.2.1 Phân tích các yếu tố đặc trưng tác động đến ngành mía đường nước ta

Sau khi phân tích ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô lên ngành mía đường, bài luận văn tiếp tục phân tích sâu vào các yếu tố đặc trưng khác tác động lên ngành đã được ghi nhận trong quá khứ và dự kiến tiếp tục ảnh hưởng trong tương lai. Các yếu tố đó bao gồm giá đường thế giới, quan hệ cung cầu đường trong nước, sự đảm bảo về nguyên vật liệu trong những năm gần đây.

 Giá đường thế giới

Việt Nam phải nhập khẩu đường gần 30% sản lượng tiêu thụ hàng năm, trong khi sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa còn thấp, do vậy giá đường trong nước bị tác động lớn bởi giá đường thế giới. Giá đường thế giới biến động mạnh từ đầu năm đến nay, và khá bất thường so với những năm trước. Nguyên nhân chính xuất phát từ mất cân đối cung cầu, sản lượng đường niên vụ vừa rồi trên thế giới giảm gần 5 triệu tấn, trong đó, được nhắc đến nhiều nhất là sự sụt giảm sản lượng của Ấn Độ. Vì vậy, các nước sử dụng nhiều đường như Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ... đều phải nhập khẩu dự trữ thêm đường. Chịu sự tác động của giá đường thế giới, giá đường trong nước lập kỷ lục trong tuần cuối tháng 10/2010, và tiếp tục duy trì mức giá cao cho đến nay, với mức giá 19.200 – 19.500 đồng/kg loại RS bán tại nhà máy. Giá đường bán lẻ có lúc lên tới 25.000 VNĐ/kg.

Hình 3.5 Quan hệ cung cầu đường thế giới qua các năm

Dựa vào đồ thị quan hệ cung cầu đường thế giới theo dự báo của tổ chức nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO), quan hệ cung cầu đường thế giới đang thay đổi theo xu hướng cung giảm trong 2 năm gần đây do ảnh hưởng của thiên tai trong khi cầu tăng dần đã làm cho giá đường tăng cao trong thời gian gần đây và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Khi đó, giá đường trong nước cũng sẽ tăng theo xu hướng của thế giới và ngành đường dự báo sẽ tăng trưởng trong tương lai.

 Quan hệ cung cầu

Sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu tiêu thụ, phần còn lại chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc và Thái Lan. Hình 3.6 cho thấy sản lượng sản xuất trong nước các năm gần đây chỉ dao động quanh mức 900.000 tấn – 1,1 triệu tấn/năm; trong khi nhu cầu khoảng 1,4 – 1,5 triệu tấn. Đặc biệt, 2 năm gần đây chứng kiến sự thiếu cầu lớn vào khoảng 400.000 tấn. Loại trừ các khoản nhập khẩu lậu qua biên giới, mỗi năm Việt Nam cần nhập khẩu trong hạn ngạch khoảng 300.000 tấn đường. Như vậy, khi nguồn nguyên liệu đã đảm bảo trong những năm tới, các doanh nghiệp lớn sẽ có xu hướng mở rộng sản xuất để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước và khi ấy khả năng tăng trưởng của ngành mía đường là khả thi.

Hình 3.6 Quan hệ cung cầu đường trong nước qua các năm

Nguồn: (Bộ NN và PTNT, 2009)

 Sự đảm bảo về nguyên vật liệu

Ngành công nghiệp mía đường luôn trong tình trạng thiếu hụt nguyên liệu trong những năm trước đây do các nguyên nhân:

 Chưa chủ động được nguồn cung mía nguyên liệu. Hầu hết các nhà máy đều thu mua mía trong dân mà chưa có các vùng trồng riêng. Do vậy, chất lượng mía và sản lượng đều chưa đáp ứng được.

 Vùng nguyên liệu mía liên tục bị thu hẹp, người trồng mía dần chuyển hướng chọn các cây cho giá trị kinh tế cao khác do chi phí trồng và thu hoạch mía khá cao; cộng với giá mía biến động thất thường đôi khi không đủ bù đắp được tiền công thu hoạch, tạo tâm lý bấp bênh cho người trồng mía – đã có những vụ mùa người trồng mía chỉ bán nhỏ lẻ cho các cơ sở làm mật, đường nhỏ lẻ thủ công thay vì bán cho nhà máy, do giá mía quá rẻ.  Năng suất mía thấp. Năng suất mía trung bình trên thế giới hiện khoảng 70

tấn/ha, trong khi đó, năng suất trung bình của Việt Nam chỉ đạt khoảng 58,6 tấn/ha (niên vụ 2010 đang chỉ đạt xấp xỉ 52 tấn/ha) với chất lượng còn kém hơn…

Hình 3.7 Diện tích trồng mía giai đoạn 2004-2010

Nguồn: (Bộ NN và PTNT, 2009)

Tuy nhiên trong những năm gần đây, các doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng vùng mía nguyên liệu tập trung, hỗ trợ và bao tiêu sản phẩm nông dân nhằm đảm bảo mía nguyên liệu sản xuất. Về phía người nông dân, sau khi mía được giá trong những năm gần đây đã trở lại trồng mía và cảm thấy an tâm với giá trị cây mía mang lại. Ngoài ra, chính sách phát triển vùng mía nguyên liệu đạt diện tích khoảng 300.000 ha vào năm 2020 của chính phủ cũng góp phần tạo sự an toàn nguồn cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp. Những lý do trên là cơ sở để dự báo về nguồn nguyên liệu mía đảm bảo cho các doanh nghiệp trong những năm sắp tới.

Tóm lại, tương tự như dự báo của tác giả về khả năng tăng trưởng của ngành mía đường sau khi phân tích các yếu tố vĩ mô, ngành mía đường nước ta sẽ tăng trưởng cao trong khoảng 1 đến 5 năm sắp tới nhưng sẽ giảm dần trong khoảng 5 năm kế tiếp. Nguyên nhân ngành đường tăng trưởng mạnh trong 5 năm đầu do giá đường thế giới

có xu hướng tăng trong tương lai, mức tiêu thụ đường bình quân trong nước tăng, nguồn cung thiếu hụt so với nhu cầu và sự đảm bảo nguồn mía nguyên liệu trong ngắn hạn sẽ đảm bảo khả năng tăng trưởng của ngành mía đường trong tương lai. Tuy nhiên, trong dài hạn 5-10 năm tới ngành mía đường sẽ tăng trưởng chậm lại do rủi ro về nguồn nguyên liệu khi giá mía không tạo lợi nhuận cho người nông dân thì việc chuyển đổi từ cây mía sang các giống cây nông nghiệp khác sẽ gây khó khăn cho ngành rất nhiều.

Một phần của tài liệu Định giá công ty Cổ Phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh - LV Đại Học Bách Khoa (Trang 37 - 40)