PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CÔNG TY
3.4.1.4 Nhóm tỷ số khả năng sinh lợ
Bảng 3.5 Bảng tóm tắt các tỷ số sinh lợi của SBT, BHS, LSS và ngành trong năm 2009
Chỉ tiêu SBT BHS LSS TB
ngành
1. Lợi nhuận cho cổ đông thường 210.017 120.087 158.341
2. Doanh thu 771.807 1.191.283 1.099.587
3. Số cổ phiếu lưu hành 141.476.709 18.531.620 29.509.470 4. Giá trị tổng tài sản 1.846.014 884.740 997.928 5. Vốn cổ phần thường 1.419.258 185.316 300.000
Lợi nhuận biên ròng (1:2) 27,2% 10,1% 14,4% 19%
EPS (1:3) 1.484,5 6.480,1 5.365,8
ROA (1:4) 11,4% 13,6% 15,9% 17%
ROE (1:5) 14,8% 64,8% 52,8% 26%
Nhóm tỷ số khả năng sinh lợi đo lường khả năng tạo lợi nhuận của công ty và nhóm tỷ số này thường được lưu tâm bởi nhiều đối tượng bao gồm chủ sở hữu, chủ nợ và ban quản trị công ty. Một số tỷ số khả năng sinh lợi đặc trưng bao gồm lợi nhuận biên ròng, lợi nhuận trên 1 cổ phần (EPS), lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn cổ phần thường (ROE).
Tỷ số lợi nhuận biên ròng đo lường tỷ lệ phần trăm của mỗi đồng lợi nhuận được giữ lại sau khi đã khấu trừ các khoảng chi phí bao gồm chi phí lãi, thuế và cổ tức cổ phiếu ưu đãi. Theo kết quả tính toán đối với doanh nghiệp SBT, có thể thấy lợi nhuận biên
ròng của SBT cao hơn trung bình ngành trong năm 2009. Nếu so sánh với 2 đối thủ cạnh tranh trực tiếp, ta có được kết quả 27,2% trên 1 đồng lợi nhuận của SBT sẽ được giữ lại so với 10% và 14% lần lượt của BHS và LSS. Kết quả trên chứng tỏ cứ 100 đồng doanh thu được tạo ra thì 27,2 đồng lợi nhuận sẽ được giữ lại đối với SBT. Như vậy, lợi nhuận cùa SBT trong năm 2009 tốt hơn so với 2 đối thủ cạnh tranh.
Ba loại tỷ số lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS), lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn cổ phần thường (ROE) nên được phân tích kết hợp để thấy được khả năng sinh lợi của doanh nghệp. Tỷ số EPS đo lường mức độ lợi nhuận trên mỗi cổ phần mà cổ đông được hưởng. Dựa vào bảng tóm tắt các tỷ số tài chính, EPS của SBT vào ngày 31/12/2009 có giá trị là 1.484 đồng trong khi EPS của BHS và LSS lần lượt là 6.480 đồng và 5.366 đồng. Như vậy EPS của SBT bằng 23% và 28% EPS của BHS và LSS. Sở dĩ EPS của SBT thấp hơn nhiều so với 2 đối thủ cạnh tranh vì số lượng cổ phiếu lưu hành của SBT quá nhiều, cụ thể cuối năm 2009 SBT lưu hành 141.476.709 cổ phiếu phổ thông so với 18.531.620 của BHS và 29.509.470 của LSS. Tiếp theo, khi xét đến tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), chúng ta thấy được ROA của SBT không chênh lệch nhiều so với trung bình ngành và 2 đối thủ BHS và LSS khi ROA của SBT đạt giá trị 11,4%, giá trị này có ý nghĩa với 100 đồng SBT bỏ ra đầu tư vào tài sản thì thu lại được 11,4 đồng lợi nhuận, nhỏ hơn ROA của trung bình ngành 5,6%, của BHS và LSS lần lượt là 2,2% và 4,5%. Sự chênh lệch giữa ROA của SBT so với ngành và 2 đối thủ không đáng kể, tuy nhiên, khi xét đến tỷ số lợi nhuận trên vốn cổ phần thường (ROE), giá trị ROE của SBT chỉ đạt 14,8%, nhỏ hơn ROE trung bình ngành là 11,2% và nhỏ hơn của BHS và LSS lần lượt là 50% và 38%. Lúc ngày, sự khác biệt lớn do yếu tố sử dụng vốn cổ phần thường quá nhiều trong cơ cấu nợ - vốn. Sau khi tổng hợp cả 3 chỉ số EPS, ROA và ROE, có thể tóm tắt khả năng hấp dẫn nhà đầu tư của SBT tương đối thấp và doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi thu hút vốn đầu tư từ các cổ đông tiềm năng.