Nhóm tỷ số khả năng thanh khoản

Một phần của tài liệu Định giá công ty Cổ Phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh - LV Đại Học Bách Khoa (Trang 47 - 48)

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CÔNG TY

3.4.1.1 Nhóm tỷ số khả năng thanh khoản

Bảng 3.2 Bảng tóm tắt các tỷ số thanh khoản của SBT, BHS, LSS và ngành trong năm 2009 Chỉ tiêu SBT BHS LSS TB ngành 1. Tổng tài sản ngắn hạn 576.133 532.632 585.058 2. Tổng nợ ngắn hạn 168.060 331.847 265.452 3. Tồn kho 299.758 201.272 124.490

Tỷ số thanh khoản hiện thời (1:2) 3,4 1,6 2,2 2,5 Tỷ số thanh khoản nhanh [(1-3):2] 1,6 1,0 1,7 1,6 Tỷ lệ tồn kho/ Tài sản ngắn hạn 52,0% 37,8% 21,3%

Đối với kỹ thuật phân tích tỷ số tài chính, nhóm tỷ số về khả năng thanh khoản cho biết khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Đặc trưng của ngành mía đường Việt Nam mỗi năm chỉ sản xuất một vụ chính vào giai đoạn cuối năm và thành phẩm sẽ được tồn kho và tiêu thụ cho cả năm, vì thế vòng quay tồn kho của các doanh nghiệp mía đường thấp dẫn đến thời đoạn tồn kho cao. Do đó khả năng chuyển đối thành tiền mặt của hàng tồn kho đối với ngành mía đường là thấp hay nói cách khác tính thanh khoản của hàng tồn kho thấp, như vậy để đo lường khả năng thanh khoản của công ty ta nên sử dụng tỷ số thanh khoản nhanh trong trường hợp này. Dựa vào bảng tóm tắt các tỷ số tài chính, tỷ số thanh khoản nhanh của SBT có giá trị 1,6 bằng với tỷ số thanh khoản nhanh của ngành. Nếu so sánh với 2 đối thủ trực tiếp, tỷ số thanh khoản nhanh của SBT đứng sau LSS có giá trị 1,7 và cao hơn BHS với giá trị 1,0. Thông thường giá trị tỷ số thanh khoản nhanh bằng 1,0 là đã chấp nhận được, nhưng với giá trị thanh khoản nhanh bằng 1,6, SBT có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn tốt bao gồm các khoản như phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, thuế nộp nhà nước hàng năm và các chi phí ngắn hạn khác.

Một phần của tài liệu Định giá công ty Cổ Phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh - LV Đại Học Bách Khoa (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)