Các yếu tố tác động tới quản lý dự án ODA tại các cơ sở giáo dục đào

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý dự án ODA tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 42 - 46)

1.2. Những vấn đề lý luận về quản lý dự án ODA tại cơ sở giáo dục đào tạo công

1.2.4. Các yếu tố tác động tới quản lý dự án ODA tại các cơ sở giáo dục đào

cơng lập

Hệ thống chính sách, pháp luật của bên cho và bên nhận tài trợ. Các hiệp định quốc tế mà 2 bên ký kết. Nếu hệ thống pháp luật, chính sách có nhiều điểm tƣơng đồng thì thuận lợi cho cơng tác quản lý, ngƣợc lại khiến việc quản lý khó khăn, dễ gặp mâu thuẫn, khơng tìm đƣợc tiếng nói chung khiến dự án có thể bị chậm tiến độ hoặc thậm chí bị treo.

Mối quan hệ kinh tế xã hội, chính trị giữa các bên nếu tốt đẹp ổn định giúp việc quản lý dự án ổn định và phát triển, ngƣợc lại có thể khiến dự án trì trệ thậm chí bị dừng

Chiến lƣợc, mục đích cung cấp từng thời kỳ của nhà tài trợ. Chiến lƣợc mục đích cung cấp của nhà tài trợ cần đƣợc xem xét, phân tích khoa học, kỹ lƣỡng, khách quan vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn vốn cũng nhƣ lĩnh vực tài trợ. Nó có thể ảnh hƣởng đến tốc độ giải ngân, làm chậm tiến độ dự án...

Môi trƣờng thực hiện dự án: Môi trƣờng chia theo lĩnh vực nhƣ: mơi trƣờng tự nhiên, văn hóa xã hội; Mơi trƣờng chia theo phạm vi nhƣ: mô trƣờng trong nƣớc, môi trƣờng quốc tế... Các yếu tổ này ảnh hƣởng trực tiếp đến cấu trúc tổ chức dự án, tác động lên quản lý dự án

Cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, hệ thống thông tin hỗ trợ cho công tác quản trị dự án, nếu thông suốt mang lại hiệu quả cho quá trình quản lý dự án

Mơ hình tổ chức, quản lý điều hành nguồn vốn ODA của các bên. Bên tài trợ là các chuyên gia đƣợc cử đi công tác làm nhiệm vụ quản lý nên thƣờng sử dụng cấu trúc dạng dự án đơn giản dễ huy động nguồn lực ở mức tối thiểu nhƣng lại dễ dàng đạt hiệu quả. Trong khi đó, bên nhận thƣờng sử dụng 1 trong 3 mơ hình quản lý: dạng chức năng, dạng quản lý và dạng ma trận. Tùy vào từng dự án, nguồn nhân lực, trình độ quản lý của mỗi bên mà các bên lựa chọn mơ hình quản lý

Q trình quản lý phải tính tốn chi tiết đến mức độ hấp thụ vốn của bên nhận viện trợ bởi nó ảnh hƣởng trực tiếp đến tốc độ giải ngân của dự án

Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ tham gia quản lý dự án có tác động quyết định đến chất lƣợng quản lý của dự án

1.3. Cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý dự án ODA từ 2003 đến 2013

Để thể chế hóa việc vận động, thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, ngày 15/3/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20-CP về quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên đƣa ra một cách có hệ thống những hƣớng dẫn về quy trình, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong quản lý và thực hiện các dự án ODA.

Qua các giai đoạn hợp tác phát triển, khung pháp lý về thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA từng bƣớc đƣợc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện trên cơ sở tổng kết thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý. Cụ thể, kể từ sau khi ban hành Nghị định số 20-CP ngày 15/3/1994, Chính phủ đã lần lƣợt thay thế, ban hành 04 Nghị định về quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA (Nghị định số 87/CP ngày 05/8/1997 thay

thế Nghị định số 20-CP; Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 thay thế Nghị định số 87/CP; Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 thay thế Nghị định số 17/2001/NĐ-CP và Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 thay thế Nghị định số 131/2006/NĐ-CP (Phụ lục 1)). Trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý nhà nƣớc theo

trách nhiệm và thẩm quyền đƣợc giao đã ban hành hệ thống các văn bản hƣớng dẫn thực hiện đầy đủ, bao quát và phù hợp với từng thời kỳ phát triển.

Để tăng cƣờng định hƣớng cho công tác vận động, thu hút ODA của từng thời kỳ, trong giai đoạn 2003-2013, Thủ tƣớng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 phê duyệt đề án “Định hướng thu hút và sử

dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006-2010” và Quyết định số

106/QĐ-TTg ngày 19/1/2012 phê duyệt đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử

dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011-2015”, trong đó xác định các nguyên tắc sử dụng nguồn vốn ODA, những

ngành, lĩnh vực ƣu tiên sử dụng nguồn vốn này (bao gồm cả lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề). Cùng với đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhƣ về đầu tƣ, đấu thầu, quản lý nợ công, quy chế quản lý vay và trả nợ nƣớc ngoài,… cũng dần đƣợc hoàn thiện đầy đủ, chặt chẽ hơn. Nhờ vậy, đã tạo đƣợc hành lang pháp lý thuận lợi, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong

quản lý và sử dụng nguồn vốn viện trợ, hỗ trợ của nƣớc ngồi, góp phần thực hiện hiệu quả các dự án sử dụng ODA, tạo niềm tin cho các nhà tài trợ, từ đó tạo thuận lợi cho việc huy động các nhà tài trợ viện trợ cho Việt Nam.

Liên quan trực tiếp đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tƣ số 06/2011/TT-BGDĐT ngày 11/2/2011 hƣớng dẫn quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ nƣớc ngoài cho giáo dục và đào tạo, trong đó hƣớng dẫn chi tiết quy trình xây dựng danh mục, lập, thẩm định, phê duyệt/trình phê duyệt dự án ODA; quy định cụ thể công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA cũng nhƣ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển khác và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị chuyên môn trong thẩm định, triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, bảo đảm thực hiện một cách thống nhất, chặt chẽ và tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ. Bộ LĐTB&XH trong phạm vi chức năng, thẩm quyền cũng đã ban hành Quyết định số 74/2008/QĐ-BLĐTB&XH về quy chế quản lý và sử dụng nguồn viện trợ nƣớc ngoài trong lĩnh vực dạy nghề làm cơ sở để các đơn vị trực thuộc Bộ quản lý và triển khai dự án; đồng thời, ban hành quy chế quản lý cho từng dự án sau khi đƣợc phê duyệt và đi vào triển khai thực hiện, trong đó quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan, bảo đảm phối hợp thực hiện dự án hiệu quả, đúng quy định.

Mặc dù đã xây dựng đƣợc hành lang pháp lý tƣơng đối thống nhất về thu hút, quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA song trên thực tế do có nhiều nhà tài trợ khác nhau và mỗi nhà tài trợ lại có những yêu cầu, quy định riêng với nhiều nội dung chƣa thực sự phù hợp với quy định chung của phía Việt Nam, do đó việc hài hịa thủ tục giữa phía Việt Nam và bên đối tác nƣớc ngồi cịn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc, ảnh hƣởng nhất định đến tiến độ, hiệu quả các dự án ODA nói chung, trong đó cũng có nhiều dự án dành cho giáo dục và đào tạo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý dự án ODA tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w