Giải pháp về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý dự án ODA tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 93 - 95)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Tác giả lựa chọn nhóm giải pháp này nhƣ là 1 cơng cụ cóc chức năng hỗ trợ cho cơng tác quản lý dự án tại cơ sở thêm hiệu quả. Lý do là rất nhiều năm qua cơ chế, chính sách đặc biết là về quản lý dự án ODA tại cơ sở vẫn nhiều khúc mắc vấn đề \nằm ở các quy định về quản lý ODA theo mơ hình quản lý ơ, do đó tăng tính cồng kềnh của bộ máy quản lý đồng thời giảm hiệu suất lao động tại các cơ sở quản lý trực tiếp dự án. Vì vậy, việc dỡ bỏ rào cản về cơ chế chính sách chính là 1 động lực nhằm giúp hoạt động quản lý thực sự hiệu quả.

4.1.1. Tăng cường cơ chế, chính sách về quản lý dự án ODA

Hồn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách đối với các dự án ODA theo hƣớng đồng bộ, minh bạch và hiệu quả. Chính phủ cần thống kê, rà sốt một cách có hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý dự án ODA để sửa đổi, bổ sung những phần còn mâu thuẫn giữa các văn bản này. Đồng thời, các bộ, ngành chủ quản phải có sự hƣớng dẫn một cách cụ thể về quy trình lập dự án và minh bạch hóa các tiêu chí cần có đối với một dự án trong diện xin tài trợ.

Để quản lý toàn bộ các dự án đầu tƣ ở nƣớc ngoài, Nhật Bản chỉ cần duy nhất 1 cơ quan là JICA, tiếp tục phân cấp đến JICA của từng quốc gia. Trong khi đó xem xét sự phân cấp trong quản lý ODA tại Việt Nam, đối với dự án thuộc cơ sở nhƣ dự án phát triển nguồn nhân lực tại trƣờng Đại học Cơng nghiệp Hà nội, việc có đến 3 bộ cùng liên kết quản lý là quá nhiều và khiến bộ máy quản lý cồng kềnh. Do đó, nên xem xét giải pháp dành nhiều tự chủ cho đơn vị thực hiện, bộ chỉ thực hiện giám sát, không tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lý dự án.

4.1.2. Dành nhiều ưu tiên nhận ODA cho lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là giáo dục dạy nghề kỹ thuật: dạy nghề kỹ thuật:

Trong các lĩnh vực ƣu tiên tiếp nhận nguồn vốn ODA của Việt Nam, giáo dục cũng đƣợc xác định là lĩnh vực quan trọng, tuy nhiên lại nhận đƣợc ít nguồn

vốn ODA. Việc phân chia vốn ODA cho từng hạng mục trong lĩnh vực đào tạo hiện nay cũng chƣa quan tâm nhiều đến giáo dục kỹ thuật dạy nghề và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ giáo viên. Vì lẽ đó, nguồn vốn cho lĩnh vực này hiện rất ít ỏi khiến việc phát triển giáo dục dạy nghề, cải thiện sở vật chất của các trƣờng đạo tạo dạy nghề khó khăn. Thu hút ngƣời học càng khó khăn hơn nữa do khơng có các dự án nhằm thay đổi cách tiếp cận của ngƣời dân với giáo dục dạy nghề.

Trong thời gian tới chính phủ, đặc biệt là Bộ LĐTB&XH cần xem xét đề xuất các dự án phát triển giáo dục dạy nghề kỹ thuật tƣơng xứng với vị trí của lĩnh vực đào tạo này. Đồng thời, Bộ LĐTB&XH phải đóng vai trị cầu nối với các bộ ngành khác khuyến khích các trƣờng dạy nghề kỹ thuật cùng tham gia các dự án nâng cao năng lực để cải thiện tình hình tuyển sinh ảm đạm tại các trƣờng này.

4.1.3. Rút ngắn thời hạn quá trình giải ngân

Quá trình giải ngân vốn ODA cần đƣợc đẩy mạnh theo hƣớng nhanh chóng, minh bạch. Theo đó, bộ Tài chính cần hƣớng dẫn các quy trình, thủ tục và quản lý việc rút vốn đối với nguồn vốn ODA dựa trên việc cải tiến thủ tục quản lý, cấp phát vốn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc. Tăng cƣờng hoạt động kiểm soát trƣớc và kiểm tra sau đối với các khoản chi từ nguồn vốn ODA.

Vốn ODA cho lĩnh vực giáo dục khơng nhiều. Thêm vào đó, năng lực tài chính của các đơn vị thụ hƣởng dự án có hạn, nếu nhà nƣớc khơng giải quyết công tác đối ứng kịp thời sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động của dự án. Do đó, cần xem xét quy định thời hạn cấp vốn ODA cho các dự án giáo dục, giảm thiếu công tác báo cáo và lập kế hoạch. Nên xem xét thời hạn cấp vốn theo năm tài chính tránh tình trạng cấp vốn theo quý hoặc 6 tháng nhƣ hiện nay.

4.1.4. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra, giám sát

Công tác thẩm định và phê duyệt dự án cần đƣợc tăng cƣờng hơn nữa trên cơ sở xem xét lợi chi phí của cả nền kinh tế - xã hội. Việc tăng cƣờng tổ chức và năng lực thẩm định các chƣơng trình, dự án ODA cho các cơ quan chủ quản bằng công tác xây dựng văn bản hƣớng dẫn chi tiết, cụ thể về công tác thẩm định giúp tăng chất lƣợng cơng tác thẩm định. Thêm vào đó, cần có những chƣơng trình đào tạo

nguồn nhân lực cho công tác thẩm định dự án ở cấp địa phƣơng đẻ nâng cao chất lƣợng thẩm định ở cơ sở.

Công tác kiểm tra, giám sát đối với các dự án đã và đang thực hiện cần đƣợc đẩy mạnh. Các hoạt động thống kê đầy đủ, phát hiện, ngăn chặn tình trạng tiêu cực trong quản lý và thực hiện dự án nhƣ tham nhũng, lãng phí, sử dụng tài sản sai mục đích cần đƣợc cơng bố rộng rãi trên hệ thống thơng tin nhƣ truyền hình, báo đài, website…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB quản lý dự án ODA tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w