Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng quản lý dự án ODA tại trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội gia
3.2.1. Lập kế hoạch thực hiện dự án
3.2.1.1. Xác định thời gian, phạm vi thực hiện, đối tượng thụ hưởng của dự án
Thời gian thực hiện dự án: từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 01 năm 2013. Thời gian thực hiện dự án đƣợc xác định ngay từ khi lập kế hoạch dự án tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai dự, đánh giá dự án sau này. Do có ngày thực hiện xác định nên các thủ tục để dự án đi vào hoạt động đều đƣợc hỗ trợ để hoàn thiện trƣớc ngày 30/01/2010. Đây cũng là thuận lợi cho nhà trƣờng để công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất đƣợc triển khai theo kế hoạch, đảm bảo khi chuyên gia dự án đến có thể ngay lập tức bắt tay vào làm việc. Thời gian xác định này cũng giúp công tác đánh giá kết quả dự án sau này (khi dự án kết thúc các kết quả có đạt hay khơng?)
Phạm vi thực hiện của dự án: thực hiện tại trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội. Phạm vi thực hiện dự án này đƣợc xác định rõ là trƣờng đại học Công nghiệp Hà Nội. Mặc dù các mục tiêu mà dự án hƣớng đến là rất rộng lớn, nhƣng việc thực hiện điển hình thống nhất tại trƣờng ĐHCNHN cũng là 1 tiền đề để các thử nghiệm, mục tiêu mà dự án muốn đạt có thể tiến hành thống nhất và thuận lợi cho công tác tổng kết, đo lƣờng, rút ra kết quả.
Đối tƣợng thụ hƣởng dự án: Đối tƣợng thụ hƣởng trực tiếp của dự án: Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội. Các đối tƣợng hƣởng lợi gián tiếp là: Ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam (tập trung ở các ngành chủ yếu nhƣ ô tô, xe máy, điện tử - điện máy, dệt may…): bao gồm các công ty quốc doanh, công ty cổ phần, công ty tƣ nhân, công ty 100% vốn nƣớc ngồi…cùng với đội ngũ cán bộ, cơng nhân, kĩ thuật viên của họ; Các cơ sở giáo dục hoạt động trong lĩnh vực đào tạo nghề kỹ thuật trong cả nƣớc
3.2.1.2. Chi tiết hóa các mục tiêu và lập kế hoạch tổng hợp cho dự án
Dự án xây dựng mục tiêu chung là hệ thống đào tạo nghề kỹ thuật của Việt Nam sẽ cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật đáp ứng đƣợc yêu cầu của khu vực sản xuất, cả về số lƣợng và chất lƣợng.
Trên cơ sở đó dự án xây dựng các mục tiêu cụ thể cho Trƣờng ĐHCNHN có thể phát triển năng lực giáo dục, đào tạo theo sát với nhu cầu của khu vực sản xuất
ở Việt Nam.
- Kết quả 1: Trƣờng ĐHCNHN giới thiệu chu trình quản lý hệ thống nhằm cải thiện năng lực giáo dục, đào tạo đáp ứng đƣợc yêu cầu của khu vực sản xuất.
- Kết quả 2: Trƣờng ĐHCNHN phát triển hệ thống đánh giá kỹ năng nghề theo quan điểm xem xét khả năng nhân rộng hệ thống đánh giá kỹ năng nghề trên phạm vi toàn quốc trong tƣơng lai.
- Kết quả 3: Trƣờng ĐHCNHN cung cấp các chƣơng trình tu nghiệp/thực tập hiệu quả cho sinh viên.
Xem xét các mục tiêu và kết quả dự kiến đạt đƣợc của dự án có thể dễ dàng nhận thấy dự án xác định mục tiêu rất rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu từ đó có thể xây dựng các kết quả dự kiến tƣơng ứng phù hợp. Việc xác định mục tiêu phù hợp với năng lực nhà trƣờng cũng là điều kiện để thực hiện thành công dự án. Các kết quả dự kiến là các nội dung mà Tổng cục dạy nghề - Bộ LĐTB&XH đang mong muốn đạt đƣợc, đồng thời các kết quả này còn đáp ứng mong muốn của các công ty, nhà tuyển dụng, đặc biệt là các công ty đến từ Nhật Bản.
Cân đối các nguồn lực của trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội, kế hoạch triển khai dự án đã đƣợc xây dựng hết sức chi tiết. Tất cả kế hoạch trong 3 năm của dự án đều đƣợc lập chi tiết đến các sự kiện, các kết quả đầu ra đều đƣợc xác định chính xác đến đơn vị tuần, các hoạt động đƣợc xác định theo ngƣời chịu trách nhiệm.
3.2.1.3. Xác định cơ chế tổ chức và các điều kiện thực hiện dự án:
Dự án hoạt động dựa trên cơ cấu quản lý gồm Ban chỉ đạo và Ban quản lý dự án. Phía Việt Nam chỉ định Bộ Cơng Thƣơng là cơ quan chịu trách nhiệm bố trí
phần đóng góp của phía Việt Nam cho Dự án. Bộ Cơng Thƣơng chỉ định Vụ trƣởng Vụ Hợp tác Quốc tế - Bộ Công Thƣơng làm Giám đốc Dự án; chỉ định Hiệu trƣởng trƣờng ĐHCNHN làm Quản lý Dự án. Ban quản lý dự án hoàn toàn nằm trong cơ
cấu của trƣờng. Trƣờng ĐHCNHN cử và uỷ nhiệm nhân viên của mình vào các hợp phần của Dự án.
Phía Nhật Bản chỉ định tổ chức Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA Việt Nam) chịu trách nhiệm phần đóng góp phía Nhật Bản. Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam (JICA Việt Nam) do Trƣởng đại diện thƣờng trú tại Hà Nội chịu trách nhiệm thực hiện và theo dõi dự án.
Tất cả các hoạt động của dự án đều đƣợc đồng quản lý trừ các hoạt động nhƣ kiểm toán, giám sát và đánh giá.
Nguồn vốn bao gồm vốn ODA của chính phủ Nhật Bản là: 139,473,000 JPY. Trong đó viện trợ khơng hồn lại chiếm 100% tổng vốn ODA
Vốn đối ứng của bên nhận viện trợ bao gồm: Vốn đối ứng: 41.841,900 JPY tƣơng đƣơng 8.755.417,575 đồng. Nguồn vốn đối ứng đƣợc huy động theo một hoặc một số hình thức sau:
- Vốn ngân sách chủ Dự án phía Việt Nam cấp phát: 41.841,900 JPY tƣơng ứng 30% tổng số vốn đối ứng (sử dụng cho nhƣ: các chi phí trả lƣơng cho nhân sự đối tác và nhân sự quản lý Việt Nam tham gia dự án, cung cấp các trang thiết bị văn phịng làm việc, xe ơ tơ …vv);
- Vốn khác: trƣờng ĐHCNHN chịu trách nhiệm cung cấp mặt bằng để xây dựng nhà xƣởng, văn phịng làm việc; bố trí lực lƣợng cán bộ, giáo viên chuyên biệt hoặc kiêm nhiệm tham gia các hoạt động của Dự án.
- Mọi đóng góp tài chính vào dự án phải đƣợc quản lý minh bạch và báo cáo theo nguyên tắc cùng hợp tác.
Việc xác định nguồn vốn này liên quan chặt chẽ đến việc triển khai dự án, bởi nó cịn liên quan đến năng lực của đơn vị tiếp nhận. Trong trƣờng hợp này, trƣờng ĐHCNHN có đủ khả năng chi trả cho phần vốn đối ứng cũng nhƣ cơ sở vật chất và nguồn lực tham gia dự án. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến việc dự án đƣợc triển khai đúng thời gian dự kiến.
Để dự án hoạt động, trong quá trình xây dựng kế hoạch dự án các điều kiện thực hiện dự án cũng đƣợc xác định tƣơng đối đầy đủ và rõ rang bao gồm:
Chính phủ Việt Nam miễn tất cả các loại thuế đối với hàng hoá, dịch vụ và thiết bị đƣợc mua cho Dự án cũng nhƣ dành cho các chuyên gia Nhật Bản tham gia Dự án và thành viên gia đình của họ (nếu cùng sang Việt Nam trong thời gian thực hiện Dự án) các quyền ƣu đãi ngoại giao, miễn trừ thuế Hải quan, thuế thu nhập trong phạm vi nƣớc CHXHCN Việt Nam nhƣ đã thỏa thuận trong khoản VI của Hiệp định về hợp tác kỹ thuật giữa Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam và chính phủ Nhật Bản ký ngày 20 tháng 10 năm 1998;
Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam cần phải tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo hoạt động của Dự án đƣợc duy trì liên tục, tồn diện, hiệu quả kể cả trong và sau thời gian hợp tác kỹ thuật với Nhật Bản, với tất cả các cơ quan hữu quan, các bên thụ hƣởng.
- Điều kiện ràng buộc với trƣờng ĐHCNHN và Chính phủ Việt Nam
Điều kiện tiên quyết chung cho dự án: Điều kiện đó là trƣờng ĐHCNHN cam kết trở thành cơ sở giáo dục mang tính mở, hƣớng đến mọi đối tƣợng có nhu cầu học tập. Trƣờng ĐHCNHN hồn tồn có khả năng thực hiện điều kiện này của nhà tài trợ, nhƣ đã đƣợc cam kết trong “Chiến lƣợc Phát triển giai đoạn 2009-2015, tầm nhìn tới năm 2020” (tháng 12/2008) của Nhà trƣờng.
Điều kiện bổ sung: Một điều kiện nữa đó là Chủ Dự án phía Việt Nam đóng góp vốn đối ứng cho dự án một khoản kinh phí dự kiến ở mức 150.000 USD.
Cả hai điều kiện trên đều có thể đáp ứng vì trong thực tế, các hoạt động của trƣờng ĐHCNHN đã và đang phục vụ các tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế: các doanh nghiệp nhà nƣớc, các doanh nghiệp tƣ nhân, các doanh nghiệp liên doanh và các tổ chức và doanh nghiệp đầu tƣ 100% vốn nƣớc ngoài.
3.2.1.4. Phân tích sơ lược tính khả thi của dự án
Dự án đƣợc thiết kế phù hợp với Chiến lƣợc phát triển Kinh tế Xã hội, chiến lƣợc phát triển đào tạo nghề kỹ thuật của Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam tới năm 2020 nhằm tăng cƣờng khả năng ngành đào tạo nghề kỹ thuật, phát triển các ngành cơng nghiệp phụ trợ, nâng cao tính cạnh tranh và hội nhập của lực lƣợng lao động Việt Nam ở tầm khu vực và thế giới.
Dự án đƣợc sự ủng hộ của các cơ quan, đƣợc thực hiện thành cơng góp phần vào nâng cao năng lực cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam về nhân lực và vật lực và công nghệ.