Bảng cước dịch vụ MegaVNN áp dụng từ ngày 01/06/2006

Một phần của tài liệu Một số phương pháp dự báo và ứng dụng trong dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ internet băng rộng (Trang 85 - 91)

ST T

Loại cước, phí Easy 512Kbps/ 256Kbps Family 768Kbps/ 384Kbps Extra 1024Kbps/ 512Kbps Maxi 2048Kbps/64 0Kbps Pro 4096Kbps/ 640Kbps 1 Phí hịa mạng 250.000 đ 250.000 đ 250.000 đ 250.000 đ 250.000 đ 2 Cước thuê bao tháng 28.000 đ 45.000 đ 82.000 đ 165.000 đ 500.000 đ 3 Cước 1 MB theo lưu

lượng sử dụng gửi và nhận - đến 3.000 MB: 45 đ - từ 3000MB đến 12.000MB: 41 đ - đến 3.000 MB: 45 đ - từ 3000MB đến 12.000MB: 41 đ - đến 6.000 MB: 55đ - từ 6.001MB: 41 đ - đến 6.000 MB: 55đ - từ 6.001MB: 41 đ 40 đ 4 Cước trần: tổng cước thuê bao tháng và cước sử dụng không vượt quá: 350.000 đ 550.000 đ 700.000 đ 900.000 đ 1.818.182 đ 5 Cước trọn gói (trả ln một lần hàng tháng để sử dụng dịch vụ không 250.000 đ 450.000 đ 550.000 đ 700.000 đ 1.363.636 đ

77

hạn chế)

6 Thuê 01 địa chỉ IP tĩnh - - - - 454.545 đ

Nguồn: Website chính thức của VDC

Với đợt điều chỉnh cước mới này, VDC dự kiến trong năm 2006, số khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ MegaVNN sẽ tăng mạnh, có thể sẽ gấp đôi so với con số 122.000 thuê bao (tại thời điểm đưa ra mức cước). Sử dụng gói cước MegaVNN Pro, với địa chỉ IP tĩnh, khách hàng có thể đăng ký tên miền và có một website riêng, điều này rất có ý nghĩa đối với những khách hàng thường xuyên làm việc trực tuyến, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chương 2 đã khái quát lại các kiến thức cơ bản về cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu. Chương 2 của luận văn đã đi sâu phân tích sự ảnh hưởng của chính sách vĩ mơ tới sự phát triển của các dịch vụ Internet cũng như nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet. Một số nhân tố khác như giá cả dịch vụ, các sản phẩm bổ sung, sản phẩm thay thế có ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet băng rộng đã được phân tích và đánh giá. Các đánh giá này cùng với các số liệu thu thập được sẽ được sử dụng trong các mơ hình dự báo mơ tả ở Chương 1 để dự báo nhu cầu dịch vụ sử dụng dịch vụ Internet băng rộng trong Chương 3.

78

CHƯƠNG 3 DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ

INTERNET BĂNG RỘNG

3.1 Đặt vấn đề

3.1.1 Dự báo trên cở sở phân tích số liệu quá khứ

Khi tiến hành dự báo nhu cầu của thị trường người ta cần phải xem xét đến rất

nhiều các yếu tố khác nhau như : nhận thức và khả năng thanh toán của người

tiêu dùng; mật độ dân số; tổng sản phẩm quốc nội; tính sẵn sàng, yêu cầu về chất lượng và chu kỳ sống của sản phẩm; v.v....

Để hình thành một phương án kinh doanh hiệu quả, người ta cần phải nắm bắt các loại nhu cầu của thị trường, tổng số và động thái của từng loại nhu cầu. Từ việc nhận biết được các vấn đề của nhu cầu thị trường người ta phải tiến

hành phân tích và dự báo nhu cầu của thị trường.

Dự báo là một công việc không thể thiếu được trong hoạt động của mỗi một tổ chức, doanh nghiệp. Dự báo cũng rất cần thiết cho các nhà quản lý, giúp họ hoạch định cac chính sách để có thể thúc đẩy sự phát triển của tồn xã hội. Phân tích và dự báo nhu cầu thị trường là sự vận dụng các kiến thức khoa học để nhận biết một cách đầy đủ, chính xác sự tồn tại, xu thế vận động và phát triển của một nhu cầu thị trường, làm rõ và nhận thức đúng bản chất của nhu cầu thị trường đó, xác định mọi tác động qua lại của các yếu tố bên trong và bên ngoài của nhu cầu đến sự tồn tại, vận động và phát triển của nhu cầu thị trường đó. Dự báo xu thế phát triển của nhu cầu thị trường là việc dự đoán quá trình tiếp theo trong những khoảng thời gian khác nhau nối tiếp với hiện tại như: Ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn, trên cơ sở những thông tin thống kê hiện tượng, sự vật trong quá khứ và bằng các phương pháp dự báo thích hợp.

79

Trong Chương 3 của luận văn sẽ thực hiện việc dự báo nhu cầu thống qua số lượng phát triển thuê bao MegaVNN hàng tháng của Bưu điệnHà Nội trên cơ sở phân tích các số liệu thống kê và sử dụng một số mơ hình dự báo để dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet băng rộng ở Hà Nội.

3.1.2 Áp lực phát triển trong điều kiện cạnh tranh

Cạnh tranh là một quy luật tất yếu mang tính khách quan trong nền kinh tế thị

trường. Nền kinh tế càng phát triển, cạnh tranh càng diễn ra hết sức gay gắt,

tuy nhiên cạnh tranh khơng có nghĩa là hủy diệt mà là sự thay thế. Các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả sẽ được thay thế bằng các doanh nghiệp khác kinh doanh hiệu quả hơn, đáp ứng được sự mong đợi của xã hội và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Trước sức ép về mở cửa thị trường viễn thông, cạnh tranh trong lĩnh vực Internet ngày càng trở nên gay gắt hơn, các doanh nghiệp của Việt Nam không những phải cạnh tranh với nhau mà cịn phải đối đầu với các tập đồn viễn thơng nước ngồi có tiềm lực kinh tế vơ cùng hùng mạnh, có nguồn nhân lực chất lượng cao và năng lực quản lý tốt. Chính vì lý do đó mà các doanh

nghiệp viễn thơng Việt Nam muốn tồn tại và phát triển cần phải xác định rõ nguy cơ về cạnh tranh, từ đó phải nghiên cứu thị trường để biết về đối thủ cạnh tranh, nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng và cần có những định hướng đúng đắn về công nghệ. Làm tốt các vấn đề đó sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình, tạo ra ưu thế về cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ của mình. Tuy nhiên để đạt được điều này khơng hề đơn giản bởi vì tất cả các đối thủ cạnh tranh cũng đều ýthức được vấn đề này. Trong quá trình sản xuất kinh doanh áp lực cạnh tranh từ các nhà khai thác mới đã tác động tới cán cân quyền lực chung, do Nhà nước thường áp dụng một số chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp mới. Nhằm chiếm lĩnh thị

80

trường ngay từ khi mới ra đời các doanh nghiệp liên tục tung ra các đợt khuyến mãi với giá trị lớn và thời gian kéo dài. Các doanh nghiệp cũ cũng muốn phát triển xây dựng hạ tầng mạng lưới đủ mạnh để có thể lấn sang dịch vụ khác có lợi nhuận cao hơn.

Với lộ trình mở cửathị trường viễn thông hiện nay và việc gia nhập WTO của Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với cạnh tranh có yếu tố nước ngồi sớm hơn và trên phạm vi rộng hơn. Trước mắt, với lộ trình mở cửa của Hiệp định thương mại Việt Nam - Mỹ, các công ty của Mỹ và các

công ty nước ngồi sẽ thâm nhập vào thị trường viễn thơng Việt Nam bằng nhiều cách như thành lập công ty liên doanh, hoặc hợp tác kinh doanh (BCC) với các nhà khai thác viễn thông Việt Nam. Theo lộ trình cam kết khi gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam sẽ phải cân nhắc việc cho các doanh nghiệp nước ngoài được phép tham gia sâu hơn nữa vào thị trường trong nước như cho phép công ty 100% vốn nước ngồi hay chi nhánh cơng ty nước ngồi được phép hoạt động tại Việt Nam. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc phải cạnh tranh lẫn nhau trước mắt sẽ phải cạnh tranh với các nhà khai thác theo hình thức liên doanh, liên kết với các tập đoàn khai thác nước ngoài, vừa phải cạnh tranh với chính các nhà khai thác nước ngồi được cấp phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

VNPT là công ty mẹ trong Tập đồn Bưu chính Viễn thơng quốc gia Việt

Nam, là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân. VNPT gồm các đơn vị trực

thuộc Tập đoàn là các đơn vị hạch tốn phụ thuộc và các cơng ty con là các công ty hạchtốn độc lập do Tập đồn nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối.VNPT có các chức năng và nhiệm vụ sau đây:

81

- Kinh doanh và phục vụ về bưu chính, viễn thơng theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển của nhà nước, bao gồm xây dựng kế hoạch đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư.

- Phát triển và quản lý khai thác mạng lưới bưu chính viễn thơng cơng cộng và quốc gia, kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thơng đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước phục vụ cơng ích, quốc phịng, an ninh và ngoại giao.

- Sản xuất công nghiệp bưu chính viễn thơng.

- Tư vấn về lĩnh vực bưu chính viễn thơng.

- Khảo sát thiết kế, xây dựng các cơng trình bưu chính viễn thơng.

- Xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư thiết bị bưu chính viễn thơng.

- Tài chính, bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện và du lịch.

- Tổ chức công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân.

- Hợp tác liên doanh liên kết với các tổ chức trong nước và quốc tế phù hợp với pháp luật và chính sách của nhà nước.

- Tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác do nhà nước giao.

Năm 2006 mạng lưới bưu chính viễn thơng và công nghệ thông tin được VNPT tiếp tục đầu tư, phát triển cập nhật trình độ cơng nghệ hiện đại của thế giới, với tổng đầu tư đạt gần 8.300 tỷ đồng. Nhiều dịch vụ mới được đưa vào khai thác, đặc biệt các dịch vụ trên nền công nghệ IP và các dịch vụ gia tăng

với nhiều tiện ích đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Quy

mô và khả năng cung cấp dịch vụ của mạng lưới tiếp tục được nâng cao rõ rệt, phục vụ tốt sự chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền, nhu cầu thơng tin

82

liên lạc của xã hội mà đặc biệt là người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đồng thời cũng đã phục vụ và đáp ứng tốt nhất nhu cầu thông tin liên lạc của đất nước trong các sự kiện lớn, cũng như công tác an ninh quốc

phòng, phòng chống thiên tai.

Năm 2006, VNPT đạt tổng doanh thu 38.329 tỷ đồng (tương đương 2,4 tỷ USD), vượt 3,28% kế hoạch, tăng 14,92% so với năm 2005; nộp ngân sách 6.300 tỷ đồng, vượt 11,33% kế hoạch, tăng 24,42% so với giá trị thực hiện năm 2005. Toàn mạng phát triển mới 4,5 triệu thuê bao điện thoại, vượt kế hoạch 8,76%, nâng tổng số thuê bao hiện có lên gần 18 triệu, đạt mật độ trên

21 máy/100 dân, góp phần quan trọng đưa mật độ sử dụng điện thoại của Việt Nam lên 30,5 máy/100 dân. Số lượng thuê bao Internet tốc độ cao MegaVNN phát triển mới đạt 151.000 thuê bao, tăng 75% so với năm 2005, nâng tổng số

thuê bao MegaVNN lên 226.000, trên tổng số khoảng 1.800.000 thuê bao Internet quy đổi của VNPT hiện nay.

3.2 Áp dụng một số phương pháp dự báo để dự báo nhu cầu

sử dụng dịch vụ Internet băng rộng

3.2.1 Trung bình trượt đơn giản

Áp dụng phương pháp trung bình trượt đơn giản (simple moving average - SMA) để làm trơn số liệu với độ rộng cửa sổ trượt lần lượt là 3 và 6.

Một phần của tài liệu Một số phương pháp dự báo và ứng dụng trong dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ internet băng rộng (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)