Số liệu dự báo theo mơ hình nhân

Một phần của tài liệu Một số phương pháp dự báo và ứng dụng trong dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ internet băng rộng (Trang 103 - 114)

95

3.3 Tổng hợp các kết quả dự báo

Đối với các phương pháp làm trơn, với mẫu số liệu về số lượng thuê bao MegaVNN phát triển theo tháng của Bưu điện Hà Nội, phương pháp trung bình trượt số mũ (EMA) có giá trị sai số bình phương nhỏ hơn so với trung bình trượt đơn giản (SMA) trong cả hai trường hợp độ rộng cửa sổ trượt là 3

và 6. Các giá trị tương ứng là 521450 và 1235206 so với 1024989 và 1565275 Các phương pháp đường xu hướng và phương pháp phân rã bao gồm cả mô hình cộng và mơ hình nhân cho kết quả khá tương đồng Bảng 3.8.

Bảng 3.8: Kết quả dự báo ba tháng cuối năm 2007và 12 tháng năm 2008

Đường xu hướng

tuyến tính Mơ hình cộng Mơ hình nhân

Oct-07 6954 6909 7108 Nov-07 7175 7068 7455 Dec-07 7396 7516 7093 Jan-08 7617 7570 7787 Feb-08 7838 7729 8145 Mar-08 8059 8177 7730 Apr-08 8280 8231 8466 May-08 8501 8389 8835 Jun-08 8721 8838 8367 Jul-08 8942 8892 9145 Aug-08 9163 9050 9526 Sep-08 9384 9499 9004 Oct-08 9605 9553 9824 Nov-08 9826 9711 10216 Dec-08 10047 10160 9641 Tổng 2008 105983 105798 128341

Mẫu số liệu được sử dụng trong luận văn là khá nhỏ. Số liệu được thống kê

96

với mẫu số liệu như vậy người ta không thể thực hiện được các dự báo dài hạn hơn. Để thực hiện được các dự báo dài hạn chúng ta phải cần một mẫu số liệu tốt hơn mẫu số liệu đã sử dụng.

3.4 Đánh giá nhu cầu, khả năng đáp ứng nhu cầu

3.4.1 Nhu cầu

Theo thống kê của Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong báo cáo tồn cảnh Cơng nghệ thông tin - Truyền thông năm 2007, nếu trong năm 2005, số kết nối Internet băng rộng ADSL tăng gần 300% so với năm 2004, đạt con số 227.000 thuê bao, năm 2006, số thuê bao Internet băng rộng tăng 250% đạt con số 577.000 thuê bao thì đến tháng 5/2007 đạt con số 753.000 thuê bao. Như vậy số kết nối băng rộng tăng hơn 2 lần sau 12 tháng (tháng

5/2006 là 310.000 thuê bao).

Thị trường dịch vụ Internet băng thông rộng ADSL trong 10 tháng đầu năm 2007 khơng có nhiều thay đổi so với 2006. Vẫn tiếp tục một loạt cuộc đua khuyến mãi, giảm giá, thậm chí miễn phí lắp đặt được các nhà cung cấp tung ra để tăng người dùng, để mở rộng thị phần, để tận dụng hết cổng kết nối. Từ miễn phí lắp đặt, tặng MODEM cho đến cơ hội mua máy tính kèm hấp dẫn, các nhà cung cấplớn như FPT Telecom, VNPT, Viettel, SPT, Netnam đều có những chương trình rất hấp dẫn để thu hút người dùng.

Theo kết quả điều tra của tập đồn viễn thơng Alcatel-Lucent tại 10 quốc gia có thị trường Internet đang phát triển, Việt Nam là quốc gia có nhu cầu sử dụng băng thông rộng rất lớn, với 72% người dùng Internet Cafe và 75% người dùng Internet cơng sở có ý định đăng ký dịch vụ Internet băng rộng tại

nhà.

10 quốc gia nằm trong chương trình khảo sát này gồm Ấn Độ, Ai Cập, Brazil,

97

mỗi quốc gia, chương trình tiến hành phỏng vấn 300 người dùng Internet chia làm 3 nhóm, 100 người dùng Internet tại quán, 100 người dùng Internet tại công sở và 100 người dùng Internet băng rộng tại nhà riêng. Tại Việt Nam, chương trình được thực hiện ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ

Chí Minh.

Theo kết quả khảo sát, chỉ có 8% trong số người dùng Internet phổ thơng tại Việt Nam là còn sử dụng Internet quay số. Trong khi đó, tỉ lệ người đã có

máy tính cá nhân (bao gồm máy tính xách tay) chiếm 58%, 31% cịn lại đang

có ý định mua máy tính. 56% số người sử dụng Internet tại nhà cho biết có thể bỏ từ 10 đến 20 USD cho cước phí Internet hàng tháng.

Đại diện Alcatel-Lucent cho biết nhu cầu chơi game chiếmtỉ lệ cao nhất trong các mục đích sử dụng của người dùng Việt Nam. Nhu cầu sử dụng Internet để gọi điện thoại VoIP của người dùng Việt Nam cũng có tỷ lệ cao nhất trong nhóm 10 quốc gia được khảo sát thị trường.

Căn cứ vào các số liệu dự báo cho năm 2008 thì Bưu điện Hà Nội sẽ phát triển được khoảng hơn 100.000 thuê bao MegaVNN. Con số này lớn hơn so với dự tính của Bưu điện Hà Nội là khoảng 70.000 thuê bao và được dự báo đúng bằng số lượng thuê bao sẽ phát triển trong năm 2007 [3]. Như vậy cả ba mơ hình dự báo được áp dụng đều có xu hướng dự báo thừa.

3.4.2 Khả năng đáp ứng nhu cầu

Thị trường Việt Nam hiện có 16 ISP được Bộ Bưu chính Viễn thơng cấp phép, trong đó có 8 ISP thực sự cung cấp dịch vụ nhưng chỉ có năm doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ vào thị trưởng. Đó là VNPT, SPT, FPT, Netnam và

mới đây là Viettel. Chiếm thị phần lớn nhất là VNPT (48,2%), kế là FPT

(30,0%), Viettel (11,8%) và Netnam (5,2%). Các doanh nghiệp còn lại đang

98

Hiện nay VNPT cũng là doanh nghiệp có mạng lưới hiện đại nhất và rộng lớn nhất. Năng lực mạng lưới của VNPT gồm hệ thống trung kế kết nối với Internet quốc tế và hệ thống trung kế kết nối trong nước. Băng thông ra quốc tế của VNPT là 6820Mbps chiếm hơn 56% tổng băng thơng ra quốc tế của

tồn quốc. Dung lượng trung kế kết nối trong nước của VNPT được liệt kê trong Bảng 3.9

Bảng 3.9: Dung lượng kết nối trong nướccủa VNPT

Hướng kết nối Dung lượng

(Mbps) Tỷ lệ Hà Nội Hải Phòng 34 87% Nghệ An 16 92% Quảng Ninh 34 72% Hải Dương 34 91% Thái Nguyên 155 64% Hà Nam 34 75% Phú Thọ 34 72% Hà Tây 155 70% Hà Tĩnh 34 79% Lào Cai 34 68% Thái Bình 34 85% Lạng Sơn 34 82% Bắc Ninh 155 80% Lai Châu 34 66% Nam Định 155 74% Ninh Bình 34 75% Bắc Giang 34 65% Vĩnh Phúc 34 87% Tuyên Quang 34 69% Thanh Hố 155 71% Hồ Bình 34 75% Sơn La 12 95% Yên Bái 34 65%

99 Bắc Cạn 12 61% Cao Bằng 12 80% Hà Giang 12 76% Hưng Yên 34 82% TP. Hồ Chí Minh Đồng Nai 34 91% Bình Dương 155 85% Tây Ninh 155 70% Trà Vinh 155 67% Lâm Đồng 12 86% Vũng Tàu 34 90% Cần Thơ 12 85% Kiên Giang 12 78% Bạc Liêu 12 81% Bến Tre 32 81% Bình Phước 34 78% Cà Mau 12 79% Ninh Thuận 12 84% Sóc Trăng 12 91% Bình Thuận 34 94% Đồng Tháp 16 88% Long An 32 70% Tiền Giang 155 68% Vĩnh Long 12 78% Đằ Nẵng Huế 34 89% Quảng Nam 155 82% Bình Định 155 72% Quảng Ngãi 34 75% Khánh Hòa 34 86% Phú Yên 34 71% Quảng Trị 34 75% Quảng Bình 34 72% Gia Lai 12 89% Kontum 12 85% Đắc Lắc 12 76%

100

Dung lượng trung kế mạng trục kết nối 3 thành phố lớn của Việt Nam là

2,5Gbps. Mạng cung cấp dịch vụ ADSL của VNPT đã phủ rộng khắp 64 tỉnh,

thành trong nước.

Để tiếp tục chiếm lĩnh thị trường Internet băng rộng, VNPT cần phát huy tối đa nội lực của mình, theo đó các yếu tố sau đây sẽ có vai trị then chốt.

- Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng

- Tận dụng thế mạng về năng lực tài chính

- Tận dụng tối đa và đầu tư mở rộng, nâng cấp mạng lưới

- Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý

- Cải thiện chất lượng chăm sóc khách hàng

Dự tính của Bưu điện Hà Nội là sẽ phát triển được 193.000 thuê bao MegaVNN (năm 2006 là 53.000, năm 2007 là 70.000 và năm 2008 là 70.000) [3] với hệ số dự phòng là 1,4 Bưu điện Hà Nội đã có kế hoạch đầu tư mạng cung cấp dịch vụ MegaVNN dung lượng 270.000 cổng đến hết năm 2008. Với các số liệu dự báo là khoảng hơn 100.000 thuê bao cộng với 123.000 thuê bao mà Bưu điện Hà Nội sẽ có đến hết năm 2007 thì hệ thống hồn tồn có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

101

PHẦN KẾT LUẬN

Luận văn “Một số phương pháp dự báo và ứng dụng trong dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ Inernet băng rộng” được hoàn thành với những kiến thức khá toàn diện về lĩnh vực kinh tế và quản lý.

Các kiến thức về cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đã được phân tích và được minh chứng bằng ví dụ thực tế. Luận văn đã đưa ra được một cái nhìn tổng quát về các phương pháp dự báo nhu cầu, cách phân loại và khả năng áp dụng. Luận văn cũng đã diễn tả một số mơ hình dự báo thơng dụng và cách áp dụng chúng để giải quyết một bài toán dự báo cụ thể.

Sự lựa chọn ví dụ minh họa cũng phù hợp với thực tế công việc mà học viên đã trải qua là quản lý và khai thác mạng cung cấp dịch vụ Internet trên địa bàn thành phố Hà Nội và hiện tại là phát triển các dự án công nghệ thông tin của Bưu điện Hà Nội.

Để có thể có ra được một quyết định đầu tư mang tính chiến lược cần có những dự báo có độ chính xác cao, khơng những đúng đối với các dự báo định lượng mà còn đúng với cả các dự báo định tính. Đơi khi phải sử dụng cả các dự báo kết hợp như đã phân tích trong luận văn.

Phần lớn các quyết định quản lý đều dựa trên dự báo. Mỗi một quyết định đều sẽ được áp dụng vào một thời điểm nào đó trong tương lai và do đó phải dựa trên các dự báo về các điều kiện trong tương lai.

Chương 1 đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến dự báo,

đưa một cái nhìn khá tổng quát về các phương pháp dự báo và khả năng áp dụng trong các tình huống cụ thể. Các vấn đề về lựa chọn và đánh giá một dự báo cũng được đề cập. Chương 1 đã mô tả dữ liệu chuỗi thời gian và giới thiệu một số mơ hình dự báo dựa vào dữ liệu chuỗi thời gian.

102

Chương 2 của luận văn đã đi sâu phân tích sự ảnh hưởng của chính sách vĩ mơ tới sự phát triển của các dịch vụ Internet cũng như nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet. Một số nhân tố khác như giá cả dịch vụ, các sản phẩm bổ sung, sản phẩm thay thế có ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet băng rộng đã được phân tích và đánh giá.

Chương 3 đã thực hiện việc phân tích dữ liệu quá khứ và áp dụng một số mơ hình để dự báo nhu cầu sử dụng Internet băng rộng. Từ các số liệu dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ MegaVNN và kế hoạch đầu tư phát triển mạng lưới của Bưu điện Hà Nội đưa ra các đánh giá.

Xây dựng mơ hình ra quyết định dựa trên dự báo trong doanh nghiệp có thể sẽ là một đề tài hấp dẫn cho một luận văn khác. Phân tích và dự báo thị trường chứng khốn, đặc biệt là thị trường chứng khoán đầy biến động như thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có thể là những chủ đề hấp dẫn cho các nghiên cứu tương đương hoặc cao hơn.

103

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đỗ Trung Tá, Bưu chính Viễn thơng và CNTT Việt Nam đạt trình độ nước

cơng nghiệp vào năm 2020, Tạp chí Bưu chính Viễn thơng

[2] Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam, Báo cáo kết quả khảo sát nhu

cầu sử dụng dịch vụ Internet tại khu vực nông thôn tỉnh Trà Vinh, 2007

[3] Bưu điện Thành phố Hà Nội, Thuyết minh điều chỉnh cấu trúc mạng xDSL

Hà Nội giai đoạn 2006 - 2008 và định hướng tới năm 2010, 2007

[4] Amstrong J. S., Principles of Forecasting: A Handbook for Researchers and

Practitioners”, Boston: Kluwer Academic Publishers, 2001

[5] Green K. S., Amstrong J. S., Demand Forecasting: Evidence-based Methods, Working Paper 24/05, Department of Econometrics and Business Statistics, Monash University, September 2005

[6] Green K. C., Amstrong J. S., Graefe A., Methods to Elicit Forecasts from

Group: Delphi and Prediction Markets Compared, Foresight, 8 (2007) 17−20

[7] Green K. C., Amstrong J. S., Structured analogies for forecasting, International Journal of Forecasting, 23 (2007) 365−376

[8] Randall J. J., Jr., Amstrong J. S., Cuzán A.G., Forecasting Elections Using

Expert Surveys: An Application to U. S. Presidential Elections, MPRA Paper

No. 5301, Universität München, October 2007

[9] Makridakis S., Wheelwright S. C., Hyndman R. J., Forecasting: Methods and

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam đã đang từng bước được mở cửa. Do đó các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đang phải đối đầu với sự cạnh tranh hết sức khốc liệt, nhất là Tập đồn Bưu chính Viễn thông Việt

Nam (VNPT), doanh nghiệp nhà nước đã từng là doanh nghiệp độc quyền kinh doanh trong lĩnh vực này. Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ để có những quyết định đầu tư chiến lược sẽ là một nhân tố quan trọng có thể giúp VNPT giành được ưu thế trên thị trường. Đề tài Một số phương pháp dự báo và ứng dụng trong dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ Inernet băng rộng” đã được lựa chọn xuất phát từ động cơ thực tế đó.

Chương 1 đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến dự báo,

đưa một cái nhìn khá tổng quát về các phương pháp dự báo và khả năng áp dụng trong các tình huống cụ thể. Các vấn đề về lựa chọn và đánh giá một dự báo cũng được đề cập. Chương 1 đã mô tả dữ liệu chuỗi thời gian và giới thiệu một số mơ hình dự báo dựa vào dữ liệu chuỗi thời gian.

Chương 2 của luận văn đã đi sâu phân tích sự ảnh hưởng của chính sách vĩ mơ tới sự phát triển của các dịch vụ Internet cũng như nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet. Một số nhân tố khác như giá cả dịch vụ, các sản phẩm bổ sung, sản phẩm thay thế có ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet băng rộng đã được phân tích và đánh giá.

Chương 3 đã thực hiện việc phân tích dữ liệu quá khứ và áp dụng một số mơ hình để dự báo nhu cầu sử dụng Internet băng rộng. Từ các số liệu dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ MegaVNN và kế hoạch đầu tư phát triển mạng lưới của Bưu điện Hà Nội đưa ra các đánh giá.

Các từ khóa: Dự báo; Phương pháp dự báo; Dự báo chuỗi thời gian; Nhu

ABSTRACT

The Vietnam telecommunication market has been opened step by step. Thus the companies doing this business have to face with a fierce competition, especially VNPT, the state-owned company, had been the only company having exclusive right to do this business. Forecasting the service demand in order to make strategic desicion on investment may be one of the factors to help Vietnam Post and Telecommunication Group (VNPT) winning the battle. The researching subject “Forecasting methods and application in demand forecasting of broad band Internet service” has been choosen based on this practical motivation.

Chapter 1 systematized the fundamental knowledges related to demand forecasting and gave an overview of the forecasting methods and the applicability of them in particular cases. The issues of how to select and evaluate a forecast had also been discussed. Chapter 1 described the time series data and introduced some forecasting methods based on time series.

Chapter 2 analysed the impacts of macro policies on the development of Internet services and on the demand of Internet service. Other factors influencing the demand of broad band Internet service had been analysed and evaluated.

Chapter 3 made analysis of past time data and applied some forecasting models to forecast the demand of broadband Internet service. Statements were made based on the forecasts and the planned investment to expand the network of Hanoi Post and Telecommunication.

Key words: forecasting; forecasting methods, time series forecasting,

Một phần của tài liệu Một số phương pháp dự báo và ứng dụng trong dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ internet băng rộng (Trang 103 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)