Số lượng thuê bao qui đổi 5013156
Số người sử dụng 17872165
Tỉ lệ số dân sử dụng Internet 21.24 %
Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của Việt Nam 10508 Mbps
Tổng băng thông kênh kết nối trong nước 25412 Mbps
48
Tổng lưu lượng trao đổi qua trạm trung chuyển VNIX 12761309 GB
Tổng số tên miền .vn đã đăng ký 54739
Tổng số tên miền Tiếng Việt đã đăng ký 3251
Tổng số địa chỉ IP đã cấ 3799808
Tổng thuê bao băng rộng 1157930
Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam
Tính đến hết ngày 26/12/2003 tất cả 64/64 tỉnh, thành phố đã hồn thành xong chương trình đưa Internet tới các trường Đại học, Cao đẳng và THPT trên địa bàn tỉnh, thành phố (theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Tổng số trường học đã hoàn thành kết nối Internet trên cả nước như sau:
- Tổng số trường THPT là 1923/2057 trường, đạt tỷ lệ 93,48%.
- Tổng số trường ĐH và CĐ là 235/235 trường, đạt tỷ lệ 100%.
Trong hai năm 2004 và 2005, 8.500 trường THCS đã đạt chuẩn quốc gia sẽ được kết nối Internet. Trong năm các Bưu điện tỉnh sẽ kéo đường truyền Internet cho các trường THCS đã đạt đủ điều kiện và hỗ trợ tối đa việc hướng dẫn truy cập và sử dụng Internet. Để hỗ trợ thiết bị kết nối Internet cho các trường, Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT) đã phối hợp với các đối tác tài trợ 500 máy tính cho các trường vùng sâu, vùng xa khơng có điều kiện trang bị thiết bị kết nối Internet.
2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụngdịch vụ Internet băng rộng dịch vụ Internet băng rộng
2.2.1 Giới thiệu chung
2.2.1.1 Khái niệm cầu
Cầu (demand) là một thuật ngữ chung dùng để diễn đạt thiện ý (willingness) của người mua và khả năng mua (ability to purchase) về một hàng hóa hay dịch vụ.Có hai yếu tố cần lưu ý trong khái niệm
49
- Yếu tố thứ nhất: thiện ý của người mua. Yếu tố ngày quyết định việc người
tiêu dùng có sẵn sàng chi tiền để mua hàng hóa hay dịch vụ nào đó hay khơng. Nếu như khơng cần đến chúng thì dù giá cả như thế nào thì người tiêu dùng cũng khơng mua và cầu trong trường hợp này bằng 0.
- Yếu tố thứ hai: khả năng mua. Thiện ý của người mua chưa đủđể thúc đẩy đến quyết định mua hàng. Người mua phải có khả năng để trả tiền cho món hàng đó.
Giá được trả là một sự lựa chọn tự nguyện (willing choice) dựa vào giá trị mà người mua nhận thức được.
Mục tiêu của người mua là có được nhiều giá trị nhất có thể cho mức giá được trả. Luật về cầu (law of demand) phát biểu rằng nhìn chung người ta sẽ mua nhiều hàng hóa hoặc dịch vụ hơn ở mức giá thấp và ít hơn ở mức giá cao.
2.2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
Khi giá thay đổi, các yếu tố khác thay đổi, cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ đó thay đổi. Mối quan hệ này sẽ tạo thành đường cầu. Khi giữ giá không đổi, cho một nhân tố nào khác tác động đến cầu thay đổi, đường cầu sẽ dịch chuyển. Nếu cầu tăng ở mọi mức giá đường cầu sẽ dịch chuyển tính tiến sang phải, ngược lại nếu cầu giảm ở mọi mức giá, đường cầu sẽ dịch chuyển sang trái. Dưới đây là một số nhân tố ảnh hưởng đến cầu.
- Thị hiếu của khách hàng: thị hiếu của khách hàng là một nhân tố quan trọng tác động đến số lượng cầu của bất kỳ hàng hóa nào. Thị hiếu của khách hàng được hình thành phần nào do tập qn, văn hóa xã hội và việc quảng cáo
50
- Thu nhập: khi thu nhập tăng, người tiêu dùng sẽ muốn mua sắm nhiều hơn. Họ sẽ mua thêm nhiều thứ nhưng không phải cầu về tất cả sản phẩm đều thay đổi như nhau.
- Giá: số lượng cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ trong một thời kỳ nào đó phụ thuộc khơng chỉ vào giá bán của thời kỳ đó mà cịn phụ thuộc vào giá dự kiến trong thời kỳ tới. Ví dụ, khách hàng sử dụng dịch vụ Internet băng rộng hiện nay đang có tâm lý chờ vào các dịp khuyến mại của nhà cung cấp để được miễn 100% phí hịa mạng và được tặng thiết bị đầu cuối.
- Sản phẩm liên quan: sản phẩm liên quan được chia làm hai loại: (1) sản phẩm thay thế và (2) sản phẩm bổ sung.
- Sự mong đợi: sự mong đổi về sự thay đổi thu nhập, giá và sự ra đời của các sản phẩm mới cũng sẽ ảnh hưởng đến cầu
- Số lượng người mua: khi số lượng người mua tăng lên, cầu cũng sẽ tăng lên. Ví dụ khi mặt bằng dân trí cao lên, số lượng người sử dụng Internet cũng sẽ nhiều lên và cầu về dịch vụ Internet cũng sẽ tăng lên.
2.2.1.3 Giới thiệu về dịch vụ Internet băng rộng
Có nhiều loại cơng nghệ có thể giúp người sử dụng truy cập vào mạng Internet với tốc độ cao, tuy nhiên dịch vụ được đề cập Internet băng rộng đề cập đến trong luận văn này chính là dịch vụ Internet băng rộng sử dụng công nghệ đường dây thuê bao số bất đối xứng (ADSL). Sử dụng dịch vụ này, khách hàng có thể có thể vừa truy cập Internet băng rộng vừa có thể gọi điện thoại và gửi nhận Fax bình thường mà không phải đăng ký hai số thuê bao điện thoại khi truy cập Internet gián tiếp.
Ngày 01/07/2003, dịch vụ Internet băng rộng (Internet ADSL) chính thức khai trương. Đây là cơng nghệ thông tin băng rộng mới cho phép truy nhập
51
tốc độ cao tới Internet và mạng thông tin số liệu bằng cách sử dụng đường dây điện thoại sẵn có. Sử dụng dịch vụ này, khách hàng có thể có thể vừa truy cập Internet băng rộng vừa có thể gọi điện thoại và gửi nhận Fax bình thường mà không phải đăng ký hai số thuê bao điện thoại khi truy cập Internet gián tiếp.
Dịch vụ Internet ADSL do Cơng ty Điện tốn và truyền số liệu (VDC) cung
cấp có tên gọi là MegaVNN, với tốc độ tải xuống là 2Mbps và tải lên là
640Kbps (ở thời điểm bắt đầu triển khai cung cấp dịch vụ cho khách hàng), nhanh gấp 40 lần so với tốc độ kết nối qua MODEM quay số thơng thường.
2.2.2 Chính sách của chính phủ
2.2.2.1 Chính sách mở cửa và cho phép phát triển dịch vụ
Tính tời thời điểm này, đã gần 10 năm Việt Nam chính thức tham gia mạng Internet toàn cầu. Việc sử dụng Internet giờ đã trở thành nhu cầu thiết yếu của đông đảo người dân Việt Nam. Tuy nhiên, để có ngày hơm nay đây là cả một q trình nỗ lực rịng rã thuyết phục các lãnh đạo đồng ý mở cửa Internet. Việt Nam tham gia mạng Internet toàn cầu ở một thời điểm rất quan trọng, và có lẽ, dù một số người mong muốn ra sớm hơn, nhưng theo đánh giá của những người trực tiếp thực hiện thì thời điểm này khơng thể sớm hơn. Lý do không thể đưa Internet vào Việt Nam sớm hơn không phải lý do kỹ thuật, công nghệ bởi lẽ đến thời điểm năm 1997, mạng viễn thông của Việt Nam tuy dung lượng cịn nhỏ nhưng về cơng nghệ cũng đã tương đương với những nước trong khu vực, lúc đó, viễn thơng Việt Nam đã thực hiện chiến lược số
hóa trên tồn mạng. Nhưng quả là khơng dễ dàng gì trong những ngày đầu với nhiệm vụ thuyết phục các lãnh đạo đồng ý mở của Internet.
Các nhà khoa học của Việt Nam rồi các cơ quan thông tin đại chúng cũng đã nhận thấy sức mạnh của Internet và có ý thức thúc đẩy, ủng hộ đã giúp cho
52
các nhà quản lý như Tổng cục Bưu điện, Bộ Khoa học cơng nghệ, Bộ Văn
hóa Thơng tin, Bộ Công an, v.v..., những thành phần chủ chốt trong Ban chỉ đạo quốc gia về Internet lúc đó, có thể mạnh dạn, quyết liệt để xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các nghị định, các thông tư, các quy định, quy chế của Tổng cục Bưu điện về chất lượng dịch vụ, giá cước, v.v..., để tạo
hành lang pháp lý cho sự phát triển Internet ở Việt Nam
Internet vào Việt Nam đã được cơ quan quản lý nhà nước thực hiện cho cạnh tranh kinh doanh ngay từ đầu. Bốn nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) lúc đó là VDC, Netnam, FPT và Saigon Postel (SPT) được Tổng cục Bưu điện cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ cùng vào ngày 19/11/1997.
2.2.2.2 Chính sách về giá cước và thị phần khống chế
Ngày 1/4/2003, Bộ Bưu chính - Viễn thông đã ra quyết định giảm 10 loại cước viễn thông. Đối với cước dịch vụ truy cập Internet qua mạng điện thoại công cộng, được quy định mức tối đa đối với cước thuê bao Internet và thuê bao hộp thư điện tử là 27.273đồng/thuê bao/tháng. Khung cước truy cập tối đa cho dịch vụ này 180 đồng/phút và mức tối thiểu là 40 đồng/phút (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng).
Ngày 27/10/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 217/2003/QĐ/TTg về quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thơng. Theo đó, Chính phủ quy định nguyên tắc và căn cứ quản lý, quy định giá cước; thẩm quyền quản lý giá cước, nhiệm vụ và thẩm quyền của doanh nghiệp Bưu
chính - Viễn thông.
Giá cước được xác định trên cơ sở chi phí sản xuất sản phẩm dịch vụ, quan hệ cung cầu trên thị trường và tương quan hợp lý với mức giá cước của khu vực và thế giới. Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thơng được giao nhiệm vụ và thẩm quyền quản lý giá cước. Người sử dụng có
53
quyền được thơng tin đầy đủ, chính xác, được khiếu nại đối với những sai sót về giá cước, sai sót trong việc cung cấp giá cước và tất nhiên phải có nghĩa vụ thanh tốn tiền giá cước theo hợp đồng thỏa thuận.
Rõ ràng, với quyết định số 217/2003/QĐ/TTg, Nhà nước đã tôn trọng quyền định giá cước và quyền cạnh tranh về giá cước của các doanh nghiệp bưu chính viễn thơng theo quy định của pháp luật. Các doanh nghiệp đều có thể sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết để bình ổn giá cước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ, cũng như các doanh nghiệp Bưu
chính - Viễn thơng và Nhà nước; được tạo điều kiện để các doanh nghiệp bưu
chính viễn thơng phát triển mạng lưới dịch vụ tại khu vực nông thôn, vùng
sâu, biên giới, hải đảo.
Ngày 6/1/2004, Bộ Bưu chính, Viễn thơng đã có cơng văn số 16/BBCVT- KHTC hướng dẫn triển khai Quyết định 217/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quản lý giá cước dịch vụ Bưu chính - Viễn thơng. Theo đó, doanh nghiệp không nắm thị phần khống chế được tự quyết định giá cước các dịch vụ viễn thông.
2.2.3 Sản phẩm bổ sung
2.2.3.1 Dịch vụ điện thoại cố định
Dịch vụ điện thoại cố định có thể có là một trong những dịch vụ có q trình phát triển lâu đời nhất trong các dịch vụ viễn thông hữu tuyến. Điện thoại cố định trước kia được phục vụ cho các mục đích qn sự vì nó được coi là an toàn hơn so với các phương tiện liên lạc vô tuyến. Về sau điện thoại cố định được sử dụng trong các cơ quan, công sở. Khoảng đầu những năm 90 của thập kỷ trước thì điện thoại cố định trở thành dịch vụ để cung cấp cho người dân. Kể từ khi ra đời dịch vụ ĐTCT ở Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng
54
đánh giá sự phát triển trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thơng của một quốc gia
(Hình 2.1 [1]). Điện thoại cố định ngày nay dường như đã trở thành một dịch vụ không thể thiếu cho mọi hoạt động của xã hội tuy nó đang bị lấn át mạnh mẽ bởi các dịch vụ thoại khác.
Hình 2.1: Mật độ điện thoại cố định
Hình 2.1 cho chúng ta thấy mật độ điện thoại cố định ở các nước G7 đã đã ở
trạng thái bão hòa và dao động trong khoảng từ 53% - 59% [1]. Như vậy nếu áp dụng phương pháp ngoại suy về vịng đời sản phẩm thì có thể dự báo rằng thị trường điện thoại cố định ở Việt Nam cũng có thể sắp đạt tới trạng thái bão
hòa. Do vậy quyết định để đầu tư phát triển dịch vụ điện thoại cố định hoặc
các dịch vụ viễn thông khác có liên quan thì các nhà đầu tư ở Việt Nam cần cân nhắc về dự báo này.
Về bản chất công nghệ, dịch vụ Internet ADSL là dịch vụ Internet băng rộng được cung cấp trên đôi cáp đồng sẵn có của dịch vụ điện thoại cố định. Đối với dịch vụ Internet ADSL của VNPT, dịch vụ MegaVNN, khách hàng vẫn có quyền lựa chọn sử dụng đơi cáp đồng dành riêng cho dịch vụ MegaVNN mà không cho dịch vụ điện thoại, tuy nhiên số lượng này 1-2% trong tổng số
55
khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ MegaVNN. Điều này cho thấy sự phát triển của dịch vụ ĐTCT sẽ kéo theo sự phát triển của dịch vụ MegaVNN. Bảng 2.2 là số liệu phát triển thuê bao dịch vụ ĐTCĐ và MegaVNN của Bưu điện Hà Nội.