Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Một số phương pháp dự báo và ứng dụng trong dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ internet băng rộng (Trang 74 - 79)

2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet

2.2.5 Đối thủ cạnh tranh

Khi dịch vụ Internet bắt đầu được khai thác ở Việt Nam thì có 4 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ đó là VPNT, FPT, Netnam và SPT. Hiện nay có 6 doanh nghiệp được phép cung cấp dịch vụ kết nối (IXP) và 16 doanh

nghiệp được phép cung cấp dịch vụ truy cập Internet.

Bảng 2.7: Số lượng thuê bao Internet và thị phần của các ISP

Nhà cung cấp Tổng số thuê bao quy đổi Thị phần (%)

Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (HPT) 283 0

Tổng công ty Viễn thông Quân đội 785514 15,66

66

Cơng ty cổ phần dịch vụ BC-VT Sài Gịn 183004 3,65

Công ty NETNAM - Viện CNTT 75967 1,51

Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ 865104 17,25

Tập đồn Bưu Chính Viễn Thơng Việt Nam 2721594 54,28

Cơng ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu điện -

điện tử quận 10 986 0,01

Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực 242933 4,84

Tổng số 5013156 100

Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam

Bảng 2.5 thống kế số lượng thuê bao và thị phần tương ứng của các nhà cung cấp dịch vụ Internet. Trong đó Tập đồn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đang dẫn đầu, đứng ở các vị trí thứ 2 và thứ 3 là Cơng ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ (FPT) và Tổng cơng ty viễn thơng qn đội (Viettel).

Tuy có tới 13 doanh nghiệp có quyền cung cấp dịch vụ truy cập Internet nhưng thị phần cơ bản thuộc về ba nhà cung cấp VNPT, FPT và Viettel (chiếm tới 87,19% thị phần).

Nếu xét riêng về dịch vụ Internet băng rộng thì VNPT là doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hơn cả. Theo bản chất cơng nghệ thì dịch vụ Internet ADSL là dựa trên trên đơi cáp đồng sẵn có của dịch vụ điện thoại cố định và VNPT là doanh nghiệp hiện sở hữu hệ thống mạng cáp đồng (mạng điện thoại cố định trên toàn quốc).

Viettel tuy mới tham gia vào thị trường viễn thơng nhưng lại có cơ hội triển khai dịch vụ điện thoại cố định và trên thực tế đã sở hữu mạng cáp đồng ở một số khu vực nhất định. Ở những khu vực đó VNPT khơng được phép triển khai mạng cáp đồng của mình. Đó chính là cơ sở để Viettel có thể phát triển tốt dịch vụ Internet ADSL của mình.

FPT là một trong những đơn vị đầu tiên tham gia thị trường dịch vụ Internet và là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của VNPT trong lĩnh vực Internet gián tiếp.

67

Khi chuyển sang kinh doanh dịch vụ Internet ADSL thì FPT khơng có lợi thế kinh doanh hơn so với VNPT và Viettel. Khách hàng sử dụng dịch vụ Internet ADSL của FPT phải sử dụng một đôi cáp đồng kéo riêng. Do đó chất lượng dịch vụ bị tác động khá nhiều từ các yếu tố bên ngoài, kể các các yếu tố về môi trường như độ ẩm, trời mưa.

Khi VNPT đồng loạt tung ra bốn loại gói cước với một mức giá được coi là khá cạnh tranh thì đã bị các đơn vị khác như FPT khiếu nại là cạnh tranh không lành mạnh. FPT cho rằng “VNPT dùng lợi thế của việc kinh doanh dịch vụ cố định để đưa ra mức cước thấp hơn giá thành. Theo luật bán phá giá, không được bán thấp hơn giá thành, mức cước VNPT đưa ra là dưới hơn

giá thành”. Theo lý luận mà các doanh nghiệp này lập luận, thì VNPT được lợi thế về hạ tầng, VNPT chỉ phải đầu tư khoảng 15% chi phí để triển khai dịch vụ, so với mức 100% của các nhà cung cấp dịch vụ khác. Chính vì thế, các doanh nghiệp đã kiến nghị với Bộ Bưu chính Viễn thơng khơng cho VNPT triển khai áp dụng các gói cước này.

Dịch vụ Internet băng rộng cũng địi hỏi phải có một đường đi ra quốc tế đủ rộng. VNPT luôn là doanh nghiệp dẫn đầu trong việc mở rộng dung lượng kết nối của mình ra Internet. Tính đến hết q 3 năm 2007 VNPT có thơng lượng kết nối ra Internet là 6820Mbps trong tổng số 12115Mbps của cả nước (Bảng 2.8), đạt 56,3%tổng lưu lượng của cả nước.

Bảng 2.8: Dung lượng kênh và hướng kết nối quốc tế quý 3/2007

Nhà cung cấp Hướng kết nối Dung lượng

(Mbps) Tổng dung lượng (Mbps) FPT TELEGLOBE (HONGKONG) 155.0 2635.0 T-SYSTEM (HONGKONG) 310.0 NTT/VERIO (HONGKONG) 620.0 PCCW (HONGKONG) 930.0

68

HUTCHINSON (HONGKONG) 155.0

MCI (HONGKONG) 155.0

SINGTEL (SINGAPORE) 310.0

EVN Telecom TELEGLOBE (HONGKONG) 155.0 400.0

DTAG (HONGKONG) 155.0

HUTCHINSON (HONGKONG) 90.0

SPT SINGTEL (SINGAPORE) 100.0 200.0

NTT (JAPAN) 100.0

HANOITELECOM HUTCHINSON (HONGKONG) 2.0 4.0

PCCW (HONGKONG) 2.0 VIETTEL WICAM 15.0 2056.0 CITYLINK 15.0 ONLINE 15.0 PCCW 310.0 U-SOLUTION 6.0 CAMSHIN 34.0 WIRELESS 6.0 CIDC 2.0 APPLIFONE 2.0 TELEGLOBE (HONGKONG) 155.0 NTT 155.0 VIETTEL CAMBODIA 34.0 CB 4.0 CHINATELECOM 1240.0 PPCTV 8.0 CAMITEL 4.0 NEOCOM 6.0 ANANA 45.0 VNPT PCCW (HONGKONG) 1240.0 6820.0 SINGTEL (SINGAPORE) 1860.0 CHINANET (CHINA) 620.0 T-SYSTEM (SINGAPORE) 1240.0 HUTCHINSON (HONGKONG) 620.0 FUSION (USA) 155.0 NTT (JAPAN) 620.0 KOREATEL (KOREA) 155.0

69

MCI (HONGKONG) 310.0

Nguồn: Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC)

Trong Bảng 2.9 là kết quả đánh giá VNPT và hai đối thủ cạnh tranh chính

trong lĩnh vực Internet băng rộng theo một số tiêu chí. Qua đó chúng ta có thể

thấy rằng VNPT có đủ khả năng chiếm lĩnh thị trường.

Bảng 2.9: Các tiêu chí so sánh giữa VPNT và hai đối thủ cạnh tranh chính trong lĩnh

vực dịch vụ Internet băng rộng

Thông tin VNPT VIETTEL FPT

Tiềm lực tài chính Mạnh Mạnh Mạnh

Năng lực của mạng

lưới viễn thông Hiện đại và độ bao phủ rộng lớn nhất về địa bàn và loại hình dịch vụ

Độ bao phủ tương đối rộng về địa bàn và loại hình dịch vụ

Chủ yếu chỉ tập trung tại

những thị trường có nhu cầu lớn

Lưu lượng kết nối

với quốc tế Rất lớn Lớn Lớn

Định hướng phát triển mạng lưới và phương châm kinh

doanh

Phát triển bao phủ trên toàn bộ địa bàn. Kinh doanh và phục vụ

Phát triển bao phủ trên các địa bàn; Kinh doanh

là chính

Phát triển trên những thị trường có nhu cầu cao; Kinh doanh phải có lãi

Địa bàn hoạt động 64 tỉnh 64 tỉnh Các thành phố lớn

Chất lượng dịch vụ Rất tốt Tốt Tốt

Giá cước Nhiều gói giá cước cho nhiều đối tượng khách

hàng

Nhiều gói giá cước cho nhiều đối tượng khách

hàng

Nhiều gói giá cước cho nhiều đối tượng khách

hàng

Giải pháp cung cấp

dịch vụ Cung cấp thông qua đường điện thoại, thông qua cáp nội hạt

Cung cấp thông qua đường điện thoại, thông qua cáp nội hạt

Cung cấp thông qua cáp nội hạt

Thời gian triển khai

cung cấp dịch vụ Khơng có cam kết là thường kéo dài Thời gian lắp đặt 7 ngày Khảo sát trong vòng 24h, Thời gian lắp đặt 7 ngày

Các chính sách khác Khuyến mại 100% phí hịa mạng và tặng MODEM Khuyến mại 100% phí hịa mạng và tặng MODEM Khuyến mại 100% phí hịa mạng và tặng MODEM

Hình 2.3 là thị phần dịch vụ Internet băng rộng của các nhà cung cấp dịch vụ

70 48,2% 32,0% 11,8% 5,2% 2,8% VNPT FPT Viettel SPT Netnam

Hình 2.3: Thị phần dịch vụ Internet băng rộng năm 2006

Một phần của tài liệu Một số phương pháp dự báo và ứng dụng trong dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ internet băng rộng (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)