Tần xuất Tỷ lệ %
Ít nhất một lần trong ngày 22,5
Ít nhất một lần trong tuần 37,5
Ít nhất một lần trong tháng 17,5
Ít hơn một lần trong tháng 22,5
Theo đánh giá chủ quan thì tần xuất sử dụng dịch vụ Internet ở khu vực được khảo sát (Bảng 1.4 [2]) là khá thấp. Và chắc chắn tỷ lệ này sẽ tăng lên rất cao nếu các điều kiện để sử dụng dịch vụ được cải thiện.
Thu nhập
Chúng ta đã biết mong muốn của con người là khơng có giới hạn nhưng khả năng để đáp ứng điều mong muốn là có giới hạn. Vì vậy người tiêu dùng phải có sự lựa chọn, ưu tiên cho những nhu cầu cần thiết và phù hợp. Yếu tố thu nhập tác động rõ rệt đến nhu cầu thơng tin liên lạc nói chung và dịch vụ viễn
thơng nói riêng. Khi mức sống được nâng cao, ngồi nhu cầu thiết yếu đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày thì người tiêu dùng cịn chi tiêu cho việc sử dụng các dịch vụ viễn thông cho nhu cầu thông tin. Thể hiện qua số lượng thuê bao phát triển hàng năm và mật độ điện thoại không ngừng được tăng lên khi thu nhập bình quân theo đầu người tăng lên. Tại các nước có thu nhập bình qn đầu người cao, có nền kinh tế phát triển thì mật độ điện thoại đạt
42
mức cao. Bảng1.5 thống kê tỷ lệ chi tiêu cho CNTT và truyền thông của một số quốc gia trên thế giới.
Bảng 1.5: Tỷ lệ chi tiêu cho CNTT và truyền thông (% GDP)
Năm Quốc gia 2000 2001 2002 2003 Việt Nam - - - - Trung bình G7 7,1 6,8 6,7 6,4 Korea 6,84 6,41 6,56 6,67 Malaysia 7,47 6,51 6,76 6,91 Thailand 3,53 3,56 3,57 3,54 Yếu tố nghề nghiệp
Nghề nghiệp có liên quan đến mục đích sử dụng các dịch vụ viễn thơng, đặc biệt là dịch vụ điện thoại cố định và dịch vụ Internet. Nếu điện thoại cố định là dịch vụ không thể thiếu đối với hoạt động của cả xã hội thì Internet đã khá phổ biến ở nhóm người làm việc văn phịng. Rõ ràng rằng nhu cầu sử dụng Internet sẽ thấp hơn nhiều đối với nhóm người lao động chân tay như nông dân, thợ thủ cơng. Như vậy người ta có thể thấy, nghề nghiệp cũng phần nào quyết định được mối quan hệ giao tiếp, mức độ trao đổi thông tin hàng ngày của khách hàng.
Mức độ đào tạo của người sử dụng
Dịch vụ Internet được coi là một dịch vụ mức cao, các yêu cầu đặt ra để có thể sử dụng được dịch vụ như kỹ năng sử dụng máy tính, phần mềm ứng dụng, yêu cầu về ngoại ngữ, v.v..., đã địi hỏi người sử dụng phải có một kiến thức nhất định.
43
Cũng như đối với bất kỳ một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nào khác, các dịch viễn thơng cũng có các dịch vụ thay thế và dịch vụ hay sản phẩm bổ sung. Khi dịch vụ điện thoại di động phát triển, dịch vụ Cityphone phát triển đã làm
giảm bớt một phần sản lượng của dịch vụ điện thoại cố định. Khi dịch vụ VoIP ra đời với mức cước rẻ hơn đã làm cho doanh thu từ dịch vụ điện thoại cố định giảm đi rất nhiều. Đối với điện thoại cố định thì dịch vụVoIP là dịch vụ thay thế, tuy nhiên dịch vụ VoIP lại chính là dịch vụ thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ Internet và do vậy lại là dịch vụ bổ sung của dịch vụ Internet.
Hình 1.6: Mật độ người sử dụng dịch vụ Internet
Từ những đặc điểm của sản phẩm dịch vụ viễn thông cũng như các đặc điểm nhu cầu của dịch vụ viễn thông cộng người ta nên sử dụng các phương pháp dự báo định lượng và chủ yếu là các phương pháp phân tích dữ liệu chuỗi thời
gian. Các phương pháp này phù hợp trong môi trường vi mô, các doanh nghiệp sử dụng các phương pháp này để trợ giúp trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như trong công tác đầu tư mở rộng mạng lưới. Tuy
nhiên với đặc thù phát triển của ngành viễn thông Việt nam là “Đi tắt, đón đầu” thì các dự báo mang tính định tính như là phép loại suy dựa vào vòng đời sản phẩm cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Các phương pháp định tính
44
sẽ giúp cho cho các nhà hoạch định chính sách, cơng nghệ có thể thực hiện các dự báo ở tầm vĩ mô.
Chương 1 đã đưa một cái nhìn khá tổng quát về các phương pháp dự báo và khả năng áp dụng trong các tình huống cụ thể. Các vấn đề về lựa chọn và đánh giá một dự báo cũng được đề cập. Chương 1 đã mô tả dữ liệu chuỗi thời gian và giới thiệu một số mơ hình dự báo dựa vào dữ liệu chuỗi thời gian. Sau khi phân tích về nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet ở Chương 2, các mơ hình này sẽ được áp dụng để dự báo trong Chương 3.
45
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤINTERNET BĂNG RỘNG
2.1 Giới thiệu dịch vụ Internet
2.1.1 Sự du nhập của Internet vào Việt Nam
Internet đặt chân đến Việt Nam phần nào nhờ vào sự tình cờ, nói đúng hơn là nhờ có sự nhiệt tình và tâm huyết của ôg Rob Hurle cũng như các đồng nghiệp tại Đại học quốc gia Australia.
Có lẽ điều khiến ông Rob lưu ý nhất trong những cuộc gặp gỡ là sinh viên Việt Nam rất có nhu cầu được tiếp cận Internet. Khi còn học tại Đại học Quốc gia Australia, những sinh viên này sử dụng máy tính lớn để nghiên cứu, nhưng khi về nước, công việc của họ phải dừng lại. Điều này kích thích ơng Rob tiến hành thử nghiệm kết nối. Khi về Australia, ông đã ghép nối một máy chủ với dây dẫn điện thoại và thử quay số kết nối tới Việt Nam, ơng thấy nó hoạt động và những người sử dụng máy tính tại đầu dây ở Hà Nội có thể truy cập vào các máy tính lớn ở Australia.
Trước khi nhóm nghiên cứu của ơng Trần Bá Thái tại Viện CNTT Việt Nam bắt tay cùng ông Rob tiến hành thử nghiệm kết nối, Viện cũng từng nỗ lực thiết lập kết nối Internet với các trường đại học châu Âu, nhưng không thu được kết quả nào.
Cuối năm 1992, một tài khoản (account) được khởi tạo tại Trung tâm tính tốn của Đại học Quốc gia Australia, nơi có rất nhiều nhóm nghiên cứu về CNTT, trong đó Rob Hurle phụ trách một nhóm.
Cơng việc “q cảnh” cho các e-mail được tiến hành mỗi khi đường dây điện thoại được kết nối giữa Viện CNTT và Đại học Quốc gia Australia. Mọi cuộc gọi đều được thanh toán tại đầu dây Australia vì cước viễn thơng tại Việt Nam
46
đắt hơn nhiều lần. Đơn vị thanh tốn hóa đơn điện thoại này là Đại học Quốc
gia Australia.
Về sau, khi mạng VARENet ra đời, người sử dụng dịch vụ e-mail tại Việt Nam phải nộp phí, và khoản tiền đó được gửi trả lại Australia. Những người phụ trách giữa hai đầu kết nối là Rob Hurle và Trần Bá Thái. Khi e-mail được gửi tới máy chủ tại CCU, họ đã phải tiếp nhận, phân loại và đẩy những bức thư đó tới Việt Nam qua đường kết nối điện thoại dial-up. Tại Viện CNTT,
Trần Bá Thái lặp lại quá trình tương tự .
Chu trình hoạt động bán thủ công này diễn ra một thời gian cho tới tháng 9/1993, khi Công ty viễn thông Telstra của Australia để ý đến hoạt động này và tổ chức một cuộc hội thảo về kết nối máy tính tại Hà Nội. Kết quả của cuộc hội thảo, với sự có mặt của ơng Rob, là q trình kết nối được tự động
hóa nhờ sử dụng các giao thức UUCP (Unix to Unix Copy). Giao thức UUCP
tỏ ra rất hữu hiệu và mạnh, đặc biệt khi ứng dụng trên nền tảng cơ sở hạ tầng viễn thông yếu của Việt Nam lúc bấy giờ. Đồng thời, việc triển khai chủ địi hỏi chi phí thấp và dễ dàng thực hiện.
Năm 1994, nhóm phát triển kết nối này nhận được khoản tài trợ của Bộ Giáo dục, khoa học và Đào tạo Australia. Vào tháng 4, Viện CNTT và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đạt được thoả thuận đăng ký tên miền .vn với tổ chức quản lý tên miền Internet quốc tế. Nếu việc này không được tiến hành khẩn trương thì Việt Nam sẽ gặp những khó khăn về tên miền quốc gia giống như Philippines (tên miền .ph của Philippines đã bị người khác đăng ký mua trước.
Sau khi việc đăng ký tên miền hoàn tất, mạng VARENet (Vietnam Academie Research and Educational Network) ra đời với 9 đường điện thoại và các đầu
47
dây dừng tại Đại học Quốc gia Australia. Trong thời gian đầu, e-mail được gửi 5 lần/ngày từ Australia về Hà Nội.
Sau này, Viện CNTT thiết lập hệ thống phân phát thư tự động VARENet, bắt đầu tăng số lượng các đầu nút kết nối từ TP HCM đến Nha Trang, Huế và Hải Phịng. Đến năm 1996, có khoảng 300 điểm được kết nối với Viện CNTT tại Hà Nội nhờ sử dụng MODEM, mạng điện thoại cơng cộng và các máy tính có cài giao thức mạng UUCP.
Người sử dụng thuộc các tổ chức khác nhau, như Viện Toán học Hà Nội, Viện Vật lý và Uỷ ban về Chất độc màu da cam. Các đầu mút được chia thành 5 loại: ac (hàn lâm), edu (giáo dục), gov (chính phủ), org (các tổ chức) hoặc com (thương mại). Đến giữa 1998, VARENet đã thu hút gần 1.500 nhóm khách hàng và khoảng 4.000 người dùng cá nhân.
2.1.2 Sự phát triển của dịch vụ Internet
Trong khoảng thời gian gần 10 năm, từ ngày 19 tháng 11 năm 1997 đến hết
tháng 10 năm 2007 ước tính có 5.013.156 thuê bao quy đổi, với số người sử dụng là 17.872.165, tỷ lệ người dùng Internet trên 100 dân đạt 21,24%. Tổng dung lượng kênh kết nối quốc tế của Việt Nam là 10.508 Mbps (Bảng 2.1). Hàng năm tốc độ phát triển thuê bao và số người dùng đều có xu hướng tăng, gấp khoảng 1,5 lần so với năm trước.