Số liệu phát triển thuê bao theo tháng của MegaVNN và ĐTCĐ

Một phần của tài liệu Một số phương pháp dự báo và ứng dụng trong dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ internet băng rộng (Trang 64 - 67)

Năm:tháng MegaVNN ĐTCĐ Năm:tháng MegaVNN ĐTCĐ

2005:01 490 6323 2006:06 1617 4887 2005:02 259 5510 2006:07 1626 4205 2005:03 434 7195 2006:08 4323 5694 2005:04 425 9606 2006:09 2363 11237 2005:05 484 7582 2006:10 2337 4858 2005:06 385 5670 2006:11 5879 7900 2005:07 1550 5363 2006:12 4444 18341 2005:08 1879 6798 2007:01 4404 22597 2005:09 2343 7050 2007:02 2495 6670 2005:10 2203 6984 2007:03 6649 3174 2005:11 1820 7084 2007:04 7528 4023 2005:12 1162 15231 2007:05 4046 16706 2006:01 1838 13975 2007:06 8948 5561 2006:02 2159 4269 2007:07 7053 5251 2006:03 3539 4605 2007:08 7654 4846 2006:04 3120 6301 2007:09 6928 3103 2006:05 3193 12830 2007:10 9745 3401

Nguồn: Phòng Quản lý Viễn thông, Bưu điện Hà Nội

Khi biểu diễn các số liệu này trên biểu đồ (Hình 2.2) chúng ta nhận thấy rằng, có thời kỳ sự phát triển của dịch vụ ĐTCĐ đi xuống trong khi sự phát triển của dịch vụ MegaVNN lại đi lên. Phải chăng nhận định vừa rồi không đúng. Tuy nhiên chúng ta có thể lý giải rằng số khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ điện thoại cố định đã không đồng thời đăng ký sử dụng dịch vụ MegaVNN. Và chủ yếu khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ MegaVNN đã sử dụng

56

đường điện thoại có sẵn của họ. Để có thể đánh giá chính xác hơn sự ảnh hưởng của sự phát triển dịch vụ ĐTCĐ tới sự phát triển của dịch vụ MegaVNN chúng ta cần có số liệu tuyệt đối, nghĩa là tổng số lượng thuê bao có trên mạng theo tháng chứ không phải là số lượng đã phát triển được trong

tháng.

Trong Chương 3 chúng ta sẽ sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính để đánh giá mối tương quan của số lượng thuê bao điện thoại cố định với số lượng phát triển thuê bao MegaVNN.

0 5000 10000 15000 20000 25000 Jan- 05 Mar -05 May -05 Jul-05Sep- 05 Nov -05 Jan- 06 Mar -06 May -06 Jul-06Sep- 06 Nov -06 Jan- 07 Mar -07 May -07 Jul-07Sep- 07 MegaVNN ĐTCĐ

Hình 2.2: Biểu đồ phát triển thuê bao của MegaVNN và ĐTCĐ2.2.3.2 Các dịch vụ giá trị gia tăng 2.2.3.2 Các dịch vụ giá trị gia tăng

Một số dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng cũng là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet. Các dịch vụ thư điện tử, tán gẫu trên mạng, viết nhật ký trên mạng (blog), điện thoại Internet (Internet Telephony), Video theo yêu cầu (VoD), các trò chơi trực tuyến trên mạngv.v..., là một số ví dụ. Đặc biệt các trò chơi trực tuyến trên mạng đã phát triển mạnh mẽ đến mức các nhà quản lý phải can thiệp và ra các chính sách nhằm hạn chế thời gian vào mạng của người chơi.

57

Năm 2000 Tổng cục Bưu điện đã quyết định mở của thị trường dịch vụ viễn thông và cho phép triển khai dịch vụ thoại qua giao thức IP (VoIP), đây là một dịch vụ quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ Internet. Tháng 6/2003, Bộ Bưu chính - Viễn thơng đã ra quyết định số 476/QĐ- BBCVT cho phép triển khai dịch vụ điện thoại Internet loại hình PC-to-PC

trong nước và quốc tế; loại hình PC-to-Phone chiều đi quốc tế. Đồng thời, cho phép các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trực tuyến (OSP) được triển khai cung cấp dịch vụ này cho công cộng kể từ ngày 01/7/2003.

Dịch vụ điện thoại Internet ứng dụng Internet trong viễn thông, cho phép sử dụng Internet để truyền các cuộc liên lạc điện thoại. Đâylà dịch vụ điện thoại cho phép người sử dụng dịch vụ viễn thông tăng thêm sự lựa chọn điện thoại giá rẻ, đồng thời, thúc đẩy phát triển ứng dụng Internet trong các hoạt động kinh tế xã hội. Điện thoại Internet 4 hình thức: PC-to-PC, PC-to-Phone,

Phone-to-PC và Phone-to-Phone.

2.2.3.3 Máy tính

Sự giảm giá khơng ngừng của các sản phẩm máy tính cũng như sự phát triển của nền kinh tế đã giúp cho số người sử dụng máy tính tăng mạnh mẽ. Nếu các điều kiện Kinh tế - Xã hội duy trì ổn định, dự báo mật độ máy tính/1000 dân ở Việt nam vào năm 2010 sẽ đạt mức tương đương với các nước G7 vào

giữa những năm 90, tương đương Malaysia vào năm 2001 và Thái lan vào năm 2007. Đến năm 2020, mật độ máy tính/1000 dân của Việt nam sẽ đạt mức tương đương các nước G7 và các nước công nghiệp mới do cùng đạt điểm bão hịa về nhu cầu sử dụng máy tính [1].

Mức chi tiêu cho cơng nghệ thơng tin và truyền thông phản ánh mức độ phổ cập ứng dụng công nghệ thông tin tương ứng với mức độ phát triển kinh tế. Dự báo 2015 - 2020, Việt nam có mức chi tiêu cho cơng nghệ thơng tin tương

58

đương với các nước công nghiệp mới (ở mức 6,5-7% GDP) do công nghệ thông tin được coi là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển.

Một phần của tài liệu Một số phương pháp dự báo và ứng dụng trong dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ internet băng rộng (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)