GĐ TN (Ngày)

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI LAI F1(L x Y), F1(Y x L) VÀ CON LAI CỦA CHÚNG VỚI LỢN ĐỰC GIỐNG DUROC, L19 NUÔI TẠI VĨNH PHÚC (Trang 73)

- Thể tích tinh dịch có thể còn phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh như chăm sóc nuôi dưỡng, nhiệt độ, thời tiết, kỹ thuật khai thác, mùa vụ,

GĐ TN (Ngày)

 Khối lượng thịt tăng trong kỳ (kg)

GĐ TN (Ngày)

(Ngày) Lợn lai Duroc x F1(LxY) Lợn lai Duroc x F1(YxL) Lợn lai L19 x F1(LxY) Lợn lai L19 x F1(YxL) Kg/con/ ngày Cộng dồn Kg/con/ ngày Cộng dồn Kg/con/n gày Cộng dồn Kg/con/ng ày Cộng dồn 60-90 1,21 720,6 1,18 708,6 1,21 726,6 1,19 715,2 90-120 1,86 1113,5 1,85 1114,2 1,85 1110,2 1,86 1116,0 120-150 2,39 1434,3 2,33 1399,2 2,35 1410,8 2,33 1398,6 Tổng 3268,2 3222,0 3246,6 3229,4

Qua bảng 3.6 cho thấy mức tiêu thụ thức ăn của lợn thí nghiệm ở tất cả các tổ hợp lai đều tăng theo thời gian nuôi, điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật chung của sự sinh trưởng phát triển trong chăn nuôi lợn. Ở tổ hợp lai D x

F1(LxY) có khối lượng thức ăn tiêu thụ nhiều nhất, nhưng có mức tăng khối lượng về khối lượng cao nhất. Còn lai ba tổ hợp D x F1(YxL), L19 x F1(LxY) và L19 x F1(YxL) có mức tiêu thụ thức ăn chênh lệch nhau rất ít.

* Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng

Chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt, đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế, phẩm chất giống và trình độ của người chăn nuôi. Do vậy để nâng cao khả năng tăng khối lượng của lợn và làm giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thì công tác giống cần phải đẩy mạnh vì hai chỉ tiêu này có liên quan mật thiết với nhau ; gia súc có tăng khối lượng nhanh thì tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng giảm và ngược lại.

Kết quả về tiêu tốn thức/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiêm ở bốn tổ hợp lai được thể hiện qua bảng 3.7.

Bảng 3.7. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lƣợng (Kg)

GĐ TN (Ngày) (Ngày) Lợn lai Duroc x F1(LxY) Lợn lai Duroc x F1(YxL) Lợn lai L19 x F1(LxY) Lợn lai L19 x F1(YxL) 60-90 2,05 2,08 2,12 2,10 90-120 2,64 2,68 2,75 2,74 120-150 2,93 3,01 3,10 3,25 TB cả đợt 2,59 2,65 2,70 2,74

Qua bảng 3.7 cho thấy trong cả đợt thí nghiệm, tiêu tốn thức ăn cho mỗi kg tăng khối lượng đều tăng dần theo thời gian nuôi đối với tất cả bốn tổ hợp lai. Ở giai đoạn đầu tháng thứ 1 và tháng thứ 2 thì mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng không có sự khác biệt nhiều lắm giữa các tổ hợp lai, vì ởgiai đoạn này mức tăng khối lượng tương đối đồng đều không có sự chênh lệch nhiều ở cả bốn tổ hợp lai. Tuy nhiên thì tổ hợp lai lai D x F1(LxY) và D x F1(YxL) có mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp hơn tổ hợp lai L19 x

F1(LxY), L19 x F1(YxL). Trong tháng nuôi thứ 3 thì mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của các tổ hợp lai đã có sự chênh lệch rõ, tổ hợp lai nào có mức tăng khối lượng cao hơn thì tiêu tốn thức ăn cho mỗi kg tăng khối lượng thấp hơn. Cụ thể lần lượt là: D x F1(LxY), D x F1(YxL), L19 x F1(LxY) và L19 x F1(YxL); 2,93; 3,01; 3,10; 3,25.

Tính chung cho toàn bộ thời gian nuôi thì mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cao nhất là tổ hợp lai L19 x F1(YxL), tiếp theo là tổ hợp L19 x F1(LxY), sau đó là tổ hợp D x F1(YxL) và thấp hơn cả là tổ hợp D x F1(LxY) cụ thể lần lượt là: 2,74; 2,70; 2,65; 2,59.

Kết quả về tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm ở bốn tổ hợp lai còn được minh họa rõ hơn qua biểu đồ 3.3.

3.53 3 2.5 2 1.5 1 0.5

Duroc x Lai (LxY) Duroc x Lai (YxL) L19 x Lai (LxY) L19 x Lai (YxL)

0

60-90 90-120 120-150 TB Giai đoạn (ngày tuổi)

Biểu đồ 3.3. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lƣợng

Qua biểu đồ 3.3 cho thấy mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cao nhất là tổ hợp lai L19 x F1(YxL), tiếp theo là tổ hợp L19 x F1(LxY), sau đó là tổ hợp D x F1(YxL) và thấp hơn cả là tổ hợp D x F1(LxY) ở tất cả các tháng nuôi và ở cả giai đoạn nuôi.

Nhận xét chung khả năng tăng khối lượng của bốn tổ hợp lai, qua phân tích đánh giá chúng tôi thấy con lai của hai tổ hợp lai D x F1(LxY) và D x F1(YxL) vẫn chiếm ưu thế hơn về khả năng tăng khối lượng cũng như tiêu tốn thức ăn so với con lai ở hai tổ hợp lai L19 x F1(LxY), L19 x F1(YxL). Kết quả nghiên cứu này, có mức tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với dòng thuần và phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước đã công bố. Cụ thể Nguyễn Khắc Tích (1993) [32] đã công bố kết quả nghiên cứu về lợn ngoại cho rằng con lai của các tổ hợp H x F1(LxY), D x F1(LxY) có tốc độ tăng khối lượng cao hơn 50-70g/ngày. Tiêu tốn thức ăn thấp hơn từ 0,39-0,40kg thức ăn/kg tăng khối lượng so với Y và L thuần chủng. Phùng thị Vân và CS (2000) [46] trong nghiên cứu các tổ hợp lai D x F1(LxY) và D x F1(YxL) đã cho biết mức tiêu tốn thức ăn của hai tổ hợp lai này dao động từ 2,95 đến 2,98 kg /kg tăng khối lượng.

* Tiêu tốn protein cho 1kg tăng khối lượng

Tiêu tốn Protein cho 1kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm ở bốn tổ hợp lai D x F1(LxY), D x F1(YxL), L19 x F1(LxY) và L19 x F1(YxL); đều tăng dần theo thời gian nuôi, điều đó phù hợp với quy luật chung của lợn. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.8.

Bảng 3.8. Tiêu tốn prtein cho 1kg tăng khối lƣợng (g)

GĐ TN (Ngày) (Ngày) Lợn lai Duroc x F1(LxY) Lợn lai Duroc x F1(YxL) Lợn lai L19 x F1(LxY) Lợn lai L19 x F1(YxL) 60-90 369,05 374,67 381,16 378,24 90-120 421,89 429,10 439,94 438,63 120-150 410,05 421,24 434,43 454,95 TB cả đợt 402,61 412,91 421,08 427,14

Qua kết quả ở bảng 3.8 cho thấy mức tiêu tốn protein cho 1kg tăng khối lượng ở lợn thí nghiệm cao nhất ở tổ hợp lai L19 x F1(YxL), tiếp theo là tổ

hợp L19 x F1(LxY), sau đó là tổ hợp D x F1(YxL) và thấp hơn cả là tổ hợp D x F1(LxY) ở tất cả các tháng nuôi và ở cả giai đoạn nuôi. Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn, điều đó có nghĩa là ở các tổ hợp lai có mức tiêu tốn protein cao nhất thì tổ hợp đó có mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cao nhất và ngược lại.

* Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 1kg tăng khối lượng

Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 1kg tăng khối lượng ở bốn tổ hợp lai D x F1(LxY), D x F1(YxL), L19 x F1(LxY) và L19 x F1(YxL); đều tăng dần theo thời gian nuôi, điều đó phù hợp với quy luật chung của lợn. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.9.

Bảng 3.9. Tiêu tốn NLTĐ cho 1kg tăng khối lƣợng (Kcal)

GĐ TN (Ngày) (Ngày) Lợn lai Duroc x F1(LxY) Lợn lai Duroc x F1(YxL) Lợn lai L19 x F1(LxY) Lợn lai L19 x F1(YxL) 60-90 6356,00 6452,05 6564,05 6514,15 90-120 7910,48 8045,77 8248,91 8224,44 120-150 8786,95 9026,71 9309,24 9749,12 TB cả đợt 7818,17 8013,64 8169,42 8287,34

Qua kết quả ở bảng 3.8 cho thấy mức Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 1kg tăng khối lượng ở lợn thí nghiệm cao nhất ở tổ hợp lai L19 x F1(YxL), tiếp theo là tổ hợp L19 x F1(LxY), sau đó là tổ hợp D x F1(YxL) và thấp hơn cả là tổ hợp D x F1(LxY) ở tất cả các tháng nuôi và ở cả giai đoạn nuôi. Cụ thể mức Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 1kg tăng khối lượng ở cả giai đoạn nuôi tương ứng: 8287,34 Kcal; 8169,42 Kcal; 8013,64 Kcal; 7818,17 Kcal. Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn, điều đó có nghĩa là ở các tổ hợp lai có mức tiêu tốn năng lượng cao nhất thì tổ hợp đó có mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cao nhất và ngược lại.

* Chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng là chỉ tiêu xác định chi phí giá thành thức ăn cho 1kg khối lượng lợn, và đánh giá hiệu quả kinh tế ở mỗi tổ hợp lai. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lƣợng (Đồng)

GĐ TN (Ngày) (Ngày) Lợn lai Duroc x F1(LxY) Lợn lai Duroc x F1(YxL) Lợn lai L19 x F1(LxY) Lợn lai L19 x F1(YxL) 60-90 22982,76 23312,81 23716,82 23535,00 90-120 27950,35 28428,38 29146,13 29059,70 120-150 29875,62 30690,81 31651,42 33147,00 TB cả đợt 27583,08 28267,91 28813,92 29231,91

Qua bảng 3.10 cho thấy chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng tăng dần từ tháng nuôi thứ 1 cho đến tháng nuôi thứ 3 ở cả bốn tổ hợp lai. Ở tổ hợp lai D x lai F1(YxL) có mức chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng thấp nhất ở cả 3 tháng nuôi, cụ thể lần lượt là: 22982,7 đồng/kg lợn; 27950,3 đồng/kg lợn; 29875,6 đồng/kg lợn, tính chung cho cả 3 giai đoạn là: 27583,0 đồng/kg lợn. Tiếp theo là tổ hợp lai D x lai F1(YxL) và mức chi phí cao nhất cho1kg tăng khối lượng là tổ hợp lai L19 x lai F1(Y x L). Cụ thể lần lượt là: 23535,0 đồng/kg lợn; 29059,7 đồng/ kg lợn; 33147,0 đồng/ kg lợn, tính chung cho cả 3 giai đoạn là: 29231,9 đồng/ kg lợn. Như vậy qua kết quả ở bảng 3,10 thì con lai của hai tổ hợp lai D x F1(LxY) và D x F1(YxL) vẫn chiếm ưu thế hơn, chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng thấp hơn, cũng như tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với con lai ở hai tổ hợp lai L19 x F1(LxY), L19 x F1(YxL).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI LAI F1(L x Y), F1(Y x L) VÀ CON LAI CỦA CHÚNG VỚI LỢN ĐỰC GIỐNG DUROC, L19 NUÔI TẠI VĨNH PHÚC (Trang 73)