Cơ sở sinh lý của sự sinh trưởng, các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI LAI F1(L x Y), F1(Y x L) VÀ CON LAI CỦA CHÚNG VỚI LỢN ĐỰC GIỐNG DUROC, L19 NUÔI TẠI VĨNH PHÚC (Trang 29 - 31)

sinh trưởng.

1.1.3.1. Cơ sở sinh lý của sự sinh trưởng

Sinh trưởng là một q trình tích lũy các chất hữu cơ, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con vật trên cơ sở bản chất di truyền của đời trước qui định.

Khi nghiên cứu về sinh trưởng của lợn người ta thường quan tâm đến độ sinh trưởng tích lũy, độ sinh trưởng tuyệt đối.

- Độ sinh trưởng tích lũy: Là khối lượng, kích thước, thể tích của gia súc tích lũy được trong một thời gian.

- Sinh trưởng tuyệt đối: Là khối lượng, thể tích, kích thước cơ thể gia súc tăng lên trong một đơn vị thời gian và được tính theo cơng thức sau đây:

A  W2  W1

t 2  t1

Trong đó : A là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) W1 là khối lượng tích luỹ đo được ở thời điểm t1 W2 là khối lượng tích luỹ đo đựơc ở thời điểm t2. 1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng

Các tính trạng sản xuất của vật ni là các tính trạng số lượng do nhiều gen điều khiển, mỗi gen đóng góp một mức độ khác nhau vào cấu thành năng suất của con vật. Giá trị kiểu hình của các tính trạng sản xuất có sự phân bố liên tục và chịu tác động nhiều bởi yếu tố ngoại cảnh. Giá trị kiểu hình (P) của bất kỳ tính trạng số lượng nào cũng có thể phân chia thành giá trị kiểu gen (G) và sai lệch môi trường (E). Giá trị kiểu hình (P) được biểu thị như sau:

P: Giá trị kiểu hình (Phenotypic value). G: Giá trị kiểu gen (Genotypic value).

E: Sai lệch môi trường (Enviromental deviation). - Ảnh hưởng của yếu tố di truyền

Trong chăn nuôi lợn nái sinh sản, yếu tố dòng, giống ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản và sinh trưởng của lợn, các giống khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau, tiềm năng di truyền về sinh trưởng của gia súc thông qua hệ số di truyền. Theo nghiên cứu của Hazen (1993) [68] ở lợn bú sữa h2= 0,15, thời kỳ sau cai sữa h2 cao hơn. Một kết quả nghiên cứu khác của Triebler (1982) [86] cho rằng hệ số di truyền về khối lượng sơ sinh và sinh trưởng trong thời gian bú sữa dao động từ 0,05-0,021 hệ số này thấp hơn so với sinh trưởng ở thời kỳ sau cai sữa, vỗ béo. Hệ số di truyền về khả năng tăng khối lượng/ngày, tiêu tốn thức ăn, đều phụ thuộc vào giống, quần thể, phương thức nuôi. Theo Busse và CS (1986) [58] hệ số di truyền về chỉ tiêu sinh trưởng trong thời gian kiểm tra ở giai đoạn từ 20-100kg là 0,50, biến động 0,30-0,65. Đối với sinh trưởng tuyệt đối (g/ngày) thì h2

= 0,15 (0,10- 0,20). Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng từ 30-100kg có h2=0,47. Kết quả nghiên cứu của Driox (1994) [14] cho biết hệ số di truyền của một số tính trạng năng suất sinh trưởng như sau:

+ Khả năng tăng khối lượng (g/ngày) có h2 = 0,3-0,4 + Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng có h2 = 0,25-0,35

Hệ số di truyền càng cao thì thời gian chọn lọc càng ngắn và ngược lại. - Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng

Trong chăn ni chi phí cho thức ăn chiếm 70-80% giá thành sản phẩm, do đó chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ cao và ngược lại, qua nghiên cứu và thực tế cho thấy vật ni có khả năng sinh trưởng tốt do khả năng đồng hóa cao, hiệu quả sử dụng thức ăn

cao thì tiêu tốn thức ăn thấp, do đó thời gian nuôi sẽ được rút ngắn tăng số lứa đẻ/nái/năm. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng chính là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn của cơ thể. Chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn và tăng khối lượng có mối tương quan nghịch do đó khi nâng cao khả năng tăng khối lượng có thể sẽ giảm chi phí thức ăn.

- Ảnh hưởng của chăm sóc ni dưỡng, khí hậ u, thời tiết

Thời tiết khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của lợn. Theo Trần Cừ và cs (1975) [11] nhiệt độ tối ưu chuồng nuôi khi lợn nái mới đẻ là 30-320

C, lợn có khối lượng 30kg nhiệt độ tối ưu là 26 0C, lợn có khối lượng 50kg nhiệt độ tối ưu là 190

C, lợn có khối lượng >50kg thì nhiệt độ <190C. Chuồng trại, quản lý chăm sóc, ni dưỡng ảnh hưởng không nhỏ tới sinh trưởng, phát triển của lợn ở bất kỳ giai đoạn nào.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI LAI F1(L x Y), F1(Y x L) VÀ CON LAI CỦA CHÚNG VỚI LỢN ĐỰC GIỐNG DUROC, L19 NUÔI TẠI VĨNH PHÚC (Trang 29 - 31)