- Thể tích tinh dịch có thể còn phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh như chăm sóc nuôi dưỡng, nhiệt độ, thời tiết, kỹ thuật khai thác, mùa vụ,
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.
Để nâng cao năng suất và chất lượng giống trong chăn nuôi lợn, mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phù hợp với nền sản xuất hàng hóa hiện nay, đồng thời cải thiện những nhược điểm của giống lợn địa phương từ những năm 60 Việt Nam đã nhập các giống lợn Đại Bạch, Berkshire của Liên Xô (cũ) nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lợn thịt trong nước. Tiếp sau đó, đến các năm gần đây Việt Nam nhập tiếp các giống lợn ngoại Y, L, D,... từ Cu Ba, Nhật, Pháp, Đức,... về nuôi tại các trại giống lợn của các viện nghiên cứu, các trường Đại học Nông nghiệp, các cơ sở giống của trung ương và tỉnh để nuôi thích nghi và phục vụ lai tạo sản xuất giống lợn trong nước.
Nghiên cứu năng suất sinh sản của hai giống lợn L và Y của Nguyễn Văn Thiện và CTV (1992) [38] cho biết số con sinh ra/ổ của lợn nái L và Y là 9,57 và 8,40 con/lứa, khối lượng sơ sinh/ổ là 11,89 và 11,30kg, khối lượng 21 ngày tuổi là 31,30 và 33,67kg. Nghiên cứu của Đinh Văn Chỉnh và CTV (1995) [8] cho biết năng suất sinh sản của lợn nái L và Y nuôi tại trung tâm giống gia súc Hà Tây, khối lượng phối giống lần đầu của hai giống này là 99,3-100,2kg, tuổi
phối giống lứa đầu là 254,1 ngày và 282,0 ngày, tuổi đẻ lứa đầu là 367 ngày và 396,3 ngày, số con đẻ ra còn sống là 8,2 và 8,3 con, khối lượng sơ sinh/ổ là 9,12 và 10,89kg, khối lượng 21 ngày/ổ là 40,7 và 42,1kg.
Theo Phùng Thị Vân và cộng sự (2002) [48] cho biết nái lai F1(LxY) có tuổi động dục lần đầu ở 224 ngày tuổi, đẻ lứa đầu ở 376,2 ngày tuổi ; kết quả nghiên cứu của Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi (2009)[52] cho biết nái lai F1(YxL) có tuổi động dục lần đầu là 214,4 ngày, tuổi phối giống lần đầu là 259 ngày tuổi và tuổi đẻ lứa đầu là 383,7 ngày.
Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của một số giống lợn ngoại đã được Phạm Hữu Doanh và CS (1995) [13] thông báo.
Kết quả nghiên cứu về năng suất sinh sản của lợn nái Y và Landarce cũng được thể hiện ở thông báo của Đặng Vũ Bình (1999) [5]. Ở lợn Y tuổi đẻ lứa đầu là 418 ngày tuổi, số con đẻ ra còn sống 9,77 con/ổ, số con 21 ngày tuổi là 8,61 con/ổ, số con 35 ngày tuổi là 8,15 con/ổ và khối lượng lúc 35 ngày tuổi là 8,09 con. Ở lợn L các chỉ tiêu tương ứng là 9,86 con/ổ, 8,68 con/ổ, 8,22 con/ổ và 8,2kg. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra rằng độ lớn lứa đẻ đạt giá trị thấp nhất ở lứa 1, sau đó tăng dần lên, ổ định và có khuynh hướng giảm ở lứa thứ 6.
Nghiên cứu về năng suất sinh sản của nái tổng hợp giữa hai nhóm giống Y và L, Nguyễn Thị Viễn và CS (2004) [49] thông báo kết quả về khả năng sinh sản của các tính trạng so với phối thuần như sau: Nhóm nái lai YxL nâng cao được số con sơ sinh 0,24- 0,62 con/ổ, tuổi đẻ lứa đầu sớm hơn 4-11 ngày, khối lượng cai sữa từ 0,65-3,29 kg/ổ. Hai nhóm lai đã giảm được số ngày chờ phối sau cai sữa 0,25-0,42 ngày.
Phùng Thị Vân và CS (2000) [46] cho biết tổ hợp lai đực Y và cái L nâng cao số con đẻ ra còn sống/ổ 1,03 con, tỷ lệ nuôi sống lợn con đến cai sữa là 3,52%, khối lượng bình quân/1 lợn con lúc 60 ngày tuổi là 1,0kg và giảm mức tiêu tốn thức ăn/1 lợn con lúc 35 và 60 ngày tuổi tương ứng là 6,76% và
9,64% so với lợn nái L phối thuần. Tổ hợp lai đực L với cái Y không làm tăng số con đẻ ra còn sống/ổ nhưng tăng tỷ lệ nuôi sống lợn con đến cai sữa là 1,61%, tăng khối lượng bình quân/1 lợn con lúc 60 ngày là 0,4kg đồng thời giảm chi phí thức ăn cho 1kg lợn con 35 và 60 ngày tuổi tương ứng là 6,6 và 4,94% so với lợn Y thuần.
Trong những năm gần đây nhiều nghiên cứu về nuôi vỗ béo lợn đã được tiến hành. Nguyễn Khắc Tích (1993) [32] đã công bố kết quả nghiên cứu về lợn ngoại cho rằng con lai của các tổ hợp H x F1(LxY), D x F1(LxY) có tốc độ tăng khối lượng cao hơn 50-70g/ngày. Tiêu tốn thức ăn thấp hơn từ 0,39-0,40kg thức ăn/kg tăng khối lượng so với Y và L thuần chủng, khảo sát tỷ lệ nạc ở các con lai đạt 51,55-55,11%. Kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hải và CS (1994) [19] về sử dụng đực lai (PiY) cho giao phối với nái Y chỉ ra rằng con lai đạt mức tăng khối lượng 537,04 g/ngày, tiêu tốn thức ăn 3,51 kg/1kg tăng khối lượng và tỷ lệ nạc 56,23%. Trong khi đó ở lợn Y thuần chủng, các chỉ tiêu tương ứng đạt được là 523,84 g/ngày, 3,65kg thức ăn/kg tăng khối lượng và 52,85%. Đồng thời Lê Thanh Hải và CS (1996) [21] cũng thông báo kết quả nghiên cứu xác định một số tổ hợp lai ngoại với ngoại để sản xuất lợn lai nuôi thịt đạt tỷ lệ nạc cao trên 52%. Kết quả cho thấy tỷ lệ nạc ở Y thuần đạt 55,30%, con lai LxY và L x
F1(LY) từ 54,05%-55,30%, còn con lai L x F1(DY), F1(DxL) x F1(LxY), D x
F1(LY) từ 56,00%-57,31%. Các kết quả nghiên cứu của Trần Đình Miên (1985) [29], Nguyễn Thiện (1993) [36], Đinh Hồng Luận (1980) [28] đã khẳng định được lai kinh tế giữa đực ngoại và nái nội cho con lai F1 có khả năng sinh trưởng tốt, tăng khối lượng 420-457 g/ngày (giống nội tăng 205-336 g/ngày), chi phí thức ăn giảm từ 5,9-7,6 ĐVTĂ xuống còn 4,0-4,94 ĐVTĂ/kg tăng khối lượng, tỷ lệ nạc được cải thiện từ 32,0-33,9% tăng lên 36,20-42,04%, khối lượng sơ sinh đạt 0,59- 0,73kg so với lợn nội 0,45-0,60 kg/con, khối lượng cai sữa đạt 9,00-9,40 kg/con so với 6,0-7,00 kg/con ở giống nội. Các tổ hợp lai đã được
khảo nghiệm qua nhiều năm và con lai F1 đã được nuôi trên các địa phương trong cả nước.
Việc sử dụng các giống thuần có năng suất cao trong lai tạo đã tạo ra những tổ hợp lai mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đi sâu vào nghiên cứu các tính trạng sinh trưởng và cho thịt của các tổ hợp lai ở nước ta đã có một số kết quả cụ thể như sau:
- Về tốc độ tăng khối lượng: Đinh Hồng Luận (1980) [28] đã cho biết tăng khối lượng của cặp lai F1(YxL) và (DxL) đạt từ 580-590 g/ngày. Lê Thanh Hải (1996) [21] khi phân tích số liệu thu thập ở Trung tâm huấn luyện chăn nuôi Bình Thắng đã cho biết tăng khối lượng đạt từ 490 đến 500 g/ngày ở tổ hợp lai F1(LxY) và Y x F1(LxY).
Nguyễn Văn Đức và CS (2001) [17] đã công bố tăng khối lượng của lợn F1(LxY) đạt 574,5 g/ngày và tăng dần lên 658,4 g/ngày; ở lợn F1(YxL) là 611,7 g/ngày (Phùng Thị Vân và CS (2000) [46]). Tổ hợp lai 3 giống D x F1
(LxY) đạt mức tăng khối lượng cao hơn so với tổ hợp lai hai giống F1(LxY) trong điều kiện chăn nuôi ở miền Nam, trung bình đạt 550 đến 570 g/ngày (Nguyễn Khắc Tích (1993) [32]). Tuy nhiên, nghiên cứu của Lê Thanh Hải và CS (1995) [20] cho biết giai đoạn từ 70 đến 180 ngày nuôi thịt, lợn lai 3 giống D, L và Y đạt mức tăng khối lượng dao động từ 570 đến 620 g/ngày. Nguyễn Nghi và CS (1995) [31] cho biết tăng khối lượng của tổ hợp lai trên với cùng giai đoạn nuôi là 630 đến 690 g/ngày. Phạm Thị Kim Dung (2005) [15] khi nghiên cứu các tổ hợp lai ba giống D x F1(LxY) và D x F1(YxL) cho kết quả tăng khối lượng trung bình toàn kỳ vỗ béo gần tương đương và tương ứng là 667,28 g/ngày và 669,12 g/ngày.
- Mức độ tiêu tốn thức ăn: Các kết quả nghiên cứu cho thấy tiêu tốn thức ăn đã được cải thiện rất nhiều qua con đường lai tạo, và có xu hướng giảm dần ở các tổ hợp lai nhiều giống. Khi lai giữa ba giống L, Y và D thể hiện ưu
thế lai, con lai có mức tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với các ông thức lai khác Hammell và CS (1993) [66]. Tác giả Lê Thanh Hải và CS (1994) [19] cho biết, sử dụng đực D và lợn đực F1(PixY) cho phối với nái Y, kết quả cho thấy đã giảm 5,06% về tiêu tốn thức ăn so với lợn Y thuần. Phùng thị Vân và CS (2000) [46] trong nghiên cứu các tổ hợp lai D x F1(LxY) và D x F1(YxL) đã cho biết mức tiêu tốn thức ăn của hai tổ hợp lai này dao động từ 2,95 đến 2,98 kg/kg tăng khối lượng.
- Độ dày mỡ lưng: Phùng Thị Vân và CS (2000) [46] cho biết độ dày mỡ lưng là 14,5mm ở lợn Dx(LY) và 15,9mm ở lợn Dx(YL). Lê Thanh Hải và CS (2006) [23] cũng cho biết dày mỡ lưng trên lợn Dx(LY) nuôi tại Xí nghiệp Chăn nuôi 3/2 là 14,68mm và ở Xí nghiệp Chăn nuôi Phú Sơn là 15,6mm.
- Tỷ lệ nạc: Lê Thanh Hải và CS (1996) [21] cho biết tỷ lệ nạc ở lợn Y thuần đạt 55,03%, trong khi đó tổ hợp lai F1(LxY) và L x F1(LxY) đạt từ 54,05 đến 55,3%. Tổ hợp lai Lx F1(DxY); (DxL) x (LxY); D x F1(LxY) đạt từ 56,0 đến 57,31% và hiệu quả kinh tế của tổ hợp lai giữa 3 và 4 giống cao hơn so với tổ hợp lai 2 giống và giống thuần. Phùng Thị Vân và CS (2000) [46] đã xác định tỷ lệ nạc ở lợn lai hai giống F1(LxY) và F1(YxL) tương ứng là 58,8% và 56,5%. Tổ hợp lai ba giống D x F1(LY) và Dx(YL) tỷ lệ nạc cho từ 56,39% đến 60,63% (Phùng Thị Vân và CS 2000 [46]).
- Kết quả nuôi thịt các tổ hợp lai D x F1(YxL), D x F1(LxY), L19 x
F1(YxL) và L19 x F1(LxY) tại Xí nghiệp chăn nuôi Đồng Hiệp-Hải Phòng được Đặng Vũ Bình và CS (2005) [7] cho biết tỷ lệ móc hàm lần lượt của các tổ hợp lai là 79,70%, 78,14%, 80,02%, 78,60%. TTTA/kg TT là 2,40kg, 2,40kg, 2,56kg và 2,61kg. Tăng khối lượng/ngày nuôi 694,91g, 650,10g, 639,56g và 623,90g. Độ dày mỡ lưng của tổ hợp D x F1(YxL) là 13,76mm, D x F1(LxY) 12,83mm, L19x(YxL) 13,40mm, L19 x F1 (LxY) 12,73mm.
cứu về khả năng cho thịt đối với các tổ hợp lai 3 giống D x F1(LxY) và D x F1
(YxL), các tổ hợp lai đang được sử dụng trong chăn nuôi khá phổ biến hiện nay, với TP1 là lợn thương phẩm 3 giống với nguyên liệu có nguồn gốc từ Mỹ, TP2 là lợn thương phẩm 3 giống với nguyên liệu có nguồn gốc từ Anh.
Hiện nay nước ta đã đạt dược một số tiến bộ kỹ thuật quan trọng trong chăn nuôi, trong đó kỹ thuật lai kinh tế lợn là một trong những kỹ thuật quan trọng nhất. Vài năm trở lại đây chúng ta đã tiếp thu được kỹ thuật lai tạo tiên tiến của Anh quốc dựa trên cơ sở các giống lợn có tiềm năng năng suất sinh sản và khả năng cho thịt cao Pi, D, MS,... kết quả của việc áp dụng các tổ hợp lai giữa các giống trên đã tạo ra được những giống lợn thương phẩm nuôi thịt có năng suất và chất lượng thịt cao.
Đàn lợn thịt của nước ta hiện nay có khoảng 67% là lợn lai kinh tế. Trong đó, đàn lợn nái ở miền Nam chiếm khoảng 65-70%, nhưng đàn lợn nái ở miền Bắc chỉ chiếm 30-35%. Do đó cần phát triển nhanh đàn lợn ở miền Bắc cả về số và chất lượng bằng cách khuyến khích nhân nhanh các mô hình chăn nuôi tiên tiến, các cơ sở giống của Trung ương và các tỉnh cần đảm bảo cung cấp đủ, nhanh các giống bố mẹ để sản xuất lợn thương phẩm nuôi thịt nhiều máu ngoại đạt năng suất cao, chất lượng tốt đồng thời có hiệu quả về kinh tế.