Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI LAI F1(L x Y), F1(Y x L) VÀ CON LAI CỦA CHÚNG VỚI LỢN ĐỰC GIỐNG DUROC, L19 NUÔI TẠI VĨNH PHÚC (Trang 37 - 40)

- Thể tích tinh dịch có thể cịn phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh như chăm sóc ni dưỡng, nhiệt độ, thời tiết, kỹ thuật khai thác, mùa vụ,

1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.

Nửa đầu thế kỷ XX nội dung chủ yếu của công tác giống lợn là chọn lọc và nhân thuần. Nhưng từ nửa sau thế kỷ này có thêm những hiểu biết mới về ưu thế lai và sự phát triển kỹ thuật thụ tinh nhân tạo lợn, nên ở các nước có ngành cơng nghiệp tiên tiến đã phát triển mạnh về lai kinh tế ở lợn. Lúc đầu chỉ mới áp dụng các tổ hợp lai kinh tế đơn giản như lai giữa 2 giống lợn, về sau có nhiều tổ hợp lai kinh tế phức tạp từ 3, 4, 5 giống lợn và cao hơn nữa là các chương trình lai tạo lợn Hybrid .

- Các nước có nền chăn nuôi lợn phát triển như Mỹ, Canada,... đã sử dụng các tổ hợp lai kinh tế phức tạp từ các giống lợn cao sản như L, Y, D, H. Các nước này thường dùng lợn nái lai từ 2 giống lợn, sau đó cho phối giống với lợn đực thứ 3 để sản xuất ra lợn thương phẩm. Ví dụ đực D lai với cái F1(LY). Cũng có khi sử dụng lợn đực lai cho phối với lợn nái lai để sản xuất ra lợn con nuôi thịt 4 máu. Tổ hợp lai dưới đây được nhiều nước ứng dụng trong sản xuất: ♂(DxL) x♀F1(HxY).

Hiện nay Mỹ đã sử dụng “Hình tháp di truyền truyền thống” và mơ hình “Hình tháp di truyền cải tiến” để xây dựng hệ thống giống lợn. Đối với mơ hình hình tháp truyền thống ở đàn lợn cụ kỵ (GGP) thường là lợn nái Y cho phối với lợn đực Y để sản xuất ra lợn Y thuần chủng ở đàn ông bà. Lợn nái Y ở đàn ông bà (GP) được phối với lợn đực L để sản xuất ra lợn bố mẹ (P) là F1(LY). Để sản xuất ra lợn thương phẩm người ta thường dùng nái F1 phối với lợn đực cuối cùng như H hoặc D để sản xuất ra lợn lai thương phẩm ba máu:

♂ H x♀ F1(LxY) để sản xuất ra lợn thương phẩm [H(LxY)] ♂ D x♀ F1(LxY) để sản xuất ra lợn thương phẩm [D(LxY)]

Năng suất sinh sản, phẩm chất thịt lợn phụ thuộc vào phẩm giống và các giống phối hợp với nhau, Bereskin Stele (1986) [55] cho biết với tổ hợp lai

thuận nghịch giữa 2 giống D và LW, lợn lai có tốc độ tăng khối lượng nhanh hơn D hay LW thuần. Độ dày mỡ lưng của tổ hợp lai đực D với cái LW thấp hơn so với tổ hợp lai đực LW với cái D. Stoikov và CS (1996) [85] thông báo kết quả nghiên cứu về khả năng sinh sản của các giống lợn L và Y có nguồn gốc khác nhau, đối với Y Anh số con đẻ ra là 9,7 con/ổ, Y Thụy Điển 10,6 con/ổ, Y BaLan 10,5 con/ổ. L Anh là 9,8 con/ổ, L Bungari 10 con/ổ, L Bỉ là 8,5 con/ổ. Kết quả nghiên cứu của Pavlik và CS (1989) [76] về con lai giữa D và L cho thấy tăng khối lượng trung bình 804 g/ngày, tiêu tốn thức ăn là 2kg/kg tăng khối lượng, tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ là 51,86%, độ dày mỡ lưng là 2,23cm. ở Anh sau nhiều năm nghiên cứu công ty PIC không những sử dụng nái lai mà sử dụng cả đực lai để tạo con lai thương phẩm có 4 đến 5 giống. Theo Gineva E., Stojkov A. (1999) [64] cho biết tuổi phối giống lần đầu ở nái lai F1(L x Y) là 236,2 ngày, khoảng cách lứa đẻ là154,6 ngày.

- Lai kinh tế ở một số nước Châu Âu: ở Liên Xô (cũ), Hungari, Đức,... kết quả lai kinh tế đã làm tăng số lợn con sơ sinh trung bình/ổ là 12-16%. Tỷ lệ ni sống đến cai sữa cao hơn từ 10-15% so với lợn thuần. Khả năng nuôi thịt tốt hơn, giảm được thời gian vỗ béo từ 25-30 ngày, đạt khối lượng giết mổ 100 kg. Nhiều kết quả nghiên cứu của Winters và CTV (1978) [51] đã chứng minh, lợn lai khác giống vượt lợn thuần chủng về số lượng lợn con nuôi sống và vỗ béo đến khi xuất chuồng, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp hơn. Tác giả nhận xét lợn lai từ 2 giống có số con trung bình/ổ lúc sơ sinh cao hơn 11,6%, giảm thời gian nuôi thịt là 17 ngày và tiết kiệm được 28kg thức ăn cho một đời lợn nuôi thịt đạt khối lượng 100 kg/con so với lợn ni thuần. Lợn lai từ 3 giống có số con trung bình một ổ khi sơ sinh cao hơn 7,2% so với lợn lai 2 giống và cao hơn 19,6% so với lợn thuần. Từ đó tác giả đi đến kết luận: Nhóm lợn lai có xu hướng đẻ nhiều con hơn, giảm được thời gian nuôi thịt, tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với nhóm lợn thuần.

Ở Hà Lan chăn nuôi là một trong những ngành quan trọng. Thịt lợn chiếm 60% tổng sản lượng thịt các loại được sản xuất trong năm. Trong chăn ni lợn thì trên 90% lợn vỗ béo là lợn lai. Tổ hợp lai hai máu (LY) chiếm tới 69%, các tổ hợp lai nhiều giống tham gia ngày càng tăng ở Hà Lan. Các giống lợn chủ yếu dùng trong lai kinh tế là L Hà Lan, L Bỉ, Đại Bạch, Pi Hà Lan. Nhiều địa phương của Hà Lan đã sử dụng lợn lai hai máu để nuôi thịt, một số địa phương khác thì ưa chuộng lợn lai 3-4 máu, trong đó giống thứ 3, 4 thường được chọn là lợn đực D Canada. Lợn lai có ưu thế đẻ nhiều con, trung bình một ổ lợn con lúc sơ sinh là 9,9 con và đạt 18,2 con cai sữa/năm.

Khi lai giữa D với L Bỉ, các tác giả Pavlik và Pulkrabek (1989) [76] cho biết con lai có tăng khối lượng đạt 804 g/ngày cao hơn so với lợn lai F1(LY). Ở Tây Đức kết quả nghiên cứu cho thấy con lai 3 giống Pix(YL) đạt tỷ lệ nạc cao 59,2%. Trong khi đó lai 2 giống PixL tỷ lệ nạc đạt 53,7% và con lai 2 giống LY tỷ lệ nạc chỉ đạt 50,6%.

Chương trình lai tạo giống lợn “PIC CAMBOROGH 22” của Anh quốc sau nhiều năm nghiên cứu PIC đã lựa chọn được tổ hợp lai từ 4 giống lợn:

♂(PiY)x♀[Dx(LxY)]. Tổ hợp lai này có khả năng sinh sản cao từ 14-16 con/lứa.

Lợn thịt từ 30-90kg tăng khối lượng trung bình 850 g/ngày, tỷ lệ thịt xẻ trên 80%, độ dày mỡ lưng tại vị trí P2 là 10,5mm giết lúc 80kg, tỷ lệ nạc trên 60% so với thịt xẻ, chất lượng và hương vị thịt thơm ngon. Tổ hợp từ 4 giống lợn Pi, Y, D, L được nuôi phổ biến ở các nước Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Nhật, Thái Lan... và đã được đưa vào Việt Nam từ năm 1997 (PIC Việt Nam).

- Lai kinh tế lợn ở Trung Quốc và Thái Lan

Trung Quốc là nước đứng đầu thế giới về sản xuất thịt lợn, số lượng lợn của Trung Quốc chiếm trên 40% tổng số lợn của thế giới. Trung Quốc có tới 60 giống lợn được nuôi ở các vùng sinh thái khác nhau. Để nâng cao chất lượng đàn lợn thịt, Trung Quốc đã nhập một số giống lợn có khả năng sản

xuất cao, phẩm chất thịt tốt như lợn Y, D , H, L cho phối với lợn nái Meishan của Trung Quốc vì vậy đã làm tăng khả năng sinh sản của lợn nái, đạt trung bình 12,5 con/ổ. Lợn vỗ béo đạt khối lượng 90kg lúc 180 ngày tuổi, tiêu tốn 3,4 kg thức ăn/1kg tăng khối lượng, độ dày mỡ lưng trung bình là 26mm và đạt tỷ lệ thịt nạc trên 48%( Đỗ Thị Tỵ (1994) [45]).

Tương tự như các nước ở Châu Âu, trước năm 1960 Thái Lan chỉ quan tâm đến dòng thuần, phải sau năm 1960 mới quan tâm lai kinh tế 2 máu (2 giống). Sau năm 1970 các nhà khoa học Thái Lan tiến hành lai kinh tế 3 máu (3 giống) và sau 1980 đã tiến tới lai 4 máu (4 giống). Các giống lợn được sử dụng chủ yếu để lai kinh tế ở Thái Lan là Y, L, D, H. Hiện nay ở Thái Lan lợn thương phẩm chủ yếu là lợn lai từ 3- 4 giống có tỷ lệ thịt nạc từ 50-55%.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI LAI F1(L x Y), F1(Y x L) VÀ CON LAI CỦA CHÚNG VỚI LỢN ĐỰC GIỐNG DUROC, L19 NUÔI TẠI VĨNH PHÚC (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)