- Thể tích tinh dịch có thể cịn phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh như chăm sóc ni dưỡng, nhiệt độ, thời tiết, kỹ thuật khai thác, mùa vụ,
3.1.1. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái lai F1(LxY) và F1(YxL) nuôi tại Vĩnh Phúc
3.1.1. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái lai F1(LxY) và F1(YxL) nuôi tại Vĩnh Phúc F1(LxY) và F1(YxL) nuôi tại Vĩnh Phúc
Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái lai F1 khơng những có ý nghĩa về mặt khoa học mà cịn có ý nghĩa về mặt thực tế sản xuất. Căn cứ vào các đặc điểm sinh lý sinh dục, chúng ta có thể có những biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất sinh sản và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
Để xác định khả năng sinh sản của lợn nái lai F1, chúng tôi tiến hành theo dõi một số chỉ tiêu trên 15 lợn nái lai F1(LxY), và 15 lợn nái lai F1(YxL). Chúng tôi tập trung theo dõi các chỉ tiêu sau: tuổi động dục lần đầu; khối lượng động dục lần đầu; kuổi phối giống lần đầu; khối lượng phối giống lần đầu; thời gian động dục; thời gian mang thai; tuổi đẻ lứa đầu; thời gian động dục trở lại sau cai sữa; khoảng cách lứa đẻ; số lứa đẻ/năm, để đánh giá khả năng sinh sản của nái lai F1(LxY) và F1(YxL). Các chỉ tiêu nêu lên đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái lai F1(LxY), Và F1(YxL) nuôi tại trung tâm giống gia súc, gia cầm tỉnh Vĩnh Phúc được trình bày ở bảng 3.1.
Qua bảng 3.1 cho thấy, các chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái lai F1(LxY), Và F1(YxL) là tương đối tốt. Cụ thể:
- Tuổi động dục lần đầu của lợn nái lai F1(LxY), Và F1(YxL) trong theo dõi của chúng tôi tương ứng là: 223,3 ngày và 214,6 ngày. Tuổi động dục lần đầu trong theo dõi của chúng tôi thấp hơn so với giống thuần, theo kết quả của Nguyễn Đắc Xông, Trần Xuân Việt, Đặng Vũ Bình, Đinh Văn Chỉnh (1995 [53] tuổi động dục lần của lợn cái hậu bị Y nuôi trong hộ nông dân Phú Xuyên- Hà Tây là 229 ngày. Đối với lợn nái lai Thì theo thơng báo của Phùng Thị Vân và Cs (2002)[48] nái F1(LxY) có tuổi động dục lần đầu là 224 ngày.
Theo Lê Đình Phùng và nguyễn Trường Thi 2009 [52] tuổi động dục lần đầu của nái F1(YxL) là 214,4 ngày. Kết quả theo dõi của chúng tôi cũng phù hợp với nhiều kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, chỉ tiêu tuổi động dục lần đầu, khối lượng động dục lần đầu của nái lai F1(YxL) sớm hơn so với nái lai
F1(LxY) tương ứng:
+ F1(LxY): 223,3 ngày và 119,1 kg + F1(YxL): 214,6 ngày và 103,3 kg
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái lai
F1(LxY) và F1(YxL) Chỉ tiêu ĐVT Nái lai(n=15) F1(LxY) Nái lai(n=15) F1(YxL) X ± mx Cv% X ± mx Cv% - Tuổi động dục lần đầu
- Khối lượng động dục lần đầu - Tuổi phối giống lần đầu
- Khối lượng phối giống lần đầu - Thời gian động dục
- Thời gian mang thai - Tuổi đẻ lứa đầu
- Thời gian động dục trở lại - Khoảng cách lứa đẻ -Số lứa đẻ/năm Ngày Kg Ngày Kg Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Lứa 223,36±0,85 111,93±0,71 248,04±0,86 119,19±1,10 4,52±0,12 115,52±0,45 369,44±1,96 6,55±0,44 160,57±1,92 2,21±0,03 1,43 2,40 1,30 3,48 1,05 1,47 1,98 2,54 4,47 5,43 214,65±0,98 103,30±0,70 238,35±0,82 110,00±0,84 4,07±0,08 114,90±0,27 359,37±1,58 6,06±0,37 154,52±1,57 2,35±0,04 1,72 2,55 1,29 2,85 7,73 0,89 1,64 2,29 3,80 7,43
- Tuổi phối giống lần đầu, khối lượng phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái lai trong theo dõi của chúng tôi tương ứng là:
+F1(YxL): 238,3 ngày; 110,0 kg và 359,3 ngày. + F1(LxY): 248,0 ngày; 119,1 kg và 369,4 ngày.
Hai chỉ tiêu này cho thấy lợn nái lai F1(YxL) có tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu sớm hơn so với lợn nái lai F1(LxY). Kết quả trong nghiên cứu này thấp hơn so với các thông báo của các tác giả trong và ngoài nước về giống lợn ngoại thuần. Cụ thể: Đinh Văn Chỉnh và CTV (1995) [8] cho biết năng suất sinh sản của lợn nái L và Y nuôi tại trung tâm giống gia súc Hà Tây, khối lượng phối giống lần đầu của hai giống này là 99,3-100,2kg, tuổi phối giống lứa đầu là 254,1 ngày và 282,0 ngày, tuổi đẻ lứa đầu là 367 ngày và 396,3 ngày. Theo thông báo của Đặng Vũ Bình (1999) [5], lợn Y tuổi đẻ lứa đầu là 418 ngày tuổi; Đoàn Xuân Trúc và Cs (2001) [42] thông báo tuổi đẻ lứa đầu của lợn Y là 373,69 ngày; Nguyễn Khắc Tích (1995)[33] 365,6 ngày; Doucos và Bidanel (1996)[62] 367,8 ngày. Đối với đàn lợn nái lai thì kết quả nghiên cứu của chúng tơi hồn tồn phù hợp và có phần thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước. Cụ thể: Theo Phùng Thị Vân và cộng sự (2002) [48] cho biết nái lai F1(LxY) có tuổi động dục lần đầu ở 224 ngày tuổi, đẻ lứa đầu ở 376,2 ngày tuổi; kết quả nghiên cứu của Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi (2009)[52] cho biết nái lai F1(YxL) có tuổi động dục lần đầu là 214,4 ngày, tuổi phối giống lần đầu là 259 ngày tuổi và tuổi đẻ lứa đầu là 383,7 ngày ; Theo Gineva E., Stojkov A. (1999)[64] cho biết tuổi phối giống lần đầu ở nái lai F1(LxY) là 236,2 ngày, khoảng cách lứa đẻ là154,6 ngày; Theo Lê Đình Phùng và Nguyễn Trường Thi 2009 [52] tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu của nái F1(YxL) là:259; 383,7. Sự sai khác này có thể do điều kiện chăm sóc, ni dưỡng ở các cơ sở nghiên cứu, bởi vì các tính trạng này thường có hệ số di truyền thấp.
- Thời gian mang thai đặc trưng cho từng lồi và ít có biến động. Chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong việc định ra thời kỳ chăm sóc ni dưỡng lợn nái có chửa cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bào thai nhằm thu được kết quả cao khi sinh sản. Thời gian mang thai có hệ số di truyền thấp. Theo
Trần Cừ và CS (1975) [11], thời gian mang thai của lợn dao động từ 110-120 ngày và tuỳ thuộc vào giống, tuổi, các yếu tố khí hậu, thời tiết và điều kiện dinh dưỡng. Tuy nhiên Burger (1952) [57] cũng cho biết khơng thấy có sự khác biệt về thời gian mang thai giữa giống lợn LW và giống Large Black. Brand và CS (1954) [56] lại cho rằng thời gian mang thai của các giống lợn trắng ở Anh là 114 ngày với phạm vi biến động là 110-120 ngày.
Kết quả ở bảng 3.1 còn cho thấy thời gian mang thai của nái lai F1(LxY) và F1(YxL) là : 115,5 ngày ; 114,9 ngày. Như vậy kết quả này là gần tương đương nhau và phù hợp với thời gian mang thai của lợn nái dao động từ 110 - 118 ngày.
- Thời gian động dục trở lại sau cai sữa của nái là chỉ tiêu đánh giá tiềm năng sinh sản của lợn nái. ở nghiên cứu của chúng tôi số ngày phối lại sau cai sữa của nái lai F1(LxY) và F1(YxL) là : 6,55 ngày ; 6,06 ngày, qua đó cho thấy ở nái lai F1(YxL) có thời gian động dục trở lại sau cai sữa sớm hơn ở nái F1(LxY). Như vậy tiềm năng sinh sản của nái lai F1(YxL) có phần trội hơn so với nái lai F1(LxY) ở chỉ tiêu này. Tuy nhiên tỷ lệ phối thành công con phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
- Khoảng cách lứa đẻ và Số lứa đẻ/năm : Khoảng cách lứa đẻ dài hay ngắn phụ thuộc vào 3 yếu tố : Thời gian mang thai, thời gian nuôi con, thời gian động dục trở lại sau cai sữa. Chỉ tiêu này ảnh hưởng tới số lứa đẻ/ nái/năm. Muốn tăng số lứa đẻ/nái/năm cần phải rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ, chỉ tiêu này có hệ số di truyền thấp.
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy khoảng cách giữa hai lứa đẻ của lợn nái lai F1(LxY) và F1(YxL) là : 160,5±1,92 ngày và 154,5±1,57 ngày. Kết quả này cho thấy lợn nái lai F1(YxL) có khoảng cách lứa đẻ ngắn hơn so với nái lai F1(LxY), điều đó có nghĩa là khoảng cách lứa đẻ của nái lai F1(YxL) là 154,5 ngày tương đương với 2,35 lứa/ nái /năm, cao hơn số lứa/nái/năm của nái lai F1(LxY) tương đương là 160,5 và 2,21. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so
với một số kết quả nghiên cứu trong và ngồi nước trên dịng thuần, và nái lai đã được công bố. Cụ thể là: Đặng Vũ Bình (1999)[5] ;(2001)[6] với khoảng cách lứa đẻ của lợn Y là 179,04 ngày ; 183,58 ngày; thông báo của Doucos và Bidanel[62] là 164,8 ngày; theo Đinh Văn Chỉnh và cộng tác viên (2001)[9] chỉ tiêu này ở lợn Y là 171,31 ngày.