- Thể tích tinh dịch có thể cịn phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh như chăm sóc ni dưỡng, nhiệt độ, thời tiết, kỹ thuật khai thác, mùa vụ,
1. Phần chi: Con giống (đ)
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Trên cơ sở kết quả theo dõi khả năng sản xuất của con nái và các con lai của nó với đực Duroc và L19 ni tại trung tâm giống gia súc gia cầm tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tơi có một số kết luận sau:
* Về khả năng sinh sản của lợn nái lai.
Lợn nái lai F1(LxY) và F1(YxL) ni tại Vĩnh Phúc có khả năng sinh sản cao, tương đối ổn định và phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại Vĩnh Phúc. Do vậy có thể nhân rộng ni ở trang trại vừa và nhỏ, cũng như tại nông hộ. Tuy nhiên qua theo dõi ở tổ hợp nái lai F1(YxL) có phần chiếm ưu thế hơn về năng xuất sinh sản so với tổ hợp nái lai F1(LxY). Cụ thể các chỉ tiêu của nái lai F1(YxL): tuổi động dục lần đầu; khối lượng động dục lần đầu; tuổi phối giống lần đầu; khối lượng phối giống lần đầu; thời gian động dục; tuổi đẻ lứa đầu; thời gian động dục trở lại sau cai sữa; khoảng cách lứa đẻ; số lứa đẻ/năm, đều chiếm ưu thế hơn so với nái lai F1(LxY).
* Về năng suất sinh sản của nái lai F1(YxL) và F1(LxY): Qua theo dõi hai tổ hợp lai đều có năng suất sinh sản tương đối cao và ổn định, Tuy nhiên ở tổ hợp lai F1(YxL) có phần ưu thế hơn tổ hợp lai F1(LxY). Cả hai tổ hợp lai đều có năng xuất cao hơn giống gốc, và biểu rõ ưu thế lai của từng tổ hợp:
- Lợn nái lai F1(YxL): Các tính trạng về số con sơ sinh/lứa, khối lượng sơ sinh/lứa , khối lượng lợn 21 ngày/lứa, khối lượng con cai sữa/lứa ở lợn nái lai F1(YxL). Ln có năng xuất cao hơn so với nái lai F1(LxY).
- Lợn nái lai F1(LxY): Các tính trạng số con sơ sinh cịn sống 24 giờ/ổ, số con sống đến 21 ngày/ổ, khối lượng sơ sinh/con, khối lượng 21 ngày/con, khối lượng lợn 60 ngày tuổi/con, thì chiếm ưu thế hơn hẳn so với nái lai F1(YxL).
- Khả năng tăng khối lượng từ sơ sinh đến 60 ngày cao nhất ở tổ hợp lai D x F1(LxY), sau đó là D x F1(YxL) tiếp đến là L19 x F1(LxY),và thấp hơn cả là L19 x F1(YxL).
- Tăng khối lượng/ngày tuổi đạt cao ở hai tổ hợp lai D x F1(LxY) và D x F1(YL). Tiếp sau đó là con lai của tổ hợp L19xF1(LY), thấp nhất là tổ hợp lai L19 x F1(YxL).
- Tăng khối lượng/ngày nuôi đạt cao nhất ở hai tổ hợp lai D x F1(LxY) và D x F1(YxL), thấp hơn là con lai của hai tổ hợp L19 x F1(LxY), L19 x F1(YxL).
Như vậy ở hai tổ hợp lai sử dụng đực Duroc phối với nái lai F1(LxY) và F1(YxL) có mức sinh trưởng cao hơn khi sử dụng đực L19 phối với nái lai F1(LxY) và F1(YxL), điều này thể hiện rõ ưu thế lai về khả năng sinh trưởng ở các con lai khi sử dụng bố là đực Duroc.
- Chất lượng thịt của các tổ hợp lai:
+ Tỷ lệ nạc của lợn lai D x F1(YxL) đạt cao nhất, tiếp đó là D x F1(LxY) và thấp hơn là con lai của hai tổ hợp L19 x F1(LxY), L19 x F1(YxL).
+ Độ dày mỡ lưng thấp nhất là L19 x F1(YxL), sau đó là L19 x F1(LxY) tiếp đến là con lai của tổ hợp D x F1(YxL) và cao nhất là D x F1(LxY).
2. Tồn tại
Trong quá trình theo dõi làm thí nghiêm chúng tơi cịn thấy một số vấn tồn tại sau:
- Số lượng mẫu thí nghiệm cịn hạn chế, số lần lặp lại thí nghiệm cịn ít, do vậy khả năng ổn định của các chỉ tiêu theo dõi ở nghiên cứu của chúng tơi cịn hạn chế.
- Thí nghiệm mới chỉ được bố trí ở một cơ sở và một địa phương. Do vậy khả năng thích ứng, phù hợp ở các môi trường chăn nuôi khác và địa phương khác còn hạn chế.
3. Đề nghị
- Tiếp tục theo dõi, nghiên cứu về khả năng sản xuất của các dòng nái lai tại Vĩnh Phúc để lựa chọn đàn nái có khả năng sinh sản tốt và thích nghi với chăn ni ở địa phương.
- Nghiên cứu, tìm các tổ hợp lai thích hợp để phát triển chăn nuôi với qui mơ lớn và trình độ chăn ni cao.
- Sử dụng các kết quả này làm cơ sở thực tiễn để xây dựng và phát triển các tổ hợp lai trong các trang trại và các nơng hộ có khả năng đầu tư, thâm canh cao.