- Thể tích tinh dịch có thể cịn phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh như chăm sóc ni dưỡng, nhiệt độ, thời tiết, kỹ thuật khai thác, mùa vụ,
3.2.3. Khả năng cho thịt của lợn thí nghiệm
Năng suất và chất lượng thịt là những chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi lợn thịt. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, người chăn ni cần tạo ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng trong nước và phục vụ cho xuất khẩu, do đó các yếu tố này sẽ liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. Việc đánh giá tỷ lệ móc hàm, thịt xẻ, sau đó là đánh giá tỷ lệ các thành phần thịt xẻ là cơ sở để đánh giá về mặt giá cả.
* Kết quả mổ khảo sát
Sau khi kết thúc thí nghiệm, chúng tơi chọn 12 lợn (mỗi lơ 3 con) có khối lượng tương đương với khối lượng trung bình của lơ để mổ khảo sát. Kết quả mổ khảo sát được trình bày ở bảng 3.11.
Qua bảng 3.11 cho thấy, khối lượng giết thịt của 4 tổ hợp lai là gần tương đương nhau, ở tổ hợp lai D x F1(LxY) có khối lượng giết mổ cao hơn 3 tổ hợp lai còn lại là 81,63kg. Ba tổ hợp D x F1(YxL), L19 x F1(LxY), L19 x F1(YxL) có khối lượng giết mổ lần lượt là 81,19kg, 79,06kg, 78,89kg. Khối lượng giết mổ có ảnh hưởng gián tiếp đến các chỉ tiêu trên thân thịt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giết thịt ở khối lượng 90-102kg thì quyết định đến phẩm chất thịt. Giết thịt ở khối lượng thấp thường có tỷ lệ thịt PSE thấp và giết thịt ở khối lượng hơn 130kg biểu hiện phần thịt PSE cao hơn trong điều kiện điều kiện môi trường khơng thuận lợi.
- Khối lượng móc hàm ở cả bốn tổ hợp lai cũng gần tương đương nhau con lai của hai tổ hợp D x F1(LxY) và D x F1(YxL) có phần cao hơn 61,99kg và 61,56kg, hai tổ hợp L19 x F1(LxY), L19 x F1(YxL) có thấp hơn được 59,56kg và 59,62kg.
- Tỷ lệ móc hàm (%): là chỉ tiêu nói lên tình trạng "đặc", "rỗng" của lợn khi giết thịt. Nếu tỷ lệ móc hàm cao nghĩa là tỷ lệ các phần ở đường tiêu hóa nhỏ, tỷ lệ sản phẩm thịt cao. Tỷ lệ móc hàm của các tổ hợp lai đạt được là khá cao, tỷ lệ móc hàm của con lai D x F1(LxY) là 75,94%, D x F1(YxL) 75,82%, L19 x F1(LxY) 75,33% và L19 x F1(YxL) là 75,57% như vậy tỷ lệ móc hàm của bốn tổ hợp lai là gần tương đương nhau, có sự sai khác (P < 0,05).
Bảng 3.11. Kết quả mổ khảo sát Chỉ tiêu Lợn lai Duroc x F1(LxY) Lợn lai Duroc x F1(YxL) Lợn lai L19 x F1(LxY) Lợn lai L19 x F1(YxL) n=3 n=3 n=3 n=3 X ± mx X ± mx X ± mx X ± mx KL sống (kg) 81,63±0,26 81,19±0,26 79,06±0,26 78,89±0,26 KL móc hàm (kg) 61,99±0,33 61,56±0,33 59,56±0,33 59,62±0,33 TL móc hàm (%) 75,94±0,34 75,82±0,34 75,33±0,34 75,57±0,34 KL thịt xẻ (kg) 56,34±0,22 56,13±0,22 55,06±0,22 54,09±0,22 TL thịt xẻ (%) 69,02±0,34 69,14±0,34 69,64±0,34 68,57±0,34 KL thịt nạc (kg) 33,17±0,22 33,09±0,22 31,51±0,23 30,96±0,23 TL nạc/thịt xẻ (%) 58,87±0,14 58,96±0,16 57,21±0,16 57,24±0,16 KL mỡ (kg) 7,87±0,08 7,48±0,08 6,96±0,80 6,78±0,08 TL mỡ (%) 13,96±0,21 13,32±0,21 12,64±0,21 12,53±0,21 KL xương (kg) 7,51±0,05 7,87±0,05 7,11±0,05 7,01±0,05 TL xương (%) 13,32±0,18 14,02±0,18 12,91±0,18 12,95±0,18 KL da (kg) 3,58±0,06 3,45±0,06 3,26±0,06 3,20±0,06 TL da (%) 6,35±0,19 6,14±0,19 5,92±0,19 5,91±0,19 Dài thân thịt (cm) 90,87±0,14 90,40±0,14 88,95±0,14 87,38±0,14 Dầy mỡ lưng (mm) 21,25±0,15 21,13±0,15 20,59±0,15 20,21±0,15 Diện tích cơ thăn(cm2) 52,50±0,06 52,07±0,06 51,25±0,06 51,05±0,06
- Khối lượng thịt xẻ đạt cao hơn tổ hợp D x F1(LxY) sau đó đến các tổ hợp D x F1(YxL), L19 x F1(LxY), L1 9x F1(YxL) lần lượt có khối lượng thịt xẻ là 56,34kg, 56,13kg, 55,06kg và 54,09kg.
- Tỷ lệ thịt xẻ (%): tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ móc hàm là những chỉ tiêu nói lên năng suất thịt của lợn và là cơ sở để đánh giá thịt xẻ về mặt giá cả, điều này phụ thuộc vào mức độ nuôi vỗ béo. Kết quả cho thấy D x F1(LxY) là 69,02%, D x F1(YxL) là 69,14%, L19 x F1(LxY) là 69,64%, L19 x F1(YxL) là 68,57%.
phẩm thịt nên việc nâng cao tỷ lệ nạc được các nhà khoa học cũng như người chăn nuôi quan tâm.
Tỷ lệ nạc theo phương pháp kinh điển là hồn tồn chính xác để đánh giá khả năng cho nạc ở lợn. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là mất thời gian, tốn công lao động, nhất là trong thương mại phương pháp này không đáp ứng được yêu cầu định giá bán thân thịt dựa vào tỷ lệ nạc. Do đó cho đến nay các cơ sở nghiên cứu bên cạnh phương pháp kinh điển, tỷ lệ nạc còn được đánh giá theo phương pháp hai điểm. Tỷ lệ nạc khảo sát của lợn lai D x F1(YxL) đạt cao nhất là 58,96%, tiếp sau đó là D x F1(LxY) 58,87%, L19 x F1(YxL) 57,24% và thấp hơn cả là L19 x F1(LxY) 57,21%. Trương Hữu Dũng và CS (2004) [16] khi nghiên cứu về khả năng cho thịt của các tổ hợp lai 3 giống D x F1(YxL) và D x F1(LxY) ở khối lượng 92,50kg cho kết quả: tỷ lệ thịt xẻ là 71,60%, tỷ lệ nạc/thịt xẻ là 56,5%. Tỷ lệ thịt xẻ của lợnYL; LY; PiY; DYL và DLY lần lượt là 75,57; 76,74; 77,03; 76,3 và 75,26% Trần Văn Chính (2001) [10], tỷ lệ nạc/thịt xẻ tương ứng là: 52,9; 50,89; 55,54; 53,82 và 57%. So sánh với các tổ hợp lai mà chúng tôi nghiên cứu thì tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ nạc/thịt xẻ gần tương đương nhau.
- Dài thân thịt có sự sai khác về chiều dài thân thịt giữa các tổ hợp lai (P<0,001). Kết quả thu được khi mổ khảo sát cho thấy dài thân thịt từ cao xuống thấp lần lượt là con lai các tổ hợp D x F1(LxY) 90,87, D x F1(YxL) 90,40, L19 x F1(LxY) 88,95 và L19 x F1(YxL) là 87,38cm.
- Độ dày mỡ lưng cũng là một tính trạng mang tính di truyền trung gian. Dày mỡ lưng có mối tương quan rất chặt chẽ với tỷ lệ nạc, nó cũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong chọn lọc và lai tạo giống lợn vì nó ảnh hưởng lớn đến năng suất vật nuôi và hiệu quả kinh tế. Độ dày mỡ lưng đo được khi mổ khảo sát ở các tổ hợp D x F1(LxY) 21,25mm, D x F1(YxL) 21,13 mm, L19 x F1(LxY) 20,59mm và L19 x F1(YxL) là 20,21mm. Theo nghiên
cứu của Lê Xuân Trường (2006) [41] độ dày mỡ lưng của C22x402 mổ khảo sát tại cụm trang trại Bãi Đu 22,83mm, ở con lai CAx402 là 24,25mm. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tơi có thấp hơn.
* Đánh giá chất lượng của thịt lợn
Chất lượng của thịt lợn được đánh giá qua các chỉ tiêu như độ pH, màu sắc, tỷ lệ mất nước và độ dai của thịt. Kết quả thể hiện ở bảng 3.12.
Bảng 3.12. Đánh giá chất lƣợng của thịt lợn Chỉ tiêu Lợn lai Duroc x F1(LxY) Lợn lai Duroc x F1(YxL) Lợn lai L19 x F1(LxY) Lợn lai L19 x F1(YxL) n=3 n=3 n=3 n=3 X ± mx X ± mx X ± mx X ± mx Giá trị pH45' 6,58±0,08 6,70±0,09 6,31±0,06 6,38±0,07 Giá trị pH24h 5,56±0,04 5,58±0,04 5,31±0,05 5,19±0,05 L (Màu sáng) 49,22±0,62 48,94±0,68 48,61±0,78 48,81±0,94 a (Màu đỏ) 12,90±0,41 12,11±0,47 12,38±0,71 12,76±0,18 b (Màu vàng) 5,56±0,27 5,85±0,23 5,21±0,68 5,09±0,37 Tỷ lệ mất nước% 29,67±0,98 29,54±0,75 29,62±0,84 29,31±0,86 Độ dai của thịt(Kg) 4,88±0,21 5,06±0,19 4,61±0,67 4,91±0,88
Giá trị pH45' đánh giá mức độ phân giải glycogen trong cơ thăn 45 phút sau giết thịt và là chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt tươi. Chỉ tiêu này phụ thuộc nhiều vào tính nhạy cảm stress ở lợn. Giá trị pH24h đánh giá tốc độ phân giải glycogen trong cơ thăn 24 giờ sau khi giết thịt và là chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt tươi cũng như thịt dùng để bảo quản và chế biến. Sau 24 giờ kể từ khi giết thịt, giá trị pH gần như không thay đổi hoặc thay đổi.
Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy giá trị pH45' và pH24h ở con lai bốn tổ hợp lai D x F1(LxY), D x F1(YxL), L19 x F1(LxY) và L19 x F1(YxL) lần lượt là: 6,58±0,08; 6,70±0,09; 6,31±0,06; 6,38±0,07 và 5,56±0,04; 5,58±0,04; 5,31±0,05; 5,19±0,05. Căn cứ vào phương pháp phân loại chất lượng thịt dựa
vào pH45' và pH24h thì các con lai ở bốn tổ hợp lai có chất lượng thịt bình thường. Tỷ lệ mất nước (tỷ lệ mất nước của cơ thăn sau 24 giờ bảo quản): chỉ tiêu này cho biết khả năng giữ nước cũng như dịch của thịt sau 24 giờ bảo quản. Khả năng giữ nước của thịt sẽ quyết định độ tươi của thịt (loại thịt rỉ nước sẽ ít được ưa chuộng). Đồng thời tỷ lệ mất nước sau 24 giờ bảo quản là chỉ tiêu kỹ thuật dùng để đánh giá chất lượng thịt dùng cho chế biến
Tỷ lệ mất nước của lợn lai 4 tổ hợp lai D x F1(LxY), D x F1(YxL), L19 x F1(LxY) và L19 x F1(YxL) lần lượt là: 29,67±0,98; 29,54±0,75; 29,62±0,84; 29,31±0,86 thấp chứng tỏ thịt của con lai ở các tổ hợp lai có khả năng giữ nước tốt.