- Thể tích tinh dịch có thể cịn phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh như chăm sóc ni dưỡng, nhiệt độ, thời tiết, kỹ thuật khai thác, mùa vụ,
1.3. Giới thiệu vài nét về lợn thí nghiệm:
* Lợn đực giống:
- Lợn D: D ni ở nước ta có nguồn gốc ở Mỹ, Thái Lan, Úc, lợn có màu lơng hung đỏ hay nâu sẫm, độ dài vừa phải, bốn chân khỏe, vững chắc, khả năng thích nghi kém hơn lợn Y và L ở điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, khả năng sinh sản kém, số con đẻ ra còn sống/lứa chỉ đạt 8-9 con, có khả năng tăng khối lượng tốt, đạt 90kg ở 160-165 ngày tuổi, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp 2,8-3,0 kgTA/kg tăng khối lượng, tỷ lệ nạc/thịt xẻ đạt 56-58%. Giống lợn D được dùng làm đực trong các tổ hợp lai tạo giống thương phẩm
nuôi thịt.
- Lợn L19: Dòng lợn L19 là dòng D trắng được tạo ra ở Anh từ hai giống D và Y, lơng da trắng, thân hình cân đối, bốn chân vững chắc. Dùng dòng L19 để phối với lợn nái ông bà C1230 và C1050 để sản xuất ra lợn giống bố mẹ CA và C22.
* Lợn nái thuần:
- Lợn L nuôi tại Việt Nam có nguồn gốc từ các nước như Bỉ, Nhật, CuBa...có màu lơng trắng, tai rũ, bốn chân tương đối vững chắc, mông rất phát triển, lợn đực trưởng thành nặng 350- 400kg, lợn cái nặng 220-300kg, số con đẻ ra cịn sống trung bình là 11-12 con/lứa, riêng lợn L Bỉ có số con đẻ ra/lứa thấp 8-9 con/lứa, tiêu tốn thức ăn 3-3,2 kg/1kg tăng khối lượng, tỷ lệ nạc đạt 54-56%, khả năng thích nghi kém hơn Y.
- Lợn Y có kết cấu cơ thể chắc chắn, tứ chi khỏe mạnh tai đứng, khả năng thích nghi tốt, năng suất thịt và năng suất sinh sản cao. Hiện nay ở nước ta có giống lợn Y có màu lơng da trắng, tai đứng, lợn đực trưởng thành có trọng lượng 330-380kg, lợn cái trưởng thành nặng 220-280kg, lợn nái đẻ từ 10-12 con/lứa, tiêu tốn thức ăn 2,9-3,2 kg/1kg tăng khối lượng, tỷ lệ nạc đạt 52-55%, dùng làm dòng mẹ để cải tiến khả năng nuôi thịt và tỷ lệ nạc.